Thiện Tùng
29/11/2020
Bản đồ Hành chính Việt Nam |
Việt Nam có những đặc điểm về địa lý: “Một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.212 km . Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, phía Tây Nam giáp với vịnh Thái Lan; Phía Bắc và Đông giáp vịnh Bắc Bộ và biển Đông;Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây.Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km chưa kể các đảo
Việt Nam có 28 tỉnh/thành giáp biền đã và đang bị sạt lở nghiêm trong. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu là thứ yếu, chính yếu là do con người phá rừng nguyên sinh phòng hộ ven biển . Về rừng nguyên sinh, có nơi phá tất, có nơi chừa lại một ít không đủ sức đương đầu với sóng gió biển, thay vào đó bằng những loại cây cảnh như Phi lao chẳng hạn - thứ “lính kiểng” bị sóng gió quật chỗng gộng.
Khi bờ sông biển bị sạt lở, không tái tạo lại cậy rừng nguyên sinh mà làm đê kè, chọc tức sóng gió, khiến nó hung tợn hơn, tấn công phá tan hoang. Không có cách đối phó với nạn đất chùi, đất lở, Việt Nam sẽ bị xóa sổ trước khi xây dựng “thành công Chủ nghĩa Xả hội”.
Về hình thể, Việt Nam một đất nước không cân đối có chiều dài nhưng hẹp chiều ngang, lưng dựa núi rừng Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông. Trên Cao nguyên thì bị “lâm tặc” phá rừng nguyên sinh thượng nguồn gây ra đất chùi, lũ quét cuốn trôi đất ra biển, hạ dần độ cao của đất. Ngoài mặt biển thì bị “lục, thủy tặc” phá rừng nguyên sinh hạ nguồn khiến cho sóng gió biển từng ngày từng giờ moi móc sạt lở bãi biển, triền sông.
Qua theo dõi, dường như lãnh đạo 28 tỉnh/ thành ven biển đang sửa chữa sai lầm trong việc phá rừng phòng hộ ven sông, biển bằng cách tập trung trí lực và tiền tài đối phó với nạn sạt lở ven biển, triền sông.
I.- CÁC TỈNH/THÀNH VEN BIỂN NAM BỘ BỊ SẠT LỞ NGHIÊM TRỌNG
Bản đồ các tỉnh Nam bộ |
1/ Tỉnh Kiên Giang
“Sạt lở nghiêm trọng 86 km bờ biển Kiên Giang”
TTX VN
Sạt lở nghiêm trọng khu vực bờ biển Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh - .Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN |
Riêng huyện Phú Quốc có khoảng 1.000 m bờ biển ở bị sạt lở nghiêm trọng. Đoạn bờ biển bị sạt lở chạy dọc đường Trần Phú (Khu phố 9, thị trấn Dương Đông) bị sóng biển đánh mạnh vào bờ, gây xâm thực khoảng 2 - 3 m, chiều dài sạt lở khoảng 1.000 m, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân đang sinh sống tại đây.
Hiện trường vụ sạt lở ở đảo Phú Quốc. Ảnh báo QĐND VN |
Sau khi nhận được thông tin về sự việc, lãnh đạo huyện Phú Quốc đã huy động lực lượng giúp dân kè chống, ngăn chặn sạt lở bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân. Đồng thời kiến nghị tỉnh hỗ trợ xử lý tình trạng sạt lở.
Theo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Quốc, dọc bờ biển đoạn đường Trần Phú có nguy cơ sạt lở khoảng 1.700 m. Đây là khu vực nằm ở phía Tây đảo Phú Quốc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam thổi mạnh kèm sóng to nên hằng năm diễn ra hiện tượng xâm thực, gây sạt lở, vì vậy cần sớm có giải pháp ngăn chặn, bảo vệ bờ biển
-----
2/ Tỉnh Cà Mau
“Cà Mau có trên 100km bờ sông, bờ biển bị sạt lở ở mức nguy hiểm”
Lan Vũ -TTXVN
------
3/ Tỉnh Bạc Liêu
“Nhiều vị trí bờ sông, bờ biển tại Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng”
Báo Nông nghiệp VN - 28/11/2020
Những ngày qua, nhiều vị trí bờ sông, bờ biển tại Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng - Ảnh Trọng Linh / Báo Nôngnghiệp VN |
Nhiều vị trí bờ sông, bờ biển tại tỉnh Bạc Liêu bị sạt lở nghiêm trọng, có thể đe dọa cuộc sông của người dân khu vực này.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc sở NN&PTNT cho biết: “Theo cơ quan chuyên môn, nguyên nhân sạt lở bờ sông, bờ biển trong thời gian qua được xác đinh là do tác động của dòng chảy ven bờ, thủy triều, sóng gió. Ngoài ra thời gian gần đây do tác động của triều cường, đồng thời do tác động của tàu thuyền lưu thông trên sông công suất lớn tạo ra sóng to, làm cho tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nguy ngập hơn”.
