Trần Mai Trung
Sau 10 năm làm TBT …vẫn chưa
hoàn toàn bị đẩy lui !
|
Trong các đảng phái chính trị, các đảng
viên thường chọn lựa người giỏi nhất, có đạo đức, sức khỏe làm
Đảng trưởng, một vài đảng gọi là Tổng bí thư (TBT). Đảng CSVN đang
chuẩn bị bầu cử (nhiều đảng viên nói không phải bầu cử mà là giành
giật, sắp xếp) cho chức TBT vào năm tới. Muốn biết TBT mới là ai thì
hãy nhìn lại các TBT trong quá khứ được bầu cử hay sắp xếp như thế
nào.
Hai TBT đầu tiên của đảng CSVN là Trần Phú
và Lê Hồng Phong. Trần Phú người Phú Yên, miền Trung. Năm 23 tuổi, Phú
được móc nối đi sang Liên Xô (LX), Phú được đảng CSLX huấn luyện trong
3 năm tại Đại học cộng sản Phương Đông (1). Năm 1930, đảng họp Hội nghị
lần thứ nhất ở HongKong, Phú được Quốc tế cộng sản (2) sắp xếp làm TBT.
Lê Hồng Phong người Nghệ An. Năm 22 tuổi,
Phong đi sang Quảng Châu (TQ). Hai năm sau, Phong gia nhập đảng CS Trung
Quốc. Sau đó, Phong đi sang Liên Xô và được đảng CSLX huấn luyện tại
Đại học cộng sản Phương Đông. Năm 1934, Ban chỉ huy hải ngoại của đảng
được thành lập tại Macao (TQ) theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Phong
được sắp xếp làm TBT.
Theo tuyên truyền thì đảng CS có "dân
chủ nội bộ", các đảng viên bầu ra cấp Ủy, rồi bầu lên Trung
ương, TBT. Trên thực tế thì các chức vụ được giành giựt, sắp xếp
trước khi đưa ra bầu, nên đa số là đồng ý với danh sách được định
sẳn. Trước kia thì Ban bí thư lo việc sắp xếp, sau đó Sáu búa Lê Đức
Thọ đem về Ban tổ chức để độc quyền việc sắp xếp, ngày nay là Tiểu
ban nhân sự. Người đặt quyền lợi đất nước lên trên hết thì đề cử
những người có khả năng vào các chức vụ để làm việc tốt cho đất
nước. Người đặt quyền lợi phe đảng lên trên hết thì đưa người của phe
nhóm họ, những người không có khả năng nhưng trung thành với đảng để
bảo vệ quyền lợi của phe đảng.
Bốn TBT cuối cùng của đảng CSVN là Đỗ Mười,
Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.
Đỗ Mười người Hà Nội. Mười không được học
hành nhiều, theo một số nguồn tin thì khi trẻ Mười làm đồ tể giết
heo. Mặc dù có trình độ Tiểu học, năm 1956 đảng sắp xếp Mười làm
Thứ trưởng Bộ công thương, rồi Bộ trưởng Nội thương. Mười không được
học hành về tài chánh, thương mại nên không xây dựng được gì cho nền
thương nghiệp VN, chỉ lo "cải tạo" công thương nghiệp, tịch thu
tài sản, tiền bạc của người dân. Không một đảng viên có suy nghĩ nào
bỏ phiếu cho một người có trình độ như Mười lên chức. Vậy mà Mười
được sắp xếp lên làm Thủ tướng, rồi năm 1991 làm TBT. Đến khi chết
Mười vẫn không hối hận đã phá nát bao nhiêu gia đình trong mấy lần
"cải tạo" công thương nghiệp.
