Quang cảnh cuộc hội thảo. |
Một cuộc hội thảo đóng
góp ý kiến cho dự thảo luật về hội sẽ được đưa ra Quốc hội Việt Nam vào ngày 20
/10 /2016 do Hội khoa học hành chính VUSTA chủ trì. Tới dự chủ yếu các nhà khoa
học, các chuyên gia về luật, đại diện Liên hiệp các hội hội khoa học kỹ thuật
Việt Nam...
Buổi hội thảo gấp gáp
nhanh chóng để đưa ra một văn bản phản đối Quốc hội sẽ thông qua luật này vào
ngày 20/10 tới đây.
Lý do các chuyên gia
cho rằng dự thảo luật này vi hiến, vi phạm nhân quyền, tước bỏ quyền lập hội
của công dân được thể hiện bản dự thảo mới 10/10 /2013 do vụ biểu tình Fomosa
thay thế dự thảo ngày 16/9/2016.
Với bản dự thảo mới
này các chuyên gia và các nhà nghiên cứu nói rằng "dự thảo mới này không
phải là quyền lập hội của người dân mà là luật quản lý hội", không cho
phép người nước ngoài liên quan và lập hội ở Việt Nam, không cho nhận tài trợ
tiền từ quốc tế ...
Điều mà các nhà nghiên
cứu cho rằng ban soạn thảo dự án luật này "ngu và dốt" , vi phạm
quyền công dân được qui định ở điểm a, khoản 1 , điều 8 "Các trường hợp bị
hạn chế quyền lập hội: Người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân, tử
hình" những người này đang trong tù và tử hình thì đâu có cơ hội để lập
hội nhưng ban soạn thảo cũng đưa vào.
Luật sư Trần Vũ Hải
nói trước hội trường "bọn soạn thảo dự án luật này là phản động" cả
hội trường vỗ tay. Các chuyên gia khác đều cho rằng vội vàng đưa ra bản dự thảo
này là sự khủng hoảng về lãnh đạo, có nhiều nhóm quyền lực khác nhau đang giật
dây và tranh chấp ( 2 tháng đưa ra 2 bản dự thảo do 2 nhóm khác nhau làm ) , có
nhiều chuyên gia có uy tín nói "bọn nó đang phá hoại đất nước này , có
nguy cơ sụp đổ chế độ chính trị , giống Triều Tiên , Garaphi - Libya , Husen
....."
Các nhà khoa học rất
lấy làm ngạc nhiên về sự ngu dốt của giới lãnh đạo vì dự thảo này nó đi ngược
với hiến pháp 2013 Việt Nam và công ước quốc tế về quyền dân sự - chính trị,
không phù hợp với hội nhập quốc tế .
Nguyện vọng chung của
các chuyên gia là cần phải tích cực để thay đổi thể chế chính trị hiện nay.
Mình cũng gặp nhiều
tầng lớp nhân dân và tầng lớp tri thức đều có nguyện vọng chung là thay đổi chế
độ chính trị hiện nay.
Tường thuật của Đào Thu:
Đào Thu
Sáng nay 14/10/2016
tại 53 Nguyễn Du đã diễn ra Hội thảo Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật về Hội,
do Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ và Hội Khoa học Hành chính tổ
chức. Tới tham dự có nhiều chuyên gia, Luật sư, trí thức, và đại diện của Bộ
Nội vụ và tạp chí Tuyên giáo. Hội thảo đã nghe Ls. Ts. Hoàng Ngọc Giao và ThS.
Bùi Kim Tuyến trình bày về các điểm cần lưu ý trong Dự thảo. Sau đó là phần
thảo luận, các đại biểu đã đóng góp rất nhiều ý kiến. Hội thảo bắt đầu từ 8h30
đến 11h45 mới kết thúc.
Hầu hết các ý kiến của
diễn giả tại hội thảo đều nhận định:
1. Dự thảo Luật về hội đề xuất ngày 10/10/2016
không phù hợp với quy định của điều 25 Hiến pháp năm 2013.
2. Dự thảo Luật về hội lần này không phù hợp với
thực tiễn hiện nay và với chính sách hội nhập quốc tế của nhà nước.
3. Dự thảo Luật về hội không quy định về nhóm các
hội không đăng ký, không đưa nhóm các tổ chức xã hội vào đối tượng điều chỉnh,
sẽ tạo nên nhiều khó khăn và hạn chế cho các hội, nhóm dân sự, như vậy nhà nước
sẽ không quản lý bằng luật được.
4. Ngoài ra Dự thảo còn nhiều sai lầm, khiếm
khuyết khi hạn chế quyền lập hội của nhiều nhóm người, ví dụ người bị kết án từ
có thời hạn, vì sau khi mãn hạn tù, những người này vẫn có quyền công dân và
quyền con người đầy đủ, trừ trường hợp do toà quy định.
5. Các đại biểu đều nhất trí cao trong việc kiến
nghị Quốc hội cần cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện dự thảo Luật về
hội. Việc thảo luận và thông qua dự thảo Luật về hội nên để lùi lại tới kỳ họp
Quốc hội năm 2017.
Bằng việc đưa ra Dự thảo Luật về hội ngày
10/10 vừa qua, trung ương đảng, ban bí thư đã cho hàng vạn hội nhóm đang tồn
tại ở Việt Nam thấy sự thụt lùi trong chính sách, sẵn sàng đi ngược lại xu thế
vận động tiến bộ của thế giới văn minh, quay lại với mô hình Luật để trình diễn
nghị quyết đảng như mô hình Liên Xô cũ, và là mô hình xiết chặt quản lý của
Trung Quốc hiện nay.
Thậm chí hôm nay đã có
hơn 2 đại biểu gọi thẳng Dự thảo Luật này là dự thảo phản động. Nếu Dự thảo
Luật về hội ngày 10/10 này được thông qua, thì Việt Nam đang bước vào một giai
đoạn mới, giai đoạn thách thức cơ chế pháp quyền. Và như vậy, con đường đổ vỡ
sẽ là tất yếu.