Ông Ly cho biết thêm: “Trước tình trạng xâm thực bờ biển diễn ra ngày càng gay gắt, đe dọa trực tiếp đến thảm rừng phòng hộ và tuyến đê ven biển Đông . Cơ quan chức năng Bạc Liêu đã triển khai nhiều dự án, công trình phòng chống sạt lở bờ biển”.
Tuyến đê biển Đông Bạc Liêu bị vỡ |
Theo số liệu khảo sát tháng 7/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, tuyến đê biển Đông Bạc Liêu có khoảng 15 km thường xuyên bị sạt lở.
---------
4/ Tỉnh Sóc Trăng
“Sạt lở đê biển Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng”
Bài và ảnh: Chanh Đa (TTXVN)
Tại Sóc Trăng, tầng suất sạt lở bờ biển xuất hiện ngày càng nhiều mà không theo quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Trong đó, tuyến đê biển thuộc địa bàn thị xã Vĩnh Châu sạt lở diễn ra nặng nề và không có dấu hiệu giảm.
Tình hình sạt lở tuyến đê biển tại Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng do các rừng phòng hộ không còn. |
Tại khu vực giáp ranh tỉnh Bạc Liêu đến cống số 4, thuộc xã Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), nhiều đoạn đê biển bị đe dọa trực tiếp, bởi dải rừng phòng hộ làm nhiệm vụ chắn sóng bị thiệt hại nghiêm trọng, có nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ. Do đó, những lúc thủy triều lên hay thời tiết xấu, sóng đánh trực tiếp, liên tục vào thân đê làm người dân sinh sống ven khu vực cống số 2, thuộc ấp Prey Chóp B, xã Lai Hòa cảm thấy bất an và lo lắng.
Theo bà Lý Thị Pót, hộ dân có nhà ngay khu vực cống số 2 nói: “Mấy năm gần đây, sóng ngày càng lớn và dữ hơn, trong khi đó các tán rừng phòng hộ gần cống số 2 đã không còn nên nguy cơ vỡ đê rất dễ xảy ra”.
Đoạn đê biển ở cống số 2 thuộc
xã Lai Hòa bị sạt lở. |
Theo ông Lý Văn Khâm, Trưởng Trạm Quản lý Thủy nông thị xã Vĩnh Châu, tuyến rừng phòng hộ từ khu vực giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu đến khu vực cống số 2 của xã Lai Hòa đã bị sóng biển đánh tan tành. Hầu như năm nào cũng vậy, mỗi khi sóng biển lớn, nước tràn qua đê sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống và nuôi trồng thủy hải sản của người dân tại khu vực này. Nếu tuyến đê tại khu vực cống số 2 bị vỡ sẽ thiệt hại rất lớn.
Để khắc phục tình trạng sạt lở thân đê do sóng biển đánh trực tiếp, tỉnh Sóc Trăng dự kiến đề nghị Chính phủ hỗ trợ xây dựng kè ngầm nhằm chắn sóng và tạo đất bồi, tái trồng cây rừng nguyên sinh tại khu vực xung yếu đoạn đê từ cống số 2 đến cống số 4 (thuộc 2 xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu) có chiều dài 3 km, với kinh phí 120 tỉ đồng.
------
5/ Tỉnh Trà Vinh
“Trà Vinh công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đoạn đê bao khu dân cư”
TTXVN 11:06 | 24/07/2020
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đoạn đê bao khu dân cư ấp Vàm, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, với tổng chiều dài 152m, sạt lở mức độ nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của 5 hộ dân và cơ sở hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Trà Cú cắm biển báo khu vực sạt lở, cảnh báo sạt lở, thông báo rộng rãi trên các phương tiên thông tin đại chúng về tình trạng sạt lở khu vực này .
