31 août 2021

NHÂN QUYỀN Ở ĐÂU TRONG CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA PHÓ TỔNG THỐNG KAMALA HARRIS ?

Phạm Trần

Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Bà Kamala Harris

Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Bà Kamala Harris đã khuyên Việt Nam nên tìm cách gây áp lực chống lại hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Hoa ở Biển Đông, nhưng tránh nói đến Nhân quyền.

Tuyên bố trong buổi gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 25/08/2021, Bà Harris nói:”Chúng ta cần tìm cách để áp lực và, nói thẳng ra là tăng cường áp lực để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ Luật biển của Liên Hiệp Quốc, và đương đầu với những hăm dọa và tham vọng về hàng hải của họ.”


(“We need to find ways to pressure and raise the pressure, frankly, on Beijing to abide by the United Nations Convention on the Law of the Sea, and to challenge its bullying and excessive maritime claims”—thep hãng tin AP của Mỹ)

Đây là lần thứ hai trong vòng 24 giờ, Bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong 25 năm, đã có lời tuyên bố chống Trung Hoa. Lần thứ nhất bà nói trong chuyến thăm Tân Gia Ba (Sinapore) rằng những hành động của Trung Hoa ở Biển Đông là khiêu khích và đe dọa.        

(Their actions in the South China Sea amount to “coercion” and “intimidation.”—AP)

Tuy nhiên, những lời nói thẳng thừng của Bà Harris đối với Bắc Kinh đã không được phía Việt Nam đáp ứng hay bình luận. 

Về phía nhà nước, cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính khi tiếp Phó Tổng thống Harris đã không có lời phụ họa nào. Ngược lại cả hai đều ngỏ ý:” Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc cũng như các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển tại khu vực và trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, và mọi tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cũng như sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế.”

(theo TTXVN, ngày 25/8/2021)

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG

Đáng chú ý, trong phân phát biểu của mình, cả hai ông Phúc và Chính đu nói giống nhau như bài học thuộc lòng từ trước khi tiếp bà Harris.

Ông Phúc nói:” Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”

Trong khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nói y chang :”Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”

Nhưng ông nói thêm:”Trong đó, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.” (theo VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 25/08/2021)

Chỉ khác chút xíu là trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói với bà Harris rằng:” Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin, tạo cơ sở để hai bên tích cực trao đổi, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực và trên thế giới.” (TTXVN, ngày 25/08/2021)

Đáp lại, bà Harris tái khẳng định :” Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực. Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ”

Có tin nói bà Harris cũng ngỏ ý hai nước cần quan tâm đến việc nâng cấp từ “quan hệ toàn diện” lên mức “chiến lược” để hỗ trợ lẫn nhau, nhưng phía Hà Nội vẫn còn chần ch
vì sợ Trung Hoa phản ứng.

Theo Bách khoa Toàn thư mở thì:”Tính tới hết năm 2020, hiện Việt Nam có: 3 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 14 Đối tác Chiến lược và 13 Đối tác Toàn diện.”


Đối tác chiến lược toàn diện:

·       1 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

·       2 Liên Bang Nga

·       3 Cộng hòa Ấn Độ

·       Đối tác chiến lược:

·       1 Vương quốc Thái Lan

·       2  Nhật Bản

·       3 Đại Hàn Dân Quốc

·       4 Vương Quốc Tây Ban Nha

·       5 Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

·       6 Cộng hòa Liên Bang Đức

·       7 Cộng hòa Ý

·       8 Cộng hòa Indonesia

·       9 Cộng hòa Singapore

·       10 Cộng hòa Pháp

·       11 Liên bang Malaysia

·       12 Cộng hòa Philippines

·       13 Thịnh vượng chung Úc

·       14 New Zealand

·        

·       Đối tác toàn diện

·       1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

·       2 Cộng hòa Bolivar Venezuela

·       3 Cộng hòa Liên bang Myarmar
   
4 Cộng hòa Nam Phi

·       5 Cộng hòa Chile

·       6 Cộng hoà Liên bang Brazil

·       7 Cộng hoà Argentina

·       8 Ukraina

·       9 Vương Quốc Đan Mạch

·       10 Canada

·       11 Hungary

·       12 Nhà nước Brunei Darussalam

·       13 Vương quốc Hà Lan

·       Đối tác chiến lược lĩnh vực:

