Văn Chu
Gần đây Bộ Giáo dục dự tính tích hợp môn
Lịch sử với Giáo dục Công dân và An ninh Quốc phòng thành môn Công dân với Tổ
quốc. Dự thảo này đã gặp nhiều chống đối từ các nhà khoa học, chuyên gia, giáo
viên dạy lịch sử, điển hình qua các ý kiến được phát biểu trong Hội thảo về
“Môn Lịch sử trong Giáo dục phổ thông” ngày 15-11 vừa qua do Hội Khoa học Lịch
sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Giáo sư Vũ Dương Ninh (ĐHQG Hà Nội) cho ý kiến: “…Vị trí của môn Sử và một vài môn khác bị đẩy lùi dần thành môn phụ trên thực tế và đến nay, nó mất tên chính danh trong chương trình Trung học cơ sở dưới cái vỏ “Công dân và Tổ quốc”. Nó bị lẫn vào môn Khoa học xã hội (tự chọn) trong chương trình cho học sinh theo phân ban khoa học tự nhiên và chỉ còn là môn học chính thức đối với học sinh chọn phân ban khoa học xã hội. Có nghĩa rằng lớp trí thức trẻ tương lai (trừ số ít chọn ngành khoa học xã hội) sẽ không hiểu hoặc hiểu biết lơ mơ về lịch sử của dân tộc mình, về lịch sử của đất nước mình”.
Giáo sư Vũ Dương Ninh (ĐHQG Hà Nội) cho ý kiến: “…Vị trí của môn Sử và một vài môn khác bị đẩy lùi dần thành môn phụ trên thực tế và đến nay, nó mất tên chính danh trong chương trình Trung học cơ sở dưới cái vỏ “Công dân và Tổ quốc”. Nó bị lẫn vào môn Khoa học xã hội (tự chọn) trong chương trình cho học sinh theo phân ban khoa học tự nhiên và chỉ còn là môn học chính thức đối với học sinh chọn phân ban khoa học xã hội. Có nghĩa rằng lớp trí thức trẻ tương lai (trừ số ít chọn ngành khoa học xã hội) sẽ không hiểu hoặc hiểu biết lơ mơ về lịch sử của dân tộc mình, về lịch sử của đất nước mình”.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ
Quang Hiển (Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) đặt câu hỏi: “Lịch
sử là một bộ môn khoa học. Giáo dục lịch sử phải là giáo dục tri thức khoa học.
Thế nhưng một cán bộ có trách nhiệm xây dựng Dự thảo chương trình cho rằng,
“môn Lịch sử không thể biến thành khoa học Lịch sử (đây là phần dành cho những
nhà nghiên cứu)”. Quả là một nhận thức mơ hồ, lệch lạc. Nếu như giáo dục lịch
sử không phải là giáo dục những tri thức khoa học thì giáo dục cái gì?”
Giáo sư Tiến sĩ Đỗ
Thanh Bình (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu vấn đề: “Chúng tôi nghĩ rằng, có
những vấn đề đặt ra mà những người làm chương trình phải tính toán lại, đừng
chỉ vì cố hoàn thành dự án mà để lại hậu quả, sẽ tác động không tốt tới xã hội.
Trước hết chương trình này sẽ dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường
phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất nước
như ngày hôm nay….”.
Trước đó Giáo sư Phan
Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử VN, được website VTC dẫn lời, cho rằng
việc tích hợp như cách làm của Bộ Giáo dục trên thực tế sẽ khai tử môn lịch sử.
Và còn nhiều ý kiến từ
các chuyên gia nghiên cứu, giảng dậy môn lịch sử. Nói chung hầu hết đều không
tán thành dự thảo, bày tỏ nỗi ưu tư các thế hệ tương lai sẽ không còn biết gì
đến lịch sử dựng nước và giữ nước với bao công ơn, hy sinh xương máu của tiền
nhân. Chính những giòng lịch sử này mới là chất liệu căn bản của cái hồn Việt,
của tinh thần dân tộc; không còn biết đến lịch sử là sẽ mất đi bản gốc của
mình.
Đây là những ưu tư
không phải cho tương lai xa mà cho thực tế đang xẩy ra trong hiện tại. Trong
một chương trình trên VTV1 phóng viên có hỏi 40 em học sinh ở Hà Nội từ 9 tới
15 tuổi biết gì về sự liên hệ giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ, 90% các em đều
trả lời sai (xem tại đây https://youtu.be/DXAciDUdqMo ).
Ấy là lúc môn Lịch sử
vẫn còn là một môn học bắt buộc và riêng biệt chưa bị làm loãng đi mất hẳn danh
xưng, chìm vào trong sự tích hợp với hai môn khác để gộp thành một môn tự chọn,
không bắt buộc ở cấp Trung học Phổ thông như theo dự tính của bộ Giáo dục.
Dự thảo của Bộ Giáo
dục nói trên không phải là dự thảo tự phát của bộ. Nó là sự khai triển từ Nghị
quyết Số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường".
Nói cách khác đây là chủ trương của Đảng.
Qua những khẩu hiệu mỹ
từ hướng về hiện tại và tương lai trong nghị quyết trên, ta thấy thiếu vắng yếu
tố đáp ứng một thực tế hiện tại và tương lai, đó là sự toàn vẹn lãnh thổ, biển
đảo đang bị đe doạ bởi láng giềng phương Bắc. Đây là cái quên vô tình hay cố ý?
Bởi nếu thực sự quan
tâm đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, đảng cầm quyền, qua Bộ Giáo dục, đã phải
cũng có một hướng giáo dục xây dựng niềm tự hào dân tộc, vun đắp truyền thống
đấu tranh chống Bắc Thuộc từ tổ tiên truyền lại. Và như thế khó có cách nào hay
hơn là chú trọng nhiều đến môn lịch sử, vì Việt sử là một tranh đấu sử nghìn
đời chống ngoại xâm phần lớn từ phương Bắc.
Thế nhưng thực tế cho
thấy môn lịch sử đang từ từ bị xuống cấp từ trước đến nay. Từ chương trình và
cách dạy khô khan có hệ thống, chỉ biết nhồi nhét vào đầu non trẻ những ngày
tháng, địa danh, sự kiện vô hồn làm học sinh chán nản không muốn hoc. Đến
chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc mà học sinh không được cho biết là giặc nào để né
chỉ đích danh giặc Tàu xâm lược.
Từ chuyện các giai
đoạn trước thời kỳ đảng Cộng sản Đông dương và ông Hồ xuất hiện, không được ưu
tiên cho học sinh học kỹ như là đối với thời kỳ Cộng Sản chống Pháp, Nhật, Mỹ,
mang ơn sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc… vĩ đại. Đến chuyện cuộc chiến biên
giới 1979 và lịch sử chủ quyền của ta trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
đã bị bỏ qua trong các sách giáo khoa.
Chả trách các trí thức
chuyên gia, giáo viên môn lịch sử của ta không khỏi có những quan ngại sâu sắc
kể trên, về viễn cảnh môn lịch sử và tinh thần dân tộc sẽ bị triệt tiêu.
Có sự chủ mưu gì
chăng? Nhất là trong bối cảnh của những lời đồn đại về thoả thuận trong Hội
nghị Thành Đô giữa hai đảng CS Hoa-Việt năm 1990, theo đó nước Việt sẽ chỉ còn
là một phiên bang tự trị trong “tổ quốc” Trung Hoa vào năm 2020?
Văn Chu/(Việt Báo)