12 mars 2022

Chiến tranh vệ quốc

Thiện Tùng

9/3/2022

 

Chiến tranh vệ quốc là “Cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước”,   thường diễn ra  với 2 vai đoạn khác nhau: giữ đất nước và giải phóng đất nước.

 

Giữ nước là không cho giặc vào nội địa. Giải phóng đất nước là khi giặc đã vào nội địa phải đánh đuổi chúng ra.

 

Nếu không giữ được, không giải phóng được thì mất nước – đó là lẽ tất nhiên?  

Tổng thống Zelensky trong bộ quân phục


Tổng thống Ukraine Zelensky nói: “Đây có thể là lần cuối cùng người ta thấy tôi còn sống


Vì cuộc xâm lược của Nga quá bất ngờ, khi nổ ra, quân đội Nga đã vào nội địa Ukraine. Vì vậy cuộc chiến ở Ukraine ngay từ đầu đã mang đầy đủ yếu tố chiến tranh giải phóng ?.

Từ trước đến nay, chỉ có cuộc chiến tranh vệ quốc của Ukraine được nhiều nước ủng hộ tối đa về mọi mặt ngay từ đầu. Từ đó, Ukraine sớm giành thế chủ động, sớm đẩy Nga vào thế bị động, khó tránh khỏi sa lầy.

Ukraine là một quốc gia độc lập được Liên hiệp quốc công nhận. Cuộc chiến tranh vệ quốc của Ukraine là chính nghĩa, sớm hay muộn, Ukraine sẽ thắng, nếu không thắng trong trận địa chiến cũng sẽ thắng trong Du kích chiến. Dầu Nga có đánh chiếm được đất nước Ukraine và dựng lên nơi đây bộ nguỵ quyền cũng không thể tồn tại được lâu dài vì nó không chính nghĩa, mất lòng dân?.

Dân số Ukraine hiện tại 44 triệu, bằng nửa dân tộc Việt Nam, nhưng diện tích đất nước Ukraine rộng gấp 2 lần diện tích đất nước Việt Nam. Nếu so với cả Châu Âu, Ukraine là nước lớn chỉ sau Nga. Ukraine có niên hạn lịch sử lâu đời, có nền văn hoá vẻ vang, là kho ngủ cốc của Châu Âu. Việc sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh, về số lượng Ukraine kém hơn, nhưng về chất lượng cũng ngang bằng Nga.

 Vì vậy, với chiến thuật “tốc chiến tốc thắng” mà 10 ngày qua (24/2- 6/3/2022), Nga vẫn chưa tiến sâu được vào nội địa Ukraine, chỉ chiếm được thành phố Kherson với 300.000 dân phía Nam Ukraine, sát vùng cảng Crimea mà Nga đã chiếm của Ukraine hồi năm 2014.

Màu đỏ là vùng Nga kiểm soát sau 10 ngày xâm lược Ukraine - Bản đồ vệ tinh


Chưa nhận được vũ khí viện trợ mới mà Ukraine cố thủ được như thế, thì giờ đây, theo bài viết  của Bông Lau trên RFI hôm 5/3/2022 có tựa đề: “Hàng nóng đã tới nơi” - “Hàng nóng” mà Bông Lau nói là vũ khí tân tiến từ các nước đã gởi đến Ukraine. Nếu quả thật như vậy, những “con cua sắt”, những con “chim sắt” của Nga sẽ thành những cục thịt nướng chưa kịp chảy mở.

 

 Dưới đây là 4 trong nhiều “mặt hàng” quân sự mà nhiều nước  phương Tây gởi đến cho quân đội Ukraine chống xâm lược Nga: 

 

Hai nguồn tin của cánh hữu và tả, Fox News và Washington Post đều xác nhận 70% “đồ chơi xịn” của Hoa Kỳ đã được đưa qua biên giới Ukraine trong 7 ngày qua.

 Súng minigun sáu nòng M.134 bắn một phút 6.000 cục kẹo đồng.Súng nầy đặt trên xe hoặc máy bay.

Hỏa tiễn M.141 vác vai dùng để phá hầm. Có thể xuyên phá 20 cm bê tông cốt sắt. Hoa Kỳ đã huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng súng này trong nhiều năm qua.


Hỏa tiễn M.141 vác vai dùng để phá hầm. Có thể xuyên phá 20 cm bê tông cốt sắt. Hoa Kỳ đã huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng súng này trong nhiều năm qua.


Súng phóng lựu cá nhân 40mm, một trong những loại hoả lực quan trọng của người lính bộ binh hiện đại. Chúng cung cấp hoả lực nổ mạnh trong cự ly tầm lựu đạn cầm tay và súng cối bộ binh.

