Nhóm Nghị sĩ khối ASEAN về Nhân quyền (APHR) viết trên Twitter
hôm 26/6: “Việt Nam ứng phó tốt với đại dịch Covid-19, nhưng đồng thời lại gia
tăng đàn áp gấp đôi đối với các nhà hoạt động và những tiếng nói bất đồng chính
kiến”.
Phát biểu trực tuyến trên Diễn đàn châu Á do APHR đồng tổ chức
hôm 26/6, ông Phil Robertson, Giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(HRW), nói:
“Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ một cơ hội nào trong việc truy bắt
những người dám lên tiếng yêu cầu chính phủ tôn trọng nhân quyền, những người
bênh vực cho nạn nhân các vụ cưỡng chế đất đai. Gần đây họ khởi tố hàng chục
người dân trong vụ đụng độ Đồng Tâm và mới hôm qua đây, họ lại dùng Điều 117 của
Bộ Luật Hình sự về ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ để tống giam 6 người”.
Ông Robertson nói thêm rằng Việt Nam sử dụng điều luật an ninh
quốc gia này “một cách có hệ thống” để bịt miệng những chỉ trích nhằm vào chính
phủ.
“Rõ ràng, vấn đề không nằm ở chỗ dịch Covid-19, mà là điều cùng
đi song hành với dịch Covid-19. Việt Nam đã lợi dụng cách ứng phó dịch Covid-19
của mình để đàn áp gấp đôi các tiếng nói bất đồng, trong khi các quốc gia khác
trên thế giới như ở châu Âu, Bắc Mỹ… đang phải chú tâm chống dịch”.
Việt Nam bắt giam 6 người vì ‘tuyên truyền chống Nhà nước’ trong cùng một ngày
Nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo tự do Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội,
nêu nhận định với VOA về việc chính quyền bắt giữ các nhà hoạt động vì quyền đất
đai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, và Nguyễn Thị Tâm hôm 24/6:
“Những việc mà những người nông dân này đã làm là hoàn toàn theo
Hiến pháp của Việt Nam, không xâm phạm đến bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
“Việc bắt giữ này không chỉ tấn công vào cá nhân bốn người đó mà
còn nhằm mục đích nhằm khủng bố dư luận”.
Cũng với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”, hôm 24/6, chính
quyền Việt Nam bắt giam ông Vũ Tiến Chi ở Lâm Đồng và bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy ở
Khánh Hòa.
Ông Charles Santiago, nghị sĩ Quốc hội Malaysia, Chủ tịch APHR,
hôm 26/6 nhấn mạnh rằng cần thiết phải lên tiếng với giới lãnh đạo Việt Nam để
chính phủ nước này, trên cương vị chủ tịch ASEAN, phải đảm bảo các yêu cầu bảo
vệ quyền con người.
|
Trước đó, hôm 25/6, Nghị sĩ Santiago đã gửi thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN, và đồng thời kêu gọi lãnh đạo các quốc gia trong khối
gồm 10 thành viên hãy “đặt nhân quyền làm trọng tâm” trong việc ứng phó với đại
dịch Covid-19.
Bức thư viết: “Việc nhóm họp của các nhà lãnh đạo khu vực dưới sự
chủ trì của ông trong tuần này mang đến cơ hội chứng minh rằng ASEAN có thể học
hỏi và phát triển vươn lên từ thời điểm khó khăn này, bằng cách đảm bảo rằng từ
thời điểm này, các chính sách của khu vực chúng ta bao gồm nhiều mặt nhưng phải
đảm bảo thúc đẩy một xã hội công bằng, bền vững và bình đẳng hơn”.
Bức thư của APHR gửi đi một ngày trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc
trủ chì Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 trực tuyến hôm 26/6 tại Hà Nội.