Tư
Hoàng (lược ghi)
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khó khăn thách thức là cao hơn đối với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế rất mở. Ảnh: TL |
(TBKTSG Online) – Trong năm 2017 và tiếp theo, nền kinh tế Việt Nam
đang đối diện với những vấn đề gì, và cần làm gì để hóa giải? TBKTSG
Online lược trích ý kiến của các chuyên gia kinh tế.
Ông Nguyễn Đình Cung. |
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung: "Cái tôi lo là có dám thay đổi
hay không"
Tôi không quan tâm tốc độ tăng
trưởng là 6,7% hay bao nhiêu. Năm nào chúng ta cũng nói về khó khăn, thách
thức, nhưng tôi không lo khó khăn, thách thức. Cái tôi lo là có dám thay
đổi hay không. Thách thức nhất là chúng ta muốn thay đổi, và chủ động thay
đổi hay không, hay là phải chờ một sức ép tới hạn rồi mới chịu thay đổi.
Chúng ta hay lý giải, tăng
trưởng không đạt mục tiêu là do lý do nào đó, như nông nghiệp hay khai
khoáng khó khăn mà không ai lý giải cách thức tăng trưởng của chúng ta đã
tới hạn rồi. Chúng ta không nói điều hành vĩ mô để tăng trưởng là không còn
dư địa. Chúng ta ít nói đến cải cách để thúc đẩy tăng trưởng, mà đây là
trọng tâm tái cơ cấu để thị trường có thị trường hơn, nhà nước thông minh
hơn. Thế mới nâng cấp nền kinh tế Việt Nam lên được.
Tôi thấy hệ điều hành của chúng
ta vẫn chưa thay đổi, vẫn dùng các công cụ vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng.
Vấn đề hiện nay của Việt Nam là phải cải cách nền tảng vĩ mô để thúc đẩy
tăng trưởng. Đó mới là trọng tâm tái cơ cấu. Động lực thúc đẩy tăng trưởng
không phải là điều chỉnh vĩ mô, mà là cải cách thị trường. Đó là cách thay
đổi quản lý nhà nước mà tôi muốn nhấn mạnh.
Nền tảng kinh tế thị trường
chúng ta không làm, không có như thị trường yếu tố sản xuất bao gồm vốn,
đất đai, phân bổ nguồn lực... Đó là cái để nền kinh tế vận hành tốt hơn.
Cải cách thể chế lần này không chỉ là cải thiện môi trường kinh doanh, mà
cần tập trung vào thể chế thị trường nhân tố sản xuất. Đó mới là điều quan
trọng. Từ đó giá của các yếu tố sản xuất phải thị trường như giá vốn, giá
lao động, giá tài nguyên,… lúc đó mới phân bố nguồn lực có hiệu quả được.
Còn chưa làm được điều này thì còn lâu Việt Nam mới đạt được những nền tảng
kinh tế thị trường căn bản, và còn lâu mới thực hiện được cái gọi là tiến
lên nền kinh tế thị trường hiện đại. Cái này chúng ta còn rụt rè, chỉ mới
nói đây thôi, mà làm thì cần thay đổi nhiều thứ lắm.
Ông Trần Đình Thiên. |
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần
Đình Thiên: "Quên tốc độ tăng trưởng đi để dồn lực cho tái cơ
cấu"
Năm tới đây tình thế sẽ khó hơn
rất nhiều, thách thức ngắn hạn là rất lớn. Dù có động lực mới nhưng doanh
nghiệp Việt Nam vẫn rất yếu. Ta nói có 110.000 doanh nghiệp mới ra đời
trong năm 2016 nhưng đó là số lượng. Họ mới đi vào hoạt động chưa được kiểm
định trong thực tế. Mà lại là doanh nghiệp rất nhỏ. Tính đến năng lực cạnh
tranh, chỉ số và chất lượng thật thì khu vực doanh nghiệp Việt Nam quá yếu,
lấy gì để kinh tế vươn lên? Trong thế giới bảo hộ hay tự do hóa thì yếu tố
quyết định nhất vẫn là chúng ta có năng lực hay không. Chính phủ đang muốn
tập trung phát triển năng lực của doanh nghiệp.
Năm năm rồi mà chúng ta vẫn
không tái cơ cấu được. Chẳng hạn, chỉ có 8% số vốn của nhà nước ở doanh
nghiệp chuyển sang được khu vực tư nhân. Như vậy là chẳng có ý nghĩa gì.
Tôi cho là nên bớt hành động
ngắn hạn đi, bớt lo lắng cho tăng trưởng đi, mà cần tập trung sửa sang về
cấu trúc. Đó là giải pháp căn bản nhất. Tôi cho rằng, tái cơ cấu sẽ không
làm giảm tăng trưởng, mà ngược lại có thể làm tăng trưởng cao lên vì khơi
dậy lòng tin của doanh nghiệp. Tôi vẫn nói là quên tốc độ tăng trưởng đi để
dồn lực vào tái cơ cấu.