“Trà Vinh đầu tư 88 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên”
Phúc Sơn (TTXVN) 10-08-2020
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (giai đoạn 2) khu vực cù lao ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh với tổng kinh phí đầu tư 88 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư.
Báo động tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển mùa mưa bão. Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN |
Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên khu vực cù lao ấp Long Trị có tổng chiều dài 1,5 km. Trước đó, dự án này đã được triển khai xây dựng giai đoạn I, với tổng chiều dài 717 m. Trong giai đoạn II, tuyến kè được xây dựng có tổng chiều dài 760 m nối tiếp từ điểm cuối đoạn kè đã thi công hướng về phía biển. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
----
6/ Tỉnh Bền Tre
“Sạt lở bờ biển Bến Tre ngày càng nghiêm trọng”
Bạch Thanh – Môi trường - 18:31 29/11/2019
Thời gian qua, tình hình sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn biến phức tạp, xu hướng ngày càng nghiêm trọng, khó lường, gây mất đất sản xuất, mất rừng phòng hộ,… làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế người dân trên các khu vực ven biển.
Vừa qua, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Theo đó, tỉnh Bến Tre có 01 khu vực bờ sông và 3 khu vực bờ biển với chiều dài gần 7.000m bị sạt lở cần khẩn cấp xử lý. UBND tỉnh Bến Tre cũng đã thống nhất phương án đầu tư 3 dự án khẩn cấp theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ, với kinh phí 140 tỷ đồng
Biển xâm thực làm mất đất, mất rừng. |
Tại Cồn Lợi - khu vực ven biển cửa sông Hàm Luông thuộc ấp Thạnh Thới B, xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre), những dãy cây rừng Phi lao phòng hộ làm nhiệm vụ chắn sóng đã bị nước đánh trôi, nhiều tuyến đê ven bờ cũng bị xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng, làm cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn.
Các ngành chức năng Bến Tre khảo sát khu vực sạt lở tại Cồn Lợi (Thạnh Phú) |
Theo UBND xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú), khu vực Cồn Lợi đang sạt lở nghiệm trọng có chiều dài 1.500m, xâm thực vào đất liền khoảng từ 50-100m. Sạt lở làm mất đất của 13 hộ dân với diện tích 11,25ha; đồng thời, sóng biển đánh mất 02 căn nhà, 01 trụ sở làm việc của Bộ đội Biên phòng, 100m bờ kè và ngập úng 10ha hoa màu. Hiện khu vực này vẫn đang tiếp tục bị đe dọa, ảnh hưởng đến khoảng 50 hộ dân đang định cư, canh tác trên khu vực với diện tích khoảng 120ha.
Ông Nguyễn Quang Thương - Chi cục phó Chi cục Thủy Lợi Bến Tre cho biết: “Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình hình sạt lở bờ biển tại Bến Tre ngày càng nghiêm trọng. Thời gian qua, bên cạnh các giải pháp phi công trình như vận động người dân cùng ứng phó với thiên tai, cắm biển báo sạt lở, trồng cây chắn sóng, gây bồi,... ngành nông nghiệp cũng đã thực hiện các giải pháp công trình. Tuy nhiên, theo ông Thương, do nguồn lực thực hiện có hạn, nên tỉnh cũng kiến nghị cấp trên hỗ trợ để Bến Tre khắc phục sạt lở, ứng phó với thiên tai gây nên”.
Còn theo ông Nguyễn Văn Điền - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bến Tre: “Qua khảo sát, các đơn vị chức năng nhận định khả năng các khu vực ven biển sẽ tiếp tục sạt lở, xâm thực sâu vào khu vực đất của người dân. Đặc biệt trong mùa gió chướng nước biển dâng với sóng to, gió lớn, người dân trong khu vực cần phải di dời đi nơi khác sinh sống tạm”.
Người dân vùng ven biển dùng bao cát chứa đất gia cố đê bao |
Cũng theo ông Điền: “Hiện tỉnh Bến Tre đã kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ kính phí khoảng 325 tỷ đồng để đầu tư xây dựng giải pháp chống sạt lở, xâm thực các khu vực nghiêm trọng cần xử lý cấp bách nhất hiện nay như khu vực Cồn Lợi, xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú); Cồn Ngoài, xã Bảo Thuận (huyện Ba Tri); khu vực xã Thừa Đức, huyện Bình Đại”.