·       1 Vương quốc Hà Lan

·       Quan hệ đặc biệt:

·       1 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

·       2 Vương Quốc Campuchia

·       3 Cộng hòa Cuba



Nhưng “đối tác chiến lược toàn diện” là gì ? Theo định nghĩa của ngôn ngữ ngoại giao thì hai yếu tố “an ninh” và “thịnh vượng chung” được ưu tiên trong bang giao giữa hai nước, cao hơn một mức với “bang giao chiến lược” và “bang giao toàn diện”.

Vì vậy, khi Việt Nam lưỡng lự chưa dám “đi gần” với Hoa Kỳ hơn nữa về mặt  an ninh chung vì Hà Nội sợ  bị Bắc Kinh trừng phạt về kinh tế. Bởi vì có đến 90 phần trăm nguyên liệu để sản xuất công nghệ của Việt Nam phải nhập càng từ Trung Hoa. Ngoài ra Trung Hoa cũng là nước nhập cảng nông-ngư phẩm nhiều nhất của Việt Nam.

NHÂN QUYỀN BIẾN ĐÂU MẤT ?

Một khía cạnh đáng chú ý khác trong cuộc đối thoại với hai ông Phúc và Chính, không thấy báo chí nước ngoài đề cập đến việc Bà Harris có nêu lên những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hay không.

Chỉ biết rằng  sau đó, trong một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nhân chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống, vấn đề “Nhân quyến và Xã hội dân sự” đã được đề cập, nguyên văn như sau:

The Biden-Harris Administration is putting human rights at the center of our foreign policy and, while in Vietnam, Vice President Harris emphasized the essential role that civil society plays in global development.

·       Promoting civil society and grassroots advocacy: The United States supports Vietnam’s civil society and advocates for freedom of expression, belief, and association in Vietnam—as raised by the Vice President in her government meetings.  Additionally, the Vice President will hold a meeting on August 26th with representatives of grassroots advocacy groups, in which she will emphasize the critical role of civil society as a driver of sustainable development and inclusive prosperity.” 



(“Chính quyền Biden-Harris đang đặt nhân quyền vào trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng tôi và khi ở Việt Nam, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh vai trò thiết yếu của xã hội dân sự đối với sự phát triển toàn cầu.

Thúc đẩy xã hội dân sự và vận động chính sách cơ sở: Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam — như Phó Tổng thống đã nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ. Ngoài ra, bà sẽ tổ chức một cuộc gặp vào ngày 26 tháng 8 với đại diện của các nhóm vận động cấp cơ sở, trong đó bà sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự như một động lực của phát triển bền vững và thịnh vượng cho tất cả.” –bản dịch của BBC, ngày 25/8/2021)

Như vậy, tuy không công khai, nhưng Bà Harris có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức Xã hội Dân sự ở Việt Nam, một việc mà đảng và nhà nước CSVN luôn luôn chống đối và đàn áp.

Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo “ôn hòa” như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Hoa của Bà Phó Tổng thống Harris.

HỢP TÁC CHỐNG DỊCH 


Trong thời gian ở  Hà Nội, Phó Tổng thống Kamala Harris  đã :”Đánh giá cao nỗ lực kiểm soát đại dịch của Việt Nam và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh….Phó Tổng thống Kamala Harris đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng sản xuất, không để gián đoạn trước tác động của đại dịch COVID-19.”, theo báo chí Việt Nam.

Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam 5 triu liều thuốc chống Covid 19 trong khi  Văn phòng Khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khánh thành tại Hà Nội.

Các viên chức Mỹ nói:” Văn phòng CDC sẽ thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu bằng cách duy trì sự hiện diện bền vững trong khu vực, cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các mối đe dọa sức khỏe — bất cứ khi nào chúng xảy ra — và củng cố sứ mệnh cốt lõi của CDC là bảo vệ người Mỹ.” -/-

 

Phạm Trần

(08/021)