Chuyên gia Võ Trí Thành: "Khó
khăn và thách thức rất cao"
Ông Võ Trí Thành. |
Trong bối cảnh thế giới hiện
nay, khó khăn thách thức là cao hơn đối với kinh tế Việt Nam, một nền kinh
tế rất mở. Tăng trưởng của chúng ta vẫn yếu mà lại bị bồi tiếp của chủ
nghĩa bảo hộ, khi kinh tế thế giới dự kiến sẽ rơi vào thời kỳ ảm đạm chán
chường.
Về kinh tế Việt Nam, tôi cho
rằng, ổn định vĩ mô là một thành công của năm 2016 nhưng vẫn không chắc
chắn. Ngân sách rất khó khăn, nợ công cao chứa đựng rất nhiều rủi ro, vẫn
còn những ngân hàng yếu kém, nợ xấu chưa giải quyết được thực chất, lòng
itn của công chúng vào thị trường tài chính chưa cao.
Nền kinh tế phục hồi, dẫn dắt
nhờ tăng trưởng của công nghiệp chế tạo, mà trong đó chủ yếu do ba yếu tố
là xuất khẩu và khu vực FDI, lĩnh vực xây dựng; và dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn
vào công nghiệp chế tạo thì khu vực này tăng trưởng nhờ nhiều vào xuất
khẩu, nhưng xuất khẩu lại chỉ đạt mục tiêu khiêm tốn. Giá trị tăng trưởng
xuất khẩu chưa bao giờ thấp như thế trong hàng chục năm qua. Ngành xây dựng
tăng trưởng nhờ phát triển kết cấu hạ tầng, mà đằng sau đó chính là đầu tư
công và bất động sản. Đây là ngành phải giám sát, hạn chể rủi ro.
Còn với khu vực dịch vụ, với hạ
tầng như thế này, chưa kể đến chất lượng hàng hóa, liệu ta có thu hút được
quá 10 triệu khách du lịch một năm không? Rất khó.
Nhìn sang bên cung, chúng ta hy vọng khai khoáng đỡ chật vật hơn năm nay, nông nghiệp đỡ khó khăn hơn, nhưng nông nghiệp đóng góp vừa phải cho GDP.
Nhìn sang bên cung, chúng ta hy vọng khai khoáng đỡ chật vật hơn năm nay, nông nghiệp đỡ khó khăn hơn, nhưng nông nghiệp đóng góp vừa phải cho GDP.
Điểm duy nhất bây đáng kể là
tiêu dùng. Người Việt Nam lạc quan nhất châu Á về tiêu dùng. Đó là động lực
cho tăng trưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất định người tiêu dùng Việt
Nam bắt đầu đắn đo hơn. Đầu tư toàn xã hội quanh quẩn 32% GDP. FDI thì do
dự hơn, và đầu tư tư nhân sẽ mang yếu tố quyết định. Về chính sách tiền tệ,
chắc chắn áp lực điều hành khó hơn năm 2016 vì phải cân đối quá nhiều mục
tiêu.
Chúng ta đặt mục tiêu tăng
trưởng cao 6,7% năm tới có phá vỡ cân đối khác hay không? Chúng ta từng
nhiều lần cố giữ mục tiêu tăng trưởng thật cao dẫn đến thời kỳ bất ổn
2007-2011. Đây là bài học rất đắt giá.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam Ousmane Dione: " Cần sử dụng vốn ODA chiến lược hơn, tiết
kiệm hơn, hiệu quả hơn"
Ông Ousmane Dione. |
Năm 2016 là năm thứ 5 liên tiếp
Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô thành công nhờ các chính sách, bao
gồm quản lý tỷ giá linh hoạt hơn được áp dụng từ đầu năm. Năm 2016 cũng
được đánh dấu bởi lạm phát một con số, tỷ giá tương đối ổn định, và cán cân
thương mại được cải thiện. Vấn đề quan trọng là, mặc dù môi trường toàn cầu
bất lợi, nhưng nền kinh tế vẫn phản ứng tốt nhờ cầu trong nước mạnh và
ngành công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu; với tốc độ tăng trưởng đạt 6%
- thuộc nhóm cao nhất so với khu vực và trên toàn cầu.
Việt Nam sẽ huy động vốn như thế
nào cho chương trình phát triển đầy tham vọng của mình trong 5 năm tới?
Trong thời điểm nguồn vốn ưu đãi chấm dứt - do đã trở thành nước thu nhập
trung bình - Việt Nam phải tạo nguồn thu trong nước. Nhưng trong 5 năm qua
tỷ lệ thu ngân sách/GDP đã giảm từ 27% xuống 21%. Tăng cường thu trong
nước, tiết kiệm chi, tăng cường năng lực quản lý nợ, nhất là thị trường nợ
trong nước sẽ giúp đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển mà không rơi
vào tình trạng mất bền vững nợ. Ngoài ra, cần sử dụng vốn ODA một cách
chiến lược hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn và hướng tới mục đích thu hút
đầu tư tư nhân.
Nguồn: Theo Thesaigontimes