Tỉnh Bến Tre thử nghiệm túi ống Geotube để làm kè mềm chống sạt lở bờ biển |
Qua thống kê của các ngành chức năng, trên toàn tỉnh Bến Tre, có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 138km; trong đó sạt lở bờ biển có 8 điểm, tổng chiều dài khoảng 19km. Sạt lở lấn sâu vào trong đất liền trung bình hàng năm từ 10 - 15m, làm mất trên 120ha đất và 54ha rừng phòng hộ ven biển.
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tập trung mọi nguồn lực để khắc phục những điểm sạt lở xung yếu, khôi phục hàng chục ha rừng, góp phần hạn chế kịp thời sạt lở, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
-----
7/ Tỉnh Tiền Giang
“Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khảo sát tình hình sạt lở bờ biển”
Kim Nữ - 09/10/2019 15:12
Ngày 09-10, ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cùng với lãnh đạo các sở, ngành chuyên môn và Bộ đội Biên phòng Tiền Giang đến khảo sát tình hình sạt lở bờ biển tại khu vực Cồn Cống, Cồn Ngang thuộc xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông.
Ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát tình hình sạt lở bờ biển tại huyện Tân Phú Đông. Ảnh: Bá Thủy. |
Tại khu vực Cồn Cống, hiện tỉnh Tiền Giang đã triển khai công trình xử lý sạt lở, với tổng mức đầu tư gần 36 tỷ đồng, từ nguồn vốn Trung ương. Công trình có chiều dài 1,6km, đến nay khối lượng hoàn thành và giải ngân đạt trên 16 tỷ đồng.
Riêng tại khu vực Cồn Ngang, những năm qua, sóng biển đã đánh trôi nhiều diện tích rừng phòng hộ, lấn sâu vào khu vực tòa nhà làm việc của Đội kiểm soát Biên phòng Cồn Ngang.
Chủ tịch UBDN tỉnh làm việc với đơn vị tư vấn giải pháp thi Công công trình xử lý sạt lở ở Cồn Cống. Ảnh: Bá Thủy |
Tại chuyến khảo sát, ông Lê Văn Hưởng, chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã biểu dương đơn vị tư vấn về giải pháp thi công công trình xử lý sạt lở ở Cồn Cống và biểu dương sự cố gắng của đơn vị thi công, do đây là một công trình kỹ thuật cao. Ngoài việc động viên tinh thần, ông Lê Văn Hưởng còn yêu cầu đơn vị thi công cố gắng đẩy nhanh tiến độ công trình. Riêng về xử lý sạt lở ở Cồn Ngang, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh trong năm 2020…
“Tiền Giang: Sạt lở bờ biển, bờ sông có xu hướng gia tăng”
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - 12:23 06/09/2019
(TN&MT) - Trong thời gian gần đây, tình hình sạt lở bờ biển, sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên cả quy mô và mức độ, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân sinh.
Bờ biển Gò Công bị xâm thực, mất gần hết đất rừng phòng hộ |
Ông Nguyễn Thiện Pháp, chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão Tiền Giang cho biết: “Tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra nhanh chóng, nhiều về số điểm sạt và nghiêm trọng về mức độ. Trước tình hình trên, các ngành, các cấp tỉnh Tiền Giang đã có nhiều phương án xử lý khẩn cấp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Cụ thể, tính từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 87 điểm sạt lở, chiều dài 4.489m. Trong đó, huyện Cái Bè nhiều nhất 42 điểm, chiều dài 2.550m; huyện Cai Lậy 31 điểm, chiều dài 1.224m; thị xã Cai Lậy 08 điểm, chiều dài 435m; huyện Châu Thành 06 điểm, chiều dài 280m.
Riêng đối với bờ biển có chiều dài 32km của Tiền Giang, trong đó có 21km thuộc huyện Gò Công Đông và 11km thuộc huyện Tân Phú Đông. Trước kia, bên ngoài bờ biển của tỉnh đã từng có một đai rừng phòng hộ khá dày từ 100m - 800m. Tuy nhiên, gần đây, rừng phòng hộ ven biển đã bị suy thoái dần và có nơi bị mất trắng.
