©
Nguyễn Tiến Dân
1-
Đem sức cơ bắp, để đi làm thuê, hoặc gia công cho kẻ khác, kết cục, đều giống
nhau. Đó là, hễ “ráo mồ hôi, là hết tiền”. Nguyên tắc này, đúng ở mọi nơi, đúng
ở mọi lúc và đúng ở mọi thời đại. Vì thế, muốn vươn lên để mạnh giàu, ai cũng
phải nằm lòng câu: 非智不興 phi trí, bất hưng. Lời này, nghiệm đúng trên bình
diện Quốc gia, nghiệm đúng đối với bất cứ ngành nghề nào và nghiệm đúng với bất
cứ cá nhân nào. Do vậy, nó sẽ còn sống mãi với thời gian.
2-
Hiểu rõ điều ấy, cho nên, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập
toàn cầu, chiến lược “săn đầu người”, luôn được mọi bên đặt lên hàng đầu và được
thực thi, bất chấp thủ đoạn. Ai có được nhân tài, người ấy sẽ có nhiều cơ hội để
hưng thịnh và ngược lại. Thậm chí, khi chưa săn được nhân tài, người ta sẵn
sàng bằng lòng với câu chuyện “kinh doanh ý tưởng”. Từ những ý tưởng mờ nhạt
ban đầu ấy, họ chịu khó “đãi cát, để tìm ra vàng”. Thế giới, đầy rẫy những
thành công, từ những cái thể loại như thế này. Bill Gates cùng đồng sự, là những
tấm gương tiêu biểu.
3-
Việt Nam mình, nghèo thì nghèo – hèn thì hèn, chứ riêng cái khoản nhận thức
kia, nào có chịu thua thiên hạ.
Khi
xưa, cụ Phan đã đưa ra một công thức nổi tiếng: “Khai dân trí - Chấn dân khí -
Hậu dân sinh”. Nghĩa là, cần chú trọng đồng thời 3 việc: Mở mang nhận thức, tri
thức cho dân chúng - Chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của Dân tộc - Làm cho
đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu. Từ cái ý tưởng tuyệt vời đó, “Cuộc vận
động Duy tân” ra đời và hoạt động một cách sôi nổi. Bọn Thực dân và Phong kiến,
chúng chẳng ngu gì, để không nhận ra mối đe dọa này đối với ách thống trị của
mình. Kết quả, nó sớm bị đàn áp và buộc phải giải tán.
Đến
thời CS, “Đảng mình”, rất coi trọng trí thức. Giáo sư và Tiến sĩ, nhiều nhung
nhúc. Chưa dừng lại ở đó, nghe nói, họ còn định phổ cập Tiến sĩ xuống tận cấp
phường. Khoa bảng nhiều, nhưng những phát minh trong nước của người Việt được
Thế giới nhìn nhận, lại hiếm hơn cả lông lươn lẫn mật chuột và thật ngạc nhiên,
nếu có, chúng lại chủ yếu đến từ những tay ngang và những nhà khoa học chân đất.
Chính thói kiêu ngạo đến mức mù quáng của những người CS, đã triệt tiêu mọi sự
sáng tạo trong xã hội Việt Nam. Khi sự sáng tạo không còn, chúng ta chỉ còn mỗi
cách “học tập và làm theo” những cái khuôn đã đúc sẵn và đầy khiếm khuyết, mà
thiên hạ đã thải ra. Tiền bối, ngu ngốc – hậu thế, thụ động.
Ấy
thế mà, sáng ngày 29- 1- 2019, ngài Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Chính phủ, vẫn
tổ chức cuộc gặp mặt với 300 thần dân “có học” của mình. Những người, được gọi
là trí thức và nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam. Tại đó, ngài khua môi – múa
mép: “Tận dụng cơ hội, sức mạnh thời đại, khắc phục hạn chế, chung tay cùng đồng
bào trong nước và nước ngoài, kêu gọi sự tâm huyết của các nhà khoa học, để đưa
Việt Nam tiến lên… Chúng ta quyết không để dân tộc ta đói nghèo và lạc hậu(!)”.
Nghe
ngài nổ, dân gian phì cười. Họ chẳng chấp ngài Thủ tướng “cờ lờ mờ vờ”, vì
không lạ gì cái bản chất lươn lẹo, trơ trẽn và nói lấy được của lãnh đạo CS Việt
Nam. Khi hót, ai cũng “hoành tá tràng” và cố tỏ ra, mình khôn lọt vành. Sự thực,
“trăm voi, không được bát nước xuýt”.