Chiến tranh xâm lược là đánh chiếm nước người, thường dựa vào lực lượng trực chiến là chiến xa, bộ binh và trợ chiến là không quân, pháo binh. Trực chiến có chức năng tấn công chiếm đóng, còn trợ chiền chỉ hộ trợ cho cho bộ binh và chiến xa hoặc bắn phá vùng đối phương kiểm soát chớ không khả năng chiếm đóng.

Nhiều nước, nhứt là Đức và Mỹ, viện trợ tên lửa tay chống tăng và chống máy bay tầm thấp và súng nhiều nòng , súng phóng lưu…  thì chiến xa và bộ binh khó tránh khỏi bị huỷ diệt hoặc bị tiêu hao nặng? – đây là cái khó mà quân xâm lược Nga vấp phải trong 10 ngày qua.

Có người cho rằng cuộc chiến ở Ukraine hiện nay chẳng khác cuộc chiến ở Nam VN trước đây. Theo tôi, nhìn tổng quát có thể như thế, nhưng xem kỹ có những mặt khác rất cơ bản: Trước đây Mỹ đổ quân can thiệp vào Nam VN ở đó đã có chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hoà, còn ngày nay Nga xua quân xâm lược Ukraine, ở đó Nga không có gì hết. Trước đây Mỹ can thiệp vào Nam VN có đồng minh phương Tây hậu thuẫn, còn hiện nay Nga xâm lược vào Ukraine gần như ‘đơn thân đôc mã’. Đó là chưa nói đại đa số các nước, trong đó có không ít người dân Nga, chẳng những đứng hẳn về phía Ukraine, còn ủng hộ nước nầy cả tinh thần và vật chất”.

Năm 1965, Mỹ đổ quân vào Nam Việt Nam, máy bay, xe tăng, bộ binh Mỹ lộng hành suốt cả 2 năm trời (1965-1967). Mãi đến cuối năm 1967, Quân Giải phóng Miền Nam mới được Liên Xô viện trợ vũ khí tương đối tối tân như B.40, B.41  sát thủ xe tăng,  A.72 tên lửa tầm nhiệt (vác vai), khắc tinh trực thăng và máy bay tầm thấp. Nhờ những vũ khí tương đối tối tân nầy, Quân Giải phóng từng bước vô hiệu hoá chiến thuật “thiết xa vận”“trực thăng vận”, giành thế chủ động chiến trường. Tôi xin kể vài trận để thấy lợi hại của những loại vũ khí nầy:

- Tết Mậu thân 1968, tôi theo tiểu đoàn 261B  Quân Giải phóng Miền Nam tấn công làm chủ đường Nguyễn Tri Phương TP Mỹ Tho. Chúng tôi đang hội ý ở trường tư của thầy giáo Liên, Bộ chỉ huy Tiền phương báo tin và lịnh cho tiểu đoàn nầy phải chận tiêu diệt cho kỳ được đoàn chiến xa Mỹ từ nga ba Trung lương đang trên đường vào nội thành Mỹ Tho. Ban chỉ huy tiểu đoàn 261B tức tốc cử trung đội B.40. B.41 đãm trách việc nầy. Các xạ thủ vừa rải quân theo từng hẽm phố thì, chiếc xe đầu qua khỏi, chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút, 7 chiếc còn lại lãnh đạn chống tăng (B.40, B.41) bốc cháy ngút trời. Hai gã Mỹ của chiếc xe đầu hốt hoảng bỏ xe chạy, bị bắn chết, còn chiếc xe nầy coi như bị bắt sống. Trần văn Sáu phóc lên xe quay nòng súng xây ngang cho nhà quay phim Trần Kông ghi hình, và sau đó, hình ảnh nầy góp phần dựng nên phim phóng sự “Trận chiến trên đường phố Mỹ Tho”.

-  Năm 1969, với chiến thuật “Hạm nhỏ trên sông” Mỹ cho đoàn tàu vào kinh Nguyễn văn Tiếp B để mở vành đai 2 cho căn cứ Mỹ ở Đồng Tâm. Biết được tin nầy, tiểu đoàn 502 của Kiến Phong (Đồng Tháp nay), phục kích dọc theo bờ kinh Nguyễn văn Tiếp B thuộc xã Mỹ Lợi. Khi đoàn tàu lọt vào đội hình phục kích, các xạ thủ B.40, B.41 ứng ra dọc tuyến sông, khoảng cách chỉ vài chục thước, tặng cho mỗi tàu một vài trái đạn B.40 hoặc B.41, lửa bốc cháy ngút trời. Sau khi hạ tất thải 37 tàu, bộ đội rút khỏi trận địa để tránh thiệt hại do đối phương trả đủa bằng phi cơ, phi pháo, mặc xác những người trên các tàu khóc tiếng Việt hay tiếng Anh gì đó thì tuỳ. Suốt cả nửa tháng sau, Mỹ mới hì hụt trục vớt xong 37 chiếc tàu xấu số nầy.

