Ông Lê Hồng Quang. Photo Đại sứ quán Việt Nam tại Bratislava |
Thiền Lâm
Việt Nam – Cali Today News – Lê Hồng Quang là ai?
Cựu Đại biện lâm
thời Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội Lê Hồng Quang đã biến khỏi căn hộ của ông
ta, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Slovakia Andrej Kiska và Thủ tướng Slovakia
Peter Pellegrini quyết định chỉ đạo cho Bộ Nội vụ và cảnh sát nước này mở cuộc
điều tra về vụ Trịnh Xuân Thanh.
Cảnh sát bắt đầu
tìm Lê Hồng Quang. Nhưng ông ta đi đâu?
Lê Hồng Quang
được báo chí Đức và Slovakia xem là nhân chứng rất quan trọng trong việc móc
nối cho đoàn quan chức công an Việt Nam, dẫn dắt bởi Bộ trưởng công an Tô Lâm,
mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa từ
Bratislava sang Moscow vào ngày 26/7/2017.
Trang thoibao.de
cho biết bản báo cáo kết quả điều tra của Đức ghi rõ Lê Hồng Quang là “người trong
cuộc”, đứng ra trung gian dàn xếp mọi chuyện nhờ vào quan hệ với cả hai bên về
việc cho Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Lê Hồng Quang cũng có
mặt trên chuyên cơ chở Tô Lâm và Đường Minh Hưng đếnBratislava.
Vào khoảng 13:35
giờ chiều ngày 26/7/2017, đoàn xe chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm từ sân bay về
đến khách sạn Bôrik của chính phủ Slovakia. Tại đây đã diễn ra một cuộc họp
(vừa ăn trưa, vừa làm việc) giữa hai phái đoàn. Phía Việt Nam gồm có 4 người:
Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Trung tướng Đường Minh Hưng, Trung tướng Lê Mạnh
Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Bộ Công an Việt
Nam, và một nhân vật tên họ là Pham Văn Hieu – cho đến nay không rõ nhân vật
này là ai và giữ chức vụ gì.
Phía Slovakia
gồm có 4 người: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák, người đứng đầu Bộ phận Lễ
tân của Bộ Nội vụ Radovan Culák, Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ivan Netík và ông Lê
Hồng Quang – người cố vấn của Thủ tướng Robert Fico.
Lê Hồng Quang
sinh năm 1964, tại Nghệ An, sang du học tại Slovakia (khi ấy thuộc nước CH Xã
hội chủ nghĩa Tiệp Khắc) năm 1984. Ông tốt nghiệp kỹ sư, có vợ và hai con, một
trai một gái. Ông là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Slovakia. Ông đã được nhập
tịch Slovakia vào năm 2001.
Từ những năm đầu
của thập kỷ 90, ông Quang đã làm cố vấn cho Vụ châu Á thuộc Bộ Kinh tế
Slovakia. Sau đó ông làm Chủ tịch Phòng Thương mại Slovakia – Việt Nam. Khi
Slovakia mở lại đại sứ quán tại Việt Nam, ông Quang được bổ nhiệm làm Tham tán
thương mại Đại sứ quán nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam.
Một điểm đáng
chú ý, sau khi thành công phi vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước nhờ vào chuyên cơ
của chính phủ Slovakia, thì Lê Hồng Quang được cử làm Đại biện lâm thời Sứ quán
Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam hồi cuối tháng 8. 2017, đúng lúc ông Igor Pacolak
kết thúc nhiệm kỳ đại sứ Slovakia tại Việt nam.
Bộ Ngoại giao
Slovakia xác nhận rằng hồi đầu tháng 6 năm 2018 họ đã triệu hồi ông Lê Hồng
Quang về Bratislava để hỏi ý kiến, và dựa trên yêu cầu của ông, Bộ Ngoại giao
đã quyết định chấm dứt sứ mệnh của ông tại Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội.
Hiện nay, ông cũng không còn là một nhân viên của Bộ Ngoại giao Slovakia.
Có bị ‘giết
người diệt khẩu’?
Khủng hoảng
Slovakia – Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức – Việt
một bậc: trong khủng hoảng Đức – Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng
cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường
Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công
khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến
Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp
chính thức của Tô Lâm với bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã
xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền
đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột
cấp nhà nước.
Ngày 9/8/2018,
Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak tuyên bố chính thức sẽ không bổ nhiệm đại
sứ của Slovakia ở Hà Nội cho đến khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được điều tra
rõ ràng. Khủng hoảng Slovakia – Việt Nam đã chính thức bùng nổ với động tác hạn
chế ngoại giao đầu tiên như thế.
Giả thiết nhiều
khả năng xảy ra nhất là ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ từ việc Nguyễn Hải Long đã
không kịp hoặc không dám bỏ trốn mà do đó đã bị cảnh sát Czech bắt giữ và dẫn
độ sang Đức, Lê Hồng Quang đã đào thoát khỏi Bratislava và có thể ra khỏi biên
giới Slovakia trước khi cảnh sát nước này đến tìm ông ta – mà hầu như chắc chắn
Lê Hồng Quang sẽ bị câu lưu để thẩm vấn nếu bị cảnh sát tìm thấy.
Mới đây, có tin
cho rằng Lê Hồng Quang đã chuồn sang Thái Lan.
Dấu hỏi bật ra
là nếu đào thoát khỏi Slovakia, liệu Lê Hồng Quang có tìm đường quay về ‘quê
nhà’ Việt Nam? Bởi từ Thái Lan sang Việt Nam là quá gần, thậm chí có thể đi
đường bộ qua biên giới Lào – Việt.
Nhưng lại có một
nghi ngờ khác bật ra: liệu Lê Hồng Quang có an toàn khi quay trở về Việt Nam để
trốn tránh giới tư pháp Slovakia? Liệu Lê Hồng Quang – với vai trò là một nhân
chứng đặc biệt quan trọng và rất có thể đã nắm được nhiều thông tin, đặc biệt
là thông tin về những nhân sự tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và ‘vẫn
chuyển’ Thanh về Hà Nội để ‘tự nguyện đầu thú’, có bị rơi vào cảnh ‘giết người
diệt khẩu’ tại Việt Nam?
Không loại trừ
việc Lê Hồng Quang chẳng còn bao nhiêu niềm tin vào ‘đảng và nhà nước ta’, đã
phải tính toán khả năng không trở về Việt Nam mà cao chạy xa bay sang một nước
khác, bỏ trốn khỏi hai lực lượng truy tìm mình là cảnh sát Slovakia và những
người đồng chí của ông ta.