4-
Trước hết, hãy xem cái cách, mà chế độ CS sử dụng “nhân tài”:
–
Tạm bỏ qua mấy ông hoạn lợn và tiều phu thất học, xét thẳng vào trường hợp của
ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông này, học vấn cao chót vót. Giáo sư, với lại
Tiến sĩ, ngài chẳng sểnh thứ đếch gì. “Trên, thông thiên văn – Dưới, tường địa
lý”. Nghe ngài thuyết giảng cho những tay đã đần độn, lại còn gần đất và xa trời,
cua mà bò ra đến tận miệng lỗ, cũng phải vội chui tụt ngay vào trong hang. Nào
chỉ có nói, ông ta cũng rất giỏi làm. Khó như “hái sao trên trời”, ông ta cũng
làm được và làm rất tốt. Chính ông, đã từng tự phụ, mà khuếch khoác rằng: “Đất
nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Nghe câu này, cả thiên hạ, bò ra
cười. Nhất là, các bác ở dạng “thế lực thù địch và phản động” với Đảng CS. Các
bác ấy, tha hồ mà đàm tiếu và chẳng ai chịu nhận ra rằng, mình đã nhầm lẫn một
cách hết sức tai hại. Nghĩ kĩ đi, chỉ cần thay “Đất nước”, bằng cụm từ “Các đời
Tổng Bí thư”, câu này, đúng tuyệt đối và đó cũng là thành tựu vĩ đại nhất của
ngài. Thành tựu, mà chưa một đời Tổng Bí thư CS nào, có thể làm được.
Trước
hết, phải khẳng đinh một điều: Nguyễn Phú Trọng, là một con người vô cùng nhân
hậu. “Kính trên – nhường dưới”, là cái điều, ông luôn khắc sâu trong lòng. Vinh
quang và thiêng liêng, có gì sánh được với Nghĩa vụ Quân sự? Ấy thế mà, ngài
cũng lui xuống phía sau, để nhường nó cho những kẻ kém hiểu biết và hiếu danh
khác. Không biết đi ắc ê, cũng chưa từng ngửi mùi thuốc súng. Tuy vậy, ngài vẫn
giành được chức Chính ủy của toàn Quân. Không dừng ở đó, ngài còn giành tiếp được
chức Chủ tịch Nước. Hiển nhiên, thâu tóm nốt quyền Tổng Tư lệnh các Lực lượng
Vũ trang. Quá quắt hơn, lại nhảy tiếp vào Đảng ủy Công an Trung ương, để nắm và
chỉ đạo nốt công việc nội trị. Gian hùng như Lê Duẩn, cũng không có nổi 1 trong
3 cái chức ấy và suy rộng ra, trên thế gian này, cũng chưa có ai dám nghĩ, chưa
có ai dám làm và chưa có ai làm được cái điều như thế. Vậy, ai hơn ai?
Ngày
xưa, Lê Duẩn đã từng làm được cái công việc “kinh thiên – động địa”. Cái việc,
mà trên thế giới, chửa có nước nào làm được. Đó là, tống cổ hết cái thể loại,
có tên là Hoa kiều về nước. Để, trừ cái hậu họa “con ngựa thành Troia” cho Việt
Nam. Ngày nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại khom lưng – uốn gôi, nguyện rước
đội quân thứ 5 đó vào Việt Nam. Không những thế, còn tận tình bố trí, để chúng
đứng chân trên những địa bàn chiến lược, có giá trị yết hầu cả về Kinh tế, lẫn
An ninh và Quốc phòng. Mọi lời khuyên can, kể cả của tướng Giáp, cũng đều bị
ngài bỏ ra ngoài tai. Vậy, ai hơn ai?
…
Giỏi
như thế, nhưng thỉnh thoảng, ông ta cũng hớ hênh, khi để lộ ra cái “gót chân
Achilles” của mình. Khi nghe người khác chất vấn: “Có đúng, ông định nhất thể
hóa cả 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước, theo mô hình của Trung Quốc?”.
Ngài giãy lên, như đỉa phải vôi và hấp tấp lấp liếm: “Đây là hai cơ chế khác
nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ thì sẽ không
chuẩn; đồng thời cũng không nói nhất thể hoá, nôm na thì đây là bầu cho một người
để làm hai công việc này”. Nói thật, nghe lời giải thích rối rắm của ông Tổng,
bợm như Dân già, cũng đành chịu. Không thể hiểu nổi, cho nên, gặp ai cũng hỏi.