Lê Khả Phiêu người Thanh Hóa. Phiêu ở trong quân
đội nhưng không chuyên về hành quân mà chuyên về nói, Phiêu là Chính
trị viên Đại đội đi lên. Đảng CS không phải là một khối đoàn kết, năm
1997 Đổ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh muốn đi tới CNXH theo 3 con đường
khác nhau. Đấm đá bất phân thắng bại, 3 người lên làm Cố vấn và sắp
xếp cho Phiêu làm TBT. Phiêu không lo xây dựng đất nước, chỉ lo xây dựng
phe nhóm của mình. Phiêu đưa đồng hương Thanh Hóa về nắm các chức vụ
ở trung ương như Nguyễn Dy Niên làm Bộ trưởng Ngoại giao, Lê Huy Ngọ làm
Bộ trưởng Nông Nghiệp, Hoàng Ngọc Nhất làm Thứ trưởng Côn an. Phiêu ra
lệnh ký Hiệp định nhường đất biên giới và biển Bắc bộ cho Tàu để
được đảng CS Trung Quốc ủng hộ, Phiêu bán rẻ đất nước để bám giữ
cái ghế TBT.
Nông Đức Mạnh người Bắc Kạn, miền Bắc.
Mạnh nổi tiếng với câu nói: Nuôi con gì, trồng cây gì. Đi đâu Mạnh
cũng lập lại cho có hỏi, không nói rõ con gì, cây gì vì Mạnh không
biết nơi đó có gì. Điều này không do "thế lực thù địch"
đặt ra mà do các đảng viên nói lại. Đa số đảng viên đánh giá Mạnh
dưới trung bình, không phải là người giỏi nhất đảng. Vậy ai đã bầu
cho Mạnh làm TBT? Rõ ràng là do sự sắp xếp. Việc làm đầu tiên của
Mạnh ở chức TBT là thông qua dự án Bauxite tây nguyên theo ý muốn của
Trung Quốc. Trước khi về hưu, Mạnh vận động Tỉnh bộ Bắc Giang họp đột
xuất vào tháng 8-2010 để đưa con trai là Nông Quốc Tuấn làm Bí thư Tỉnh
ủy. Vài tháng sau, Mạnh chạy thêm ghế cho con, đưa Tuấn vào Trung ương
đảng. Mạnh mở ra phong trào đảng viên CS chạy ghế cho gia đình con cái
trước khi về hưu.
Nguyễn Phú Trọng người xã Đông Hội, Hà Nội.
Trọng học Văn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội và học Xây dựng đảng
tại Trường đảng Khoa học xã hội bên Liên Xô. Trọng cũng có mấy câu
nói "nổi tiếng". Tháng 9-2013, Trọng nói: Hiến pháp Việt Nam
quan trọng sau Cương lĩnh đảng CS. Trọng đặt đảng CS lên trên nước VN,
khi có mâu thuẩn giữa Đảng và Nước thì Trọng lo bảo vệ đảng và bỏ
nước VN. Suy nghĩ này giống như Nguyễn Văn Linh, thà mất nước chứ
không mất đảng, suy nghĩ của kẻ phản quốc.
Đa số đảng viên đánh giá Trọng không cao,
chính các đảng viên đã cho Trọng cái biệt hiệu Trọng Lú. Vậy ai đã
bầu cho Trọng làm TBT? Mấy năm qua, Trọng đã ký 27 văn bản hợp tác với
Trung Quốc. Các văn bản này có liên quan đến đất nước VN, nhưng đảng CS
đã giữ kín, không phổ biến cho nhân dân biết, chắc vì không có lợi
cho nước VN. Tháng 11-2017, Trọng nói với TBT đảng CSTQ Tập Cận Bình
là Trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam, một câu nói nịnh bợ mà không
lộ liễu, của "người Bắc có lý luận".
Tháng 5-2015, Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế
mạnh, có thể giành được ghế TBT. Dũng muốn kết hợp 2 chức TBT và
Chủ tịch Nước. Trọng không đồng ý và nói: Bí thư kiêm Chủ tịch thì to
quá, ai kiểm soát ông? Tháng 10-2018, Trọng kiêm luôn 2 chức TBT và Chủ
tịch Nước. Thì ra Trọng cũng hám danh như ai. Nhà văn Phạm Thành thấy
rõ tim đen của Trọng nên viết quyển sách: Nguyễn Phú Trọng thế thiên
hành đạo hay đại nghịch bất đạo. Trọng có tính tiểu nhân nên cho côn
an bắt Phạm Thành vào tù.
