09 novembre 2017

ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC ĐÃ VẢ VÀO MẶT CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI NHƯ THẾ NÀO?



Hương Khê



Sự kiện Đồng Tâm một lần nữa  lại làm nóng nghị trường Quốc hội tại Kỳ họp  thứ 4, Quốc hội khóa XIV, khai mạc vào ngày 23/102017.

Trong phiên thảo thảo luận ở Quốc hội sáng ngày 2-11, đại biểu Dương Trung Quốc nhắc lại vụ việc Đồng Tâm, đề nghị Quốc hội, Chính phủ coi đó là bài học và đừng để là "bài học tiêu cực". 

  
 Đại biểu Dương Trung Quốc nói:

 “Tôi muốn trở lại một sự kiện cách đây một kỳ họp, đó là vụ việc ở Đồng Tâm. Nên nhìn nhận đây là một vụ khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự. Có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm, đó là những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng "tức nước vỡ bờ.

Tôi nói điều này bởi vì cho đến thời điểm này, TP Hà Nội cũng như Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao trong việc giải quyết vụ việc Đồng Tâm. Nhưng đã 2 tháng rưỡi nay, người dân Đồng Tâm có kiến nghị xem xét lại kết luận của thanh tra Hà Nội mà vẫn chưa được một cơ quan nào trả lời”.

Ngay tại cuối kỳ họp trước của Quốc hội, tôi đã viết thư gửi tới 7 lãnh đạo cao nhất của Trung ương và Hà Nội. Nhưng chỉ có Thủ tướng đã trả lời tôi.  Trong bức thư đó, tôi có nêu một vấn đề cử tri nhờ tôi đặt ra: Tại sao một lực lượng tinh nhuệ nhất, được trang bị tốt nhất lại bị bắt và giữ? Câu trả lời duy nhất: Đó là vì họ vẫn giữ được phẩm chất của người công an nhân dân. Họ không coi dân là kẻ thù. Họ chấp nhận giải pháp như vậy.

Tôi đã chứng kiến cảnh người dân và những người chiến sỹ công an bị giữ chia tay nhau. Không biết đến bây giờ TP Hà Nội đã trả tiền cơm cho dân chưa, vì họ bỏ tiền túi ra nuôi dưỡng anh em và chăm sóc như con cháu trong nhà.

Vậy mà vụ việc được xử lý thế nào? Chúng tôi tán thành phải thượng tôn pháp luật, xử lý đến cùng. Chúng ta khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân không đúng quy định của luật pháp vẫn hoàn toàn đứng ngoài pháp luật.

Điều đó đã gây bức xúc cho người dân. Gần đây công an Hà Nội đã kêu gọi những người bắt và giữ lực lượng công an ra đầu thú. Tôi nghĩ rằng dùng từ "đầu thú" là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?

Ai cũng có thể hình dung rằng để bắt và giữ lực lượng ấy thì một vài người bị kích động, không phải là số ít, mà có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người - phụ nữ, bà già, trẻ con.

Ngoài việc dùng từ "đầu thú", chúng ta có thể xuống gặp dân, nghe dân, gạn lọc để có phương pháp xử lý tốt hay không? Và ngay cả thượng tôn pháp luật cũng không phải để bắt bớ, mà để củng cố lòng tin.

Tôi cho rằng chúng ta phải rút ra bài học sâu sắc để Đồng Tâm không phải là bài học tiêu cực, mà chúng ta góp phần làm cho nó không lặp lại. Tôi rất mong các cơ quan có trách nhiệm trả lời cho người dân khi họ còn chưa thông với kết quả thanh tra của TP Hà Nội”(1).


Năm ngày sau, ngày kể từ khi ông Dương Trung Quốc có bài phát biểu, thì sáng ngày 07/11/2017, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội, đã "thay mặt Công an Hà Nội" tranh luận với đại biểu Dương Trung Quốc về vụ việc Đồng Tâm như sau: 

  "Trong phần phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Dương Trung Quốc có đặt vấn đề tại sao lực lượng công an đánh ông Lê Đình Kình gây thương tích vẫn chưa xử lý?