Sạt lở bờ sông, kênh, rạch diễn ra ngày càng nghiêm trọng |
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, trước tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng, các cấp, các ngành của tỉnh Tiền Giang đã có nhiều phương án xử lý cấp bách kể cả giải pháp công trình và phi công trình. Trong đó, ưu tiên thực hiện các giải pháp di dời nhà ở, di dời công trình để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Cũng theo ông Pháp, việc bảo vệ an toàn cho tuyến đê biển Gò Công đồng nghĩa với việc bảo vệ, ổn định sản xuất cho khoảng 35.000ha đất nông nghiệp và 600.000 người dân khu vực dự án ngọt hóa Gò Công; tỉnh Tiền Giang sẽ tập trung quản lý tốt rừng ngập mặn hiện có, đồng thời quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở trên toàn tuyến đê biển để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Trước mắt, tỉnh Tiền Giang tiếp tục đầu tư gia cố bảo vệ mái đê biển tại những vị trí sạt lở không còn rừng phòng hộ. Về lâu dài, sẽ đầu tư giải pháp công trình giảm sóng, gây bồi nhằm khôi phục lại rừng phòng hộ bảo vệ vững chắc tuyến đê biển của tỉnh. Riêng giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang sẽ hoàn thiện công tác trồng rừng phòng hộ, thực hiện các hạng mục còn lại của dự án…
----
8/ TP Hồ Chí Minh
“TPHCM ứng phó với sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển trong năm2019”
VOH - 17/5/2019
Trước mắt xử lý ngay các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình công cộng của nhà nước; quản lý chặt chẽ việc chủ trương xây dựng các bến thủy, cảng thủy nội địa; yêu cầu các chủ bến bãi cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn bờ sông, kênh, rạch, biển, tránh gây sạt lở do việc lưu thông và neo đậu của các phương tiện vận chuyển vật liệu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kè chống sạt lở; duy tu, sửa chữa các tuyến kè đã xuống cấp
Tin từ Văn phòng UBND TPHCM, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do ảnh hưởng của sạt lở đất bờ sông và bờ biển gây ra trong năm 2019, UBND TP đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành phân loại mức độ sạt lở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao để có biện pháp phòng, tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại thích hợp.
TPHCM ứng phó với sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển trong năm 2019 |
Trước mắt xử lý ngay các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình công cộng của nhà nước; quản lý chặt chẽ việc chủ trương xây dựng các bến thủy, cảng thủy nội địa; yêu cầu các chủ bến bãi cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn bờ sông, kênh, rạch, biển, tránh gây sạt lở do việc lưu thông và neo đậu của các phương tiện vận chuyển vật liệu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kè chống sạt lở; duy tu, sửa chữa các tuyến kè đã xuống cấp…
Riêng Sở Xây dựng cần kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm không phép, trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, kênh, rạch.
--------------
9/ Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
“Bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu bị xói lở nghiêm trọng”
Nguyễn Long - Báo Thanh Niên
Do biến đổi khí hậu và việc khai thác cát quá mức đã làm cho bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị xói lở nghiêm trọng trong những năm qua.
Bờ biển ở H.Xuyên Mộc bị xói lở trầm trọng - Ảnh: Nguyễn Long |
Theo Viện Kỹ thuật biển (Bộ NN-PTNT), bãi biển từ mũi Nghinh Phong (TP.Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (H.Xuyên Mộc) có khoảng 90% là bờ cát, còn lại chỉ khoảng 10% là các bờ đá, mõm đá, rừng nguyên sinh rất thích hợp cho du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở và một số bãi biển còn phát sinh dòng Rip (một loại dòng chảy rút rất mạnh từ bờ ra biển) làm thiệt hại rất lớn cho các hoạt động du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế xã hội cũng như đời sống của dân cư ven biển.
Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã nghiên cứu và xác định được 6 đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở và cửa sông bị bồi lấp do tác động của tự nhiên và tình trạng bơm hút cát, gồm: Đoạn từ Mũi Nghinh Phong đến P.12, Cửa Lấp - Phước Tỉnh, bờ biển Lộc An, bờ biển Hồ Cốc - Hồ Tràm, mũi Ba Kiềm, Bến Lội – Bình Châu. Theo khảo sát của Viện Kỹ thuật biển, đoạn từ mũi Nghinh Phong đến P.12, TP.Vũng Tàu, có những đồi cát cao, dài là những bức tường chắn sóng hiệu quả nhưng theo thời gian đã bị khai thác cát hết nên nơi đây bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng năm, có nơi bị nước biển xâm thực khoảng 200m. Đoạn Cửa Lấp - Phước Tỉnh (H.Long Điền), do việc khai thác cát ở P.12, TP.Vũng Tàu đã làm mất cân bằng bùn, cát, tạo ra những hố sâu nên khi thủy triều xuống làm dòng chảy mang cát từ trong bờ ra để bù lấp vào các hố này khiến bờ bị xói lở nhanh…
Theo Viện Kỹ thuật biển, một số công trình bảo vệ bờ đã được xây dựng hiện nay tại Bà Rịa – Vũng Tàu tuy bảo vệ được bờ biển nhưng cảnh quan môi trường không còn giữ được tính tự nhiên. Thậm chí một số bãi tắm còn bị thu hẹp, lồi lõm, làm giảm giá trị các khu du lịch... Ngoài ra, nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn đã bị xuống cấp, hư hỏng.
Trước tình trạng xói lở bờ biển hiện nay, việc chống xói lở, phục hồi các mõm đá, đồi cát, bãi cát tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên là việc làm mà tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần khẩn trương thực hiện.
“10 khu vực sạt lở ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu”
Nguyễn Long – báo Thanh Niên
Dọc bờ biển này hiện có 10 khu vực sạt lở với tổng chiều dài 42 km và 3 khu vực cửa sông bị bồi lấp. |
Ngày 24.5, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về dự án nghiên cứu giải pháp tổng thể chống xói lở bờ biển đoạn từ Bình Châu - Vũng Tàu. Dọc bờ biển này hiện có 10 khu vực sạt lở với tổng chiều dài 42 km và 3 khu vực cửa sông bị bồi lấp.
----------
Ý kiến người viết:
- Vậy là cả thảy 9 tỉnh/thành Nam bộ ven biển đều bị sạt lở nghiêm trong, nguyên nhân chính do không giữ mà còn phá rừng phòng hộ ven sông, biển.
- Có ý kiến cho rằng đất chùi, sạt lở bờ sông… từ trên cao tuột xuống thấp cũng còn đó, đáng lo ngại là sạt lở bờ biển mới mất đất. Tôi cho rằng nghĩ như thế là thiển cận, vì đất chùi, sạt lở… lần lượt cũng theo nước ra biển, đều nguy hại.
- Cây rừng nguyên sinh ven sông, biển phải là những chàng vệ sĩ như đước, bần … chớ không thể là những chàng lính kiểng như cây dừa, phi lao…
- Khí hậu từ xưa đến nay bao giờ cũng biến đổi, chỉ có ít hay nhiều mà thôi. Tôi cảm thấy dường như người ta cố tình đổ hết tội lỗi cho biến đổi khí hậu để lấp liếm sự sai lầm của mình trong việc phá rừng nguyên sinh ở bãi biển, triền sông.
- Làm đê kè rất hao tốn tiền của và công sức, chỉ chọc tức sóng biền, khiến cho nó gầm thét dữ dội hơn. Đối với sóng biển, ta phải tìm cách xoa dịu nó như ngăn chặn “mềm” tạo bờ biển lài, bằng cách: Từ đất liền ra, ta đóng những dải cọc từ cao đến thấp dần ra hướng biển, cách nhau mổi dải vài ba chục thước, mỗi cọc cách nhau chừng 1m, bên trong từng chặn thả chà chạnh để vừa hảm bớt sóng biển vừa giữ cát tạo bãi bồi có độ lài chìu lòng sóng biển. Từ đó, từng bươc, ta tái tạo lại rừng nguyên sinh với những chàng vệ sĩ thực thụ chớ không phải những chàng lính kiểng như đã làm.
Kinh nghiệm cho thấy, những năm 1976-1979, khi tôi được biệt phái đến Gò Công, bờ biển Tân Thành bị sóng biển tấn công sạt lở nghiêm trọng, chúng tôi chống sóng biển gây sạt lở ở bờ biển Tân Thành Gò công bằng cách vừa nói mới có bờ biển lài, hài hòa với sóng biển, đã tạo lập nên khu du lịch Tân Thành khá lý tưởng cho đến ngày nay. (xem ảnh dưới)
-------
Sẽ tiếp phần II - Bờ biển Trung bộ.