Câu trả lời chỉ có, khi thỉnh giáo một hiền triết già. Bác ấy, cười tủm tỉm và ỡm
ờ: “Có 2 khả năng. Thứ nhất, đã kiêm nhiệm, chỉ được nhận 1 suất lương. Đã nhận
lương Tổng Bí thư, thì thôi nhận lương Chủ tịch Nước và ngược lại. Còn khi một
người lại làm cả 2 việc, ắt hẳn, sẽ được nhận 2 lương. Nếu mà đúng như thế, Tổng
Bí thư của cậu (!), hơi tham và cái câu chuyện, ông ta là người liêm khiết về mặt
tiền bạc, chỉ là cái chuyện tào lao. Thứ 2, ông ta muốn sánh ngang với Hồ Chí
Minh. Do đó, muốn ngoài 2 người này ra, không có thêm bất cứ một người thứ 3
nào, được đồng thời giữ chức Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước. Cho nên, giữ nguyên
cả 2 cơ quan nói trên, không cho sát nhập làm một và sau ông ta, mọi thứ lại trở
về với cái máng lợn sứt. Nghĩa là, ‘tứ trụ’ sẽ thay cho cơ chế ‘kiềng 3 chân’
như ngày hôm nay. ‘Khôn ngoan, không lại với Trời’. Nói như thế, tưởng là hay.
Ai ngờ, nó lòi ra cái điểm yếu chết người: Có một ông Trọng làm Tổng Bí thư và
có 1 ông Trọng làm Chủ tịch Nước. Hai vai này, hoàn toàn không trộn lẫn và chẳng
có liên can gì đến nhau. Do đó, chửi ông Trọng trong vai Chủ tịch nước, là có vấn
đề. Chứ chửi ông Trọng trong vai Tổng Bí thư, hãy vô tư đi. Đơn giản, chưa có
Luật về Đảng, chẳng bắt bò được người ta”. Chẳng biết, bác ấy, đùa hay thật.
–
Cán bộ dưới trướng ông Tổng, còn khá hơn nhiều. Chỉ xin, nêu trường hợp của
chàng trai Phùng Xuân Nhạ. Về hình dạng, chàng hơn người ở 2 cái tuyến nước bọt
khổng lồ. Việc đó, khiến quai hàm chàng luôn bạnh ra, giống như 2 mang của 1
con rắn độc. Tự hào về nó, ra đường, lúc nào chàng cũng vác cái mặt lên trời, để
khoe. Với cái dị dạng ấy, mọi sách bói toán, đều phải xếp chàng vào cái hạng:
Đã ăn tạp, lại sánh ngang được với thuồng luồng, khi nó đi đổ đó. Ăn thì như rồng
cuốn, nói thì như rồng leo, còn sức học của chàng? Xin thưa, đạo văn của người
khác, là nghề của chàng. Chẳng biết ngượng, đi đâu, chàng cũng vỗ ngực khoe
khoang, có tận 2 bài báo công bố Quốc tế. Truy nguồn, cả 2 bài báo này, đều được
đăng duy nhất trên một tạp chí khoa học. Rủi thay, tạp chí này thuộc cái loại
hàng bãi… rác và chẳng được ai công nhận.
Ngày
xưa, muốn xem một con chim có khôn hay không, người ta thử tiếng của nó. Nay,
đem Xuân Nhạ ra, mà thử lời? Hổng dám đâu. Đơn giản, chàng là cái thằng ngọng
líu lo. Có kẻ độc mồm, nói rằng, xét về mặt bản chất, chàng chỉ là một người
khuyết tật. Khi không có chó, Đảng CS bắt mèo phải dọn cứt và sắp đặt, để chàng
ngồi vào cái ghế đứng đầu Bộ Dục. Dưới sự lãnh đạo tài tình của chàng, Bộ Dục của
nước Nam, liên tục tuột dốc không phanh. Thê thảm đến mức, Giáo sư Hoàng Tụy đã
phải thốt lên: “Thật nhục cho nền giáo dục và khoa học Việt Nam. Một bộ trưởng
mà như thế, nếu còn biết tự trọng, thì hãy nên từ chức”. Cả cuộc đời, chàng
không biết: tự trọng, nó là cái giống gì. Vì vậy, đến giờ, vẫn nguyên vị.