Trọng đã 76 tuổi, sức khỏe kém. Đàn em
của Trọng đang vận động cho Trọng làm thêm 1 nhiệm kỳ nữa, họ cho
rằng 5 triệu đảng viên CS không có người nào tài giỏi hơn ông già 76
tuổi bệnh hoạn. Đây là một điều rất buồn cho đảng CS và là một
điều vui mừng cho dân tộc Việt Nam, đảng CS đang đi vào thoái hóa.
Một ngoại bang có ảnh hưởng quyết định
đến việc sắp xếp chức TBT đảng CSVN là Trung Quốc. Nguyễn Phú Trọng,
Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính có ưu thế về sự ủng hộ của ngoại
bang. Trong 10 năm làm TBT, Trọng chưa bao giờ chỉ trích TQ. Ngay cả khi
TQ xâm phạm vùng biển VN, không cho VN khai thác dầu khí trong vùng
biển của mình, Trọng cố ý đánh lạc hướng sang chuyện khác. Vượng
thì đeo vào đầu cái vòng kim cô kiên định CNXH, đi theo con đường của
Trọng và Linh, thà mất nước chứ không mất đảng, như vậy thì phải lệ
thuộc vào TQ. Chính đã làm việc nhiều với TQ, muốn lập ra các Đặc
khu cho TQ thuê 99 năm, Chính được TQ đánh giá cao.
Đảng CS cũng chia rẻ theo vùng miền. Trần
Quốc Vượng vận động sự ủng hộ của các đảng viên Bắc kỳ. Nguyễn
Xuân Phúc vận động sự ủng hộ của các đảng viên Trung kỳ, từ Hà
Tĩnh trở vào. Nguyễn Thị Kim Ngân vận động sự ủng hộ của các đảng
viên Nam kỳ. Ngân cũng hi vọng có sự ủng hộ của phụ nữ, nhưng Ngân
bị giới phụ nữ lao động chán ghét, vì Ngân không làm một cái gì cho
quyền lợi của người phụ nữ lao động mà chỉ hay chưng diện với 300 bộ
áo dài.
Về sự ủng hộ của các "tư bản
đỏ". Phúc có một số tư bản đỏ, lợi ích nhóm đứng sau lưng ủng
hộ. Nhưng đa số tư bản đỏ thì láu cá, đặt tiền 2, 3 cửa, ủng hộ 2,
3 ứng viên, để gió thổi chiều nào thì họ vẫn làm ăn được.
Các TBT đảng CSVN không do các đảng viên bầu
lên mà do các phe nhóm và ngoại bang sắp xếp đưa lên. Một điều đáng
buồn là các đảng viên CS không có can đảm đòi hỏi quyền dân chủ của
mình, chỉ biết cúi đầu đồng ý với cái danh sách do Tiểu ban nhân sự
đưa ra. Bây giờ chắc các đảng viên hiểu được sự bất bình khi các
quyền tự do dân chủ bị tước đoạt. Đây là lúc các đảng viên phải can
đảm đòi hỏi dân chủ nội bộ trong đảng và hợp tác với nhân dân đòi
lại tự do dân chủ cho cả nước.
Trần Mai Trung
(1) Đại học cộng sản Phương Đông do đảng
CSLX lập ra vào năm 1921, chuyên đào tạo cán bộ cộng sản cho các nước
thuộc địa Á Phi, rồi gởi về nước hoạt động, nhiều nhất là các học
viên đến từ Trung Quốc.
(2) Quốc tế cộng sản do đảng CSLX thành lập
vào năm 1919, đảng CS tại mỗi nước là một phân bộ của Quốc tế cộng sản.