Xin thưa các vị ĐBQH. Ngay sau khi xảy ra vụ án thì Bộ Công an đã rất nghiêm túc, thành lập đoàn thanh tra do thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn. Quá trình thanh tra đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác, việc chấp hành pháp luật, việc thực thi pháp luật của lực lượng công an TP Hà Nội.

Sự việc xảy ra là khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân.

Báo cáo với các ĐBQH và cử tri cả nước là khi ông Kình gãy chân thì ông có tố giác một cán bộ có đánh ông gãy chân. Thế nhưng trong quá trình thanh tra, điều tra, kiểm tra lại thì đồng chí cán bộ đó có mặt ở hiện trường nhưng không hề tham gia việc bắt giữ mà đứng cách đó một đoạn.

Căn cứ vào kết luận thanh tra, không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích ông Kình. Ở đây hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và gia đình ông Kình đã xông vào cản trở cơ quan điều tra, dẫn đến việc đáng tiếc như vậy".


Đại biểu Dương Trung Quốc gần như ngay lập tức giơ bảng để sử dụng quyền tranh luận.

Về lý giải của phó giám đốc Công an Hà Nội về vụ việc Đồng Tâm, ông Dương Trung Quốc chỉ nói ngắn gọn:

 "Sự việc xảy ra hơn nửa năm rồi giờ Quốc hội mới được thông tin, phải chăng đây là cách làm của Công an Hà Nội? Điều này cũng khiến mọi người nhớ lại chuyện xảy ra trên cầu Thăng Long 'nhỡ tay, vung tay vào mặt'.

Những điều đó không nên biện bạch, tốt nhất các đồng chí nên công khai sự việc đó để nhân dân bình luận, để mọi người tự xét xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không. Ở đây ngay cả quy định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ"(2).


Như chúng ta đã biết, vụ tranh chấp đất giữa đất quốc phòng là sân bay Miếu Môn, và đất nông nghiệp của dân tại khu cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra đã nhiều năm nay. Trước hết là việc họ “lập lờ đánh lận con đen” giữa đất nông nghiệp và đất quốc phòng.

Theo người dân xã Đồng Tâm, thì toàn bộ diện tích đất đồng Sênh là 106ha. Trong đó đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn là 47ha. Còn lại 59ha là đất nông nghiệp của dân.

Nhưng chính quyền Hà Nội lại cho rằng “không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như công dân nêu, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng”(3).

Chỉ một việc rất đơn giản, là hãy cử cơ quan chức năng về đo đạc lại toàn bộ  đất tại khu vực cánh đồng Sênh này, xem diện tích thực tế là bao nhiêu? Là 106 ha như người dân Đồng Tâm nói, hày 64,11 ha như chính quyền Hà Nội nói? Người dân yêu cầu đoàn đo đạc phải là cơ quan độc lập, trung thực, khách quan. Và khi đo đạc, phải có sự giám sát của nhân dân. Chỉ một điều đơn giản như vậy mà tại sao chính quyền Hà Nội không dám làm.

Đã nhiều năm, nhân dân xã Đồng Tâm gửi rất nhiều đơn đến các cơ quan nhà nước, từ huyện Mỹ Đức đến TP Hà Nội, yêu cầu đo đạc để tách bạch ra đâu là đất nông nghiệp của dân, đâu là đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn. Nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng.

Về vụ việc xảy ra hôm 15/4/2017 tại cánh đồng sênh. Trả lời đài BBC Việt ngữ, cụ Lê Đình Kình( sau khi đã về nhà) thuật lại như sau:  “Hôm 15/4/2017, người dân Đồng Tâm được cấp trên  thông báo, cử người ra hiện trường để chỉ mốc giới đất nông nghiệp. Lúc đầu người dân kéo ra rất đông. Nhưng phía lực lượng chức năng nói, không cần đi đông người khó làm việc, chỉ cần vài ba người đi với cụ  là được. Nghe nói vậy, tôi đã vận động nhân dân ở lại. Chỉ có tôi và bốn người nữa cùng đi. Khi ra đến địa điểm là 'mốc 15' nơi là đồng vắng thì tôi bị một sỹ quan nhảy vào đấm đá tôi, khiến tôi bị gãy xương hông đùi. Sau khi bị đánh tôi xong, thì tôi  bị  vứt lên xe như một con vật, bị còng tay và nhét giẻ vào mồm. Tôi bị gãy xương nhưng không được đưa ngay đến bệnh viện mà bị đưa về một trụ sở công an để điều tra.

Sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc,  cuối cùng tôi được đưa tới một bệnh viện, thì tôi bị các các nhân viên áp giải nói với bệnh viện rằng “ người này là đối tượng nguy hiểm, gây rối trật tự công cộng”.


“Sau khi cụ Kình vào bệnh viện, thì ngày 16/4, Công an Hà Nội ra công văn thông báo cụ Kình đã "khai báo hành vì phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ." Nhưng sau ngày trở về, cụ Kình nói cụ không hề nhận tội, và không hề ký vào bất cứ văn bản nào do công an đưa ra”(4).

Cũng trong ngày 15/4/2017, chính quyền Hà Nội huy động lực lượng Cảnh sát cơ động cùng một số quan chức huyện Mỹ Đức về để trấn áp nhân dân Đồng Tâm. Nhưng cả 38 người này đã bị nhân dân Đồng Tâm “bắt sống”.

ĐBQH Dương Trung Quốc đã gửi thư tới 7 vị lãnh đạo cao nhất của nhà nước CSVN, trong đó nêu câu hỏi: “ Tại sao một lực lượng tinh nhuệ nhất, được trang bị tốt nhất lại bị bắt và giữ?”. Chỉ có ông Thủ tướng “Cờ Lờ Mờ Vờ” trả lời, 6 người còn lại đều “ câm như hến”.

Sau khi ông Chủ tịch Hà Nội dùng đủ mọi thủ đoạn để hòng lừa gạt dân Đồng Tâm để giải cứu đồng bọn, nhưng đã bị dân Đồng Tâm vạch mặt. Cuối cùng, ngày 22/4/2017, chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã phải ngoan ngoãn cúi đầu ký vào bản cam kết không truy tố dân Đồng Tâm, trước sự làm chứng của ba vị ĐBQH cùng đi, trong đó có ông Dương Trung Quốc. Có thể coi bản cam kết này là một bản tuyên bố đầu hàng của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.



Nhưng khi chữ ký của vị Chủ tịch Hà Nội chưa ráo mực, thì chính quyền Hà Nội đã lại giở trò lật lọng, ra quyết định Khởi tố vụ án, và kêu gọi dân Đồng tâm ra “đầu thú”.

Đây là hành động đê hèn của kẻ ăn cướp. Khạc ra rồi liếm lại một cách ngon lành mà không biết nhục nhã, xấu hổ. Đến đứa trẻ con cũng phải nhổ nước bọt vì hành động bẩn thỉu và đáng ghê tởm này của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nay trước đòn tấn công của ông Dương Trung Quốc như vỗ vào mặt đối với công an Hà Nội, buộc họ phải chống chế một cách yếu ớt và nực cười.                   

  Lại với những luận điệu cũ rích như “  Bộ Công an đã rất nghiêm túc,  đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác, việc chấp hành pháp luật, việc thực thi pháp luật của lực lượng công an TP Hà Nội”….

Và một lần nữa, công an Hà Nội lại giở trò ngậm máu phun người khi nói: “gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân”.    Họ lấp liếm một cách ngu ngốc rằng, một ông già 82 tuổi mà có thể giằng co với những người trẻ khỏe của lực lượng chức năng được sao? Và tại sao giằng co lại làm ngoài việc bị gãy xương đùi, cụ Kình  còn bị nhiều vết thâm ở chân và ở sườn, và sau khi được đưa vào bệnh viện, qua kiểm tra, cụ Kình còn bị tràn dịch màng phổi được sao? Tại sao họ ‘kiểm tra rất kỹ lưỡng quy trình ông tác, việc thực thi pháp luật của công an Hà Nội”, mà họ không vào xã Đồng Tâm để gặp gỡ các nhân chứng có mặt tại hiện trường lúc đó là cụ Bùi Văn Đệ ngoài 80 tuổi, ông thương binh Bùi Văn Hiếu ngoài 70 tuổi, ông cựu chiến binh Bùi Văn Nhạc ngoài 70, và bà đảng viên Hoàng Thị Thăng? Sao họ có thể về làng triệu tập người dân cho vụ án hình sự, mà không thể mời các nhân chứng lên đối chất để tìm ra sự thật?