Xét
trên diện rộng, tất cả những kẻ cầm đầu của cái thể chế hiện nay, chúng thừa
tham lam và dối trá. Đã thế, lại còn độc tài, độc ác và bảo thủ. Đầu óc, tối
tăm. Bù lại, chúng có lưỡi lê, xe tăng, dùi cui và nhà tù. Cộng thêm vào đó, là
bộ máy Tuyên truyền khổng lồ. Hàng ngày, nó cần mẫn sản xuất ra những điều dối
trá. Chúng dùng những thứ đó, bắt buộc dân chúng phải chịu sự lãnh đạo “trực tiếp
– toàn diện và tuyệt đối” của chúng. Chúng cho ăn, mới được ăn. Chúng cho nói,
mới được nói. Chúng cho làm, mới được làm. Chống đối, là chúng “xử lý” người ta
liền. Và, chúng gọi đó, là nhân quyền. Đi theo con đường của chúng đã chọn, dân
chúng có bị tuột xuống dốc hay lăn xuống vực sâu, hậu xét.
Một
thể chế như thế, tuyệt đối, không có chỗ đứng cho sự sáng tạo – tuyệt đối,
không có chỗ đứng cho người tài. Ngược lại, nhân tài của chúng ta, cứ hở ra, là
mất tăm – mất dạng trước sự thờ ơ của Đảng CS. Từ những cháu nhỏ, sau khi đã nhọc
nhằn vượt qua được “Đường lên đỉnh Olympia”, ở đầu dốc bên kia, đã có kẻ giăng
lưới ra, vợt tiệt. Lớn lên một tí, cũng cùng chung số phận. Giỏi, mấy ai hơn Lê
Bá Khánh Trình, mấy ai qua mặt được Giáo sư Ngô Bảo Châu? Nhưng hãy công tâm, để
so sánh số phận của 2 con người này. Từ đó, rút ra được cái cách, mà các chế độ
đối nghịch nhau đã làm, trong việc: phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Nhân
tài của chúng ta, không thiếu. Nhưng họ chỉ thành danh, khi đã ở bên ngoài lãnh
thổ của Việt Nam. Hoặc chí ít, cũng ở trong những liên doanh với nước ngoài.
5-
Này ông Trọng, này ông Phúc, này bà Ngân.
Khi
sĩ phu, ngoảnh mặt. Còn nhân tài, lớp đang ở trong đại lao – lớp khác, phải dạt
hết ra nước ngoài: Các ngài, cùng với bọn lâu la đần độn, lấy cái gì, để chấn
hưng Đất nước? Muốn “không để dân tộc ta mãi đói nghèo và lạc hậu”, đừng dối
lòng nữa và cũng đừng tự hào với thành tích xuất khẩu hàng trăm ngàn lao nô, ô
sin hoặc tệ hơn, xuất khẩu cả đĩ điếm và lũ trộm cắp ra khắp năm Châu – bốn Bể.
Hãy bắt đầu, bằng những công việc, mà Phan Chu Trinh còn bỏ dở.
Sống
trong giang hồ, nên Dân già có cơ hội được đặt chân đến nhiều vùng quê của Tổ
quốc. Tại đó, lão đã được làm quen và vinh dự hầu chuyện với nhiều quái kiệt.
Những người này, giống như Thánh Gióng trong chuyện cổ tích. Họ đang giả câm, để
khỏi phải nói. Họ đang giả điếc, để khỏi phải nghe và đang trùm chăn – đắp chiếu,
không muốn bước chân ra khỏi cửa, để khỏi phải nhìn thấy cái cảnh chính sự nhiễu
nhương hiện giờ. Kể cho các ông bà nghe, chỉ 2 trường hợp.
–
Người thứ nhất, là một trong những Tiến sĩ nghiên cứu hạt nhân xuất sắc của Việt
Nam. Bác ấy, là bạn chí thân với lão. Thời trai trẻ, cả 2 học cùng một lớp và
đương nhiên, thụ giáo một thày. Một người thày vĩ đại, đã giàu Nhân đức, lại thừa
Tài năng. Chỉ vì, vướng tí “thành phần”, mà cả cuộc đời, thày long đong – lận đận.
Ngay
từ bé, bác ấy đã sớm nổi tiếng với 2 đức tính: Thông minh và Hiếu học. Bác ấy,
chỉ có một nhược điểm cơ bản và không thể sửa chữa, đó là, hết sức lười. Đừng
có nói học, mà khi làm bất cứ một thứ gì, bao giờ, bác ấy cũng chỉ rình rình
nghĩ đến phương án tối ưu và tìm ra con đường đi ngắn nhất. Lười đến thế, là
cùng.