 - A.72, tên lửa tầm nhiệt (vác vai) là nỗi kinh hoàng của các loại máy bay trực thăng, trinh sát L.19 . A.72  bắn đuổi từ sau tới là nó hút vào ống xẹt-măn nổ tan xác. Ngay máy bay phản lực khi oanh kích, lúc xuống thấp, có khi cũng tiêu đời vì A.72 bắn đuổi. Để tránh thiệt hại, máy bay oanh tạc trước khi hạ thấp dội bom, quăng nhiều pháo sáng để hút đầu đạn A.72 nếu đối phương có bắn.

Cuối năm 1969, một chiếc máy bay từ căn cứ quân sự Trà Nóc (Cần Thơ) bay về hướng Biên Hoà, độ cũng khá cao, tay xạ thủ A.72 bắn thử nghiệm. Không ngờ chiếc máy bay bị bốc cháy, rơi ra vật trắng lấp lánh do ánh mặt trời rọi vào và một vật mỗi lúc càng dái ra lộng bay theo gió. Sau đó được biết, đó là thùng dầu lửa và cây vải lụa Tân Châu (lụa nhuộm mặc-nưa ở huyệnTân Châu là mặt hàng quý), còn chiếc máy bay rớt đâu bên vùng đất Long An, nghe nói chỉ có 2 vợ chồng sĩ quan VNCH (không có điều kiện kiểm chứng).

Tôi nói dài dòng như thế cốt để cùng thấy rằng tên lửa tay, tên lửa vác vai thật sự là sát thủ đối với chiến xa hay máy bay tầm thấp. Ukraine được các nước đã và đang chi viện những loại vũ khí sát thương lợi hại nầy, chỉ cần có những chiến binh dũng cảm thì phần thắng chắc chắn thuộc về Ukraine, Nga sẽ sa lầy tận cổ.        

Mời xem hình dạng một số quân khí đặc biệt cũ,mới nầy đính kèm dưới đây:

1/ Súng chống tăng do Liên Xô sản xuất trong chiến tranh Việt Nam

              (B.40 đầu trái đan nhọn, còn B.41 đầu trái đan bằng)

 

B.40 do Liên Xô sản xuất, đã lắp đạn, xạ thủ  hướng về mục tiêu

Thân B40 chưa lắp đạn và đạn   

B.41 do Liên Xô sản xuất, đã lắp đạn, xạ thủ hướng về mục tiêu.


B,41 đã lắp đạn và đầu đan.
 

B.40 và B.41 được xem là sát thủ xe tăng, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam bắt đầu sử dụng 2 loại nầy từ Tết Mậu Thân 1968.

 

 2/ A.72, Tên lửa tầm nhiệt vác vai do Liên Xô sản xuất 

 

A.72, chiến binh Quân Giải phóng hướng về mục tiêu để xạ kích.

Thân và đầu đạn A.72 do Liên Xô sản xuất, Quân Giải phóng MN bắt đầu sử sụng từ năm 1970.
 

3/ M.72 do Mỹ sản xuất (M.72 do Mỹ sản xuất, A.72 do Liên Xô sản xuất)

M.72 của Mỹ sử dụng ở Na m VN từ năm 1970 (loại cũ)


Dù không được đánh giá cao như sát thủ đối với xe tăng, nhưng nó lại cực hiệu quả trong việc tiêu diệt các công sự hay trong các ụ chống cự trong các cuộc chiến đô thị.

Ống phóng và đầu đạn M.72AS (loại mới)
 

Theo yêu cầu từ phía Lục quân Mỹ, họ cần khá nhiều phiên bản M72 LAW gồm: M.72A7 LAW sử dụng đầu đạn nổ lõm chống thiết giáp hạng nhẹ / M.72E8 LAW với đầu đạn nỗ lõm có thể bắn ở khu vực kín có vật cản / M.72A9 và M72E10 có khả năng xuyên bê tông, tác chiến trong môi trường đô thị.   Nguồn ảnh: Wikipedia

Xe tăng T.54 của Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. Nếu rào gài điện cao thế, chiếc xe nầy sẽ thành  khối sắt nung đỏ (ảnh tư liệu/TTXVN)
 

 

Lời kết

Tên lửa taytên lửa tầm nhiệt vác vai ra đời là nỗi bất hạnh cho chiến xa và phi cơ tầm thấp.