06 janvier 2021

Độc tài

Thiện Tùng

5/1/2021

Nhìn tổng quát, hiện nay có 2 dạng Độc tài: Độc tài không Cộng sảnĐộc tài Cộng sản.

1/ Độc tài không Cộng sản

Tổng thống  Nga Putin


Độc tài không Cộng sản đa dạng:

- Độc tài phong kiến  như Bắc Triều Tiên chẳng hạn: Hễ con vua thì được làm vua,  ấu tạo bộ máy cầm quyền đơn giản, theo nguyên tắc “thừa trong nhà mới ra người ngoài” – chấp chánh theo kiểu cha truyền con nối trong sự bảo bộc của hoàng tộc. Xử án theo cảm tính – “Vua bảo chết thì phải chết”.

- Độc tài Quân phiệt  như Myanma chẳng hạn: Quyền hành tối cao do đầu lĩnh Quân đội chiếm giữ. Vì do Quân đội cầm quyền nên việc quản lý xã hội theo quân lịnh. Xử án theo Quân pháp – Tòa án Quân sự, xử theo luật Quân đội.

- Độc tài trá hình  như Nga chẳng hạn: Độc tài núp dưới dạng Dân chủ cho hợp thời thế. Chính vì vậy, người cầm quyền luôn phải dùng mưu ma chước quỷ để mị dân.

Tổng thống Nga Putin tham quyền trắng trợn: Hiến Pháp nước Nga quy định Tổng thống chỉ được làm tối đa 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Khi hết 2 nhiệm kỳ,  muốn tại vị thêm, không còn cách nào khác, Putin  lũng đoạn Lập pháp (Quốc hội), biến Quốc hội thành cánh tay nối dài của mình. Khi hết 2 nhiệm kỳ, Putin  thông qua Quốc hội bằng cách hoán vị, đề cử  Thủ tướng Medvedev, thân tín của mình, ngồi vào ghế Tổng thống, còn ông tạm ngồi vào ghế Thủ tướng. Khi hết nhiệm kỳ, Putin lại tái ứng cử Tổng thống và đắc cử- được xem như là Tổng thống mới, chấp chánh nhiệm kỳ đầu. Chưa vừa, ông Putin còn đề nghị và được Quốc hội chuẩn thuận sửa đổi Hiến pháp , thay vì nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm lên 6 năm. Vậy là Putin làm Tổng thốn đến 4 nhiệm kỳ:  2 hiệp đầu 10 năm, 2 hiệp sau 12 năm, cộng chung là 24 năm (đến năm 2024 mới hết nhiệm kỳ 2/hiệp 2). Đó là chưa nói, Putin còn bắt chước Tập Cận Bình, đang kỳ kèo Quốc hội sửa đổi Hiến pháp:“Làm Tổng thống không có niên hạn, làm đến chết mới thôi”.

2/ Độc tài Cộng sản

 

Chủ tịch Đảng, Chu tịch nước Trung Hoa Tập Cận Bình

Độc tài Cộng sản thâm, sâu hơn như Trung Quốc và Việt Nam chẳng hạn:

- Trung Quốc: Đã sửa đổi Hiến pháp, ngoài nhứt thể hóa lãnh tụ tối cao (Chủ tịch nước) làm không có niên hạn (làm suốt đời), còn nêu ra 5 nguyên tắc (quy chế): Trung thành với chủ thuyết Mác-Lê / Tư tưởng Mao Trạch Đông / Đường lối Kinh tế Đặng Tiểu Bình / Cấp dưới phải phục tùng cấp trên / Kế nhiệm phải làm theo tiền nhiệm.

- Việt Nam: Về quy chế “bất thành văn”, theo quan chức cấp cao thuyết giảng, tôi cảm thấy sao cũng na ná như Trung Quốc, chẳng hạn: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê / Tư tưởng Hồ Chí Minh / Kinh tế thị trường định hướng XHCN / Tập trung dân chủ, cấp dưới phải phục tùng cấp trên / Trước khi hết nhiệm kỳ, tiền nhiệm cơ cấu nhân sự và vạch ra đường lối cho kế nhiệm thi hành.

Không biết bên Trung Quốc thế nào, chớ ở Việt Nam chỉ mục tiền nhiệm “cơ cấu nhân sự và vạch ra đường lối” cho kế nhiện tổn phí quá nhiều tiền của và công sức.

Không nói chi xa, chỉ phạm vi Đại hội XII của Đảng cầm quyền quá truân chuyên: Không biết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI lựa chọn nhân sự thế nào mà, coi như nửa nhiệm kỳ đầu Đại hội XII, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phải “đốt lò” xử trị tham nhũng, cho vào tù nhiều quan chức cấp cao; nữa nhiệm kỳ sau, Tổng- Chủ Trọng chủ trương và trực tiếp chỉ đạo 2 tiểu ban Nhân sự và Văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ XIII.  Tham gia hai tiểu ban nầy toàn là những người “có máu mặt”, không biết bao nhiêu lần, họp tới hợp lui, bớt một thêm hai, tốn bao nhiêu tiền của. Riêng họp bàn về nhân sự cho Đại hội XIII, cho đến giờ nầy, phải 3 lần họp Ban Chấp hành (mỗi cuộc trên dưới 200 vị) -  Hội nghị làn 13 bàn nhân sự Ban Cấp hành / Hội nghị lần 14 bàn nhân sự Bộ Chinh trị và Ban Bí Thư / Hội nghị lần thứ 15 bàn về Tứ trụ triều đình (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ) nghe đâu còn chưa ngã ngũ, phí tổn mọi mặt chắc không nhỏ.

Thiết nghĩ, Đảng CSVN nên tính toán thế nào cho đỡ hao tốn ngân sách quốc gia.  Dư luận trong dân chúng đang than phiền về việc chi lãng phí không cần thiết nầy. -/-