Không
chỉ làm hạt nhân, bác ấy còn tự nghiên cứu về y học. Trong y học, bác ấy lại chọn
ung thư – đề tài gai góc nhất, để đối đầu và giống như bất cứ một người thông
minh nào, bác ấy không chấp nhận “kiên định” đi theo những con đường mòn. Bác ấy
không muốn: Ung bướu, chỉ có thể tiếp cận với hạt nhân, bằng phác đồ xạ trị, kiểu
hiện hành. Bác ấy muốn mở ra một hướng nghiên cứu, có thể nói, mang tính chất đột
phá trong lĩnh vực nghiên cứu phòng chống ung thư. Nguyên lý của nó, được bác
giải thích một cách cực kì đơn giản:
Tế
bào ung thư sống trong cơ thể người, giống như 1 tên khủng bố sống ở giữa một
đám rất đông quần chúng. Muốn diệt tên khủng bố đó, có 2 cách. Cách thứ nhất,
ném bom rải thảm vào giữa cái đám đông ấy. Cách này, người ta hiện đang dùng, để
xạ trị cho bệnh nhân và bác ấy muốn dùng cái cách thứ 2, để đặt dấu chấm hết
cho cái cách thứ nhất. Cách thứ 2 này, dùng công nghệ, để nhận diện tên khủng bố.
Tiếp đó, khóa mục tiêu. Cuối cùng, tung đội đặc nhiệm vào áp sát và mỗi đối tượng,
sẽ bị tiêu diệt, bởi chỉ 1 viên đạn duy nhất.
Nếu
thành công, đừng nói người giàu, mà ngay cả người nghèo, cũng không đến mức
“khuynh gia – bại sản” khi điều trị căn bệnh quái ác này. Không những thế, sức
khỏe của họ, cũng không bị tổn hại một cách nặng nề, khi điều trị.
Nhân
văn, là ở chỗ ấy và giỏi tài, cũng là ở chỗ ấy.
Công
trình khoa học đó, đã được bác thuyết trình trước nhiều nhà nghiên cứu Ung thư
hàng đầu của nhiều Quốc gia và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của họ. Cho đến
hôm nay, nó đã được in trên tạp chí: “Nghiên cứu và điều trị Sinh Y học” của Thế
giới, để giới thiệu đến đông đảo những người quan tâm.
Việt
Nam, nơi mà tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư/ dân số, cao vào hạng thứ 2 trên thế giới.
Nhưng từ xưa đến nay, chúng ta chỉ biết loay hoay “học tập và làm theo” thiên hạ.
Cũng xạ trị và cũng nhập về toàn những cái của nợ, để chữa bệnh cho dân nghèo.
Ít nhất, cái con mụ Kim Tiến đã vô trách nhiệm, khi để lũ quỷ – những đồng nghiệp
của mụ, nhập về thuốc chống ung thư giả và bán nó với giá cắt cổ cho những bệnh
nhân, đã ở vào thế tuyệt vọng.
Các
ông bà, liệu có mong cái đề tài của bác ấy chóng thành công và đi vào cuộc sống.
Để biến Việt Nam mình, trở thành trung tâm nghiên cứu chống ung thư hàng đầu của
Thế giới? Muốn vậy, hãy cử một sứ giả xứng đáng, cùng với 1 cỗ xe Công nông ậm ạch,
để đón bác ấy về. Nếu chưa biết bác ấy là ai và đang ở đâu, cho người xuống nhà
lão, lão chỉ cho mà tìm.
–
Người thứ 2, lão muốn kể, đó là một doanh nhân đại tài, một “nhà khoa học chân
đất”. Bác ấy, có tên là Phạm Văn Trung. Năm 1950, khi mới tròn 16 tuổi, bác ấy
đã gia nhập hàng ngũ của những người kháng chiến chống lại Thực dân Pháp và có
rất nhiều đóng góp hết sức đặc biệt, trong công cuộc, mà các ông bà vẫn gọi là
“kháng chiến chống Mỹ”. Vì vậy, tuy thấp – bé – nhẹ cân, nhưng bác thuộc cái hạng
được “Vua của những cái loài CS, biết mặt – Chúa của những cái loại nói láo, biết
tên”. Tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh, một thời, là thủ trưởng trực tiếp của bác ấy.
Nói
bác ấy là 1 doanh nhân đại tài, bởi ngay trước năm 1986, bác ấy đã làm ăn một
cách đường đường, chính chính và tích lũy được số vàng, lên đến trên 3 000 (ba
ngàn) cây. Số vàng đó, liệu có phải do buôn lậu thuốc phiện, hoặc do làm gián
điệp, mà có? Muốn có câu trả lời, nên trực tiếp gặp