Qua câu nói “họ đã xông vào chống lại lực lượng thi hành công vụ, giằng co…” Thì họ đã tự thừa nhận là lực lượng chức năng đã tấn công cụ Kình để bắt cụ lên xe đưa về theo lệnh cấp trên.

Việc bắt giữ cụ Lê Đình Kình (82 tuổi) ngày 15/04/2017, theo LS Lê Văn Luân, đã có dấu hiệu của tội “Tội bắt giữ người trái pháp luật”.

Việc gây ra cho cụ Kình thương tích nặng, là gãy chân, có dấu hiệu của một trong 3 tội sau đây:

1. Tội cố ý gây thương tích – Điều 104, nếu có tính chất cố ý thực hiện hành vi.

2. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác khi thi hành công vụ – Điều 107 (vì gãy xương đùi cùng một số tổn hại khác tại tay cụ thì thương tật, tổn hại sức khoẻ chắc chắn từ 31% trở lên).

3. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác – Điều 108 (thương tật từ 31% trở lên).

Không cần tranh luận dài dòng với đám vô học này, ông Dương Trung Quốc đã nói rất sắc sảo nhưng ngắn gọn: “Sự việc xảy ra hơn nửa năm rồi giờ Quốc hội mới được thông tin, phải chăng đây là cách làm của Công an Hà Nội? Điều này cũng khiến mọi người nhớ lại chuyện xảy ra trên cầu Thăng Long “nhỡ tay, vung tay vào mặt”.

“Những điều đó không nên biện bạch, tốt nhất các đồng chí nên công khai sự việc đó để nhân dân bình luận, để mọi người tự xét xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không. Ở đây ngay cả quy định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ".

Phải nói rằng, qua sự kiện Đồng Tâm, mà có người gọi đây là “cuộc khủng hoảng Đồng Tâm”, đã đẩy chính quyền Hà Nội vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Họ luôn dùng “cưỡng từ đoạt lý”; “cả vú lấp miệng em”, là những kiểu nói quen thuộc của những người cộng sản, để che đậy sự thất thế và đuối lý của họ đối với nhân dân Đồng Tâm.    

Đúng như ĐBQH Dương Trung Quốc nói, đây là một vụ khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự.   Qua vụ Đồng Tâm lần này đã phơi bày bộ mặt xảo trá lươn lẹo của chính quyền Hà nội nói riêng, và nhà nước CSVN nói chung.

Có thể mượn hình ảnh trong bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”  của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để mô tả tâm trạng của chính quyền Hà Nội lúc này như sau:

“Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt     

  Đi thì cũng dở ở không xong”.

Và qua việc họ kêu gọi người dân Đồng Tâm ra đầu thú, cùng với việc cách chức và khai trừ đảng đối với bà Bí thư Nguyễn Thi Lan,chứng tỏ đầu óc bã đậu của họ không thể nghĩ ra được kế sách gì cho hay ho hơn, nên buộc phải dùng hạ sách như vậy.

Qua hình ảnh bà Nguyễn Thị Lan với nụ cười rạng rỡ của kẻ chiến thắng, vui vẻ đi trong sự chào đón vui mừng của nhân dân Đồng Tâm, chứng tỏ bà Nguyễn Thị Lan đang đứng trên đầu chính quyền Hà Nội, y như câu nói thời chiến tranh người cộng sản hay dùng là “thế ta là ở trên đầu thù” vậy.

Sự kiện Đồng Tâm chắc chắn chưa kết thúc ở đây. Với bản chất gian manh và xảo quyệt, ngu ngốc nhưng cứ cho mình là khôn ngoan, là “đỉnh cao trí tuệ” của những người cộng sản, chúng ta hãy chờ xem chúng còn giở những trò hèn hạ như thế nào nữa đối với nhân dân Đồng Tâm.

Nhưng nhân dân xã Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ bằng được đất của cha ông để lại. Kẻ nào từ chính quyền, công an đến quân đội vào cướp đất sẽ bị tan xác. Thà mất tất cả xã Đồng Tâm, còn một người cũng quyết chiến đấu đến cùng.