Thiện Tùng
29/3/2020
Sanh-bịnh-lão-tử là quy luật tự nhiên không chỉ riêng đối với
loài người. Trên bước đường tiến hóa, loài người không tôn trọng, can thiệp
ngày càng sâu vào qui luật tự nhiên ấy, khiền cho xã hội mất cân đối trong
sanh-bịnh-lão-tử.
Ngành
Y phát triển: đẻ rặn không ra thì mỗ cứu cả mẹ lẫn con / Bịnh gì cũng đã hoặc sẽ
có thuốc chữa trị hạn chế đến mức thấp nhứt tử vong / Già được nghỉ ngơi, chăm
sóc chu đáo khó chết, tuổi thọ của kiếp con người ngày một tăng cao. Đó là lý
do dân số trên hành tinh tăng lên không ngừng, việc giành ăn, giành ở không còn
là cá biệt. Theo thống kê ước tính, riêng ở Việt Nam, mỗi ngày người sanh ra bằng
1 xã, mỗi tháng bằng 1 huyện, mỗi năm bằng 1 tỉnh. Với cái đà nầy riết rồi người
chật đất?! - Chỉ hơn nửa thế kỷ thôi: năm 1945, Cụ Hồ hỡi 25 triệu đồng bào, nếu
nay Ông còn sống thì phải hỡi 100 triệu đồng bào?.
Người
vô trách nhiệm thường nói: “trời sanh voi
sanh cỏ” hoặc “trời đẻ trời nuôi, trời
không nuôi con trời chết”
Người
có trách nhiệm luôn cân đối giữa sanh
và sống: “Sanh sống” là 2 từ ghép,
sanh ra mà không có chỗ ở, không cái để mà ăn thì chỉ có chết?
Các nước Cộng sản “công hữu hóa về tư liệu sản xuất”, theo hình thức “tập
trung bao cấp”, không phát huy được
năng động tính chủ quan của mỗi con người nên không có đủ cái cái để mà ăn.
Không còn cách nào khác, họ phải thực thiện “sinh đẻ có kế hoạch” – không cho sinh nhiều, thậm chí còn quy định gắt gao mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép sinh một
con. Đó là chưa nói những người đầu
óc “âm lịch” nói rằng “nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô”– tạm dịch sanh 1
nam coi như có, còn sanh 10 nữ coi như không (nữ sanh ngoại tộc, nam mới nối
dõi tông đường). Từ đó xã hội mất cân đối giữa nam và nữ (nam nhiều, nữ ít), dẫn
đến phải “nhập cảng” nữ, tạo ra những đứa con lai 50/50.
Các
nước Tư bản “tư
nhân hóa về tư liệu sản xuất” theo hình
thức “tự quản”, phát huy được
năng động tính chủ quan của mỗi con người. Vì vậy, họ “liệu cơm gắp mắm”, nếu
thấy nuôi không nổi không thèm đẻ (sanh) để sống cho ra sống.
Vậy
là, các nước Cộng sản “cấm đẻ”, các nước Tư bản “không thèm đẻ”, cả hai đều
góp phần làm già hóa dân số, dẫn đến thiếu người làm (trẻ), tăng người hưởng thụ
(già).
Người
viết thuộc U.80 nói trong lo buồn: Không biết có phải do “trời đất thánh thần”
gì đó xui khiến không, để cân đối trong tự nhiên, những năm tháng gần đây,
ngoài thiên tai liên tiếp, dịch tễ xuất hiện ngày càng nhiều, hết H nầy N kia
diệt loài gia súc triệt nguồn thực phẩm nuôi sống con người, đến dịch Sars,
Corona trực tiếp giết bớt loài người đã và đang sanh trưởng chật đất, ăn không
chừa thứ gì, đặc biệt là dịch COVID 19 chủng mới, nó nhầm vào người già vô tịch sự, sống dai, hại con cháu.
Sau dịch
COVID 19 chắc lớp trẻ nhẹ gánh hơn?. Vậy là đúng sách vở rồi: “Tre tàn măng mọc”- tre
không tàn, măng còi cọc. Trong lúc
COVID 19 quyết hạ người già, chưa có thuốc trị nó, lớp già phải sẵn sàng hy
sinh để bảo vệ lớp trẻ, giữ giống nòi?. Người già phải xem cái chết nhẹ tợ lông
hồng, xem đây là dịp trẻ hóa dân số.
Thay cho lời kết bằng bài thơ “Tre tàn măng mọc” của Cao Linh Tử:
Trụ
chân trên mảnh đất khô cằn
Hơn
nửa cuộc đời mới thấy măng
Mưa
nắng hai mùa soi đất bạc
Phong
ba bốn hướng giội thân cằn
Hiên
ngang đứng thẳng trông trời đất
Mềm
mại oằn cong hứng gió trăng
Truyền
tử lưu tôn nguyên bản chất
Tre
tàn măng mọc mãi thăng bằng .
Cao Linh Tử (Cảm tác
theo bài thơ cùng tên của Mai Xuân Thanh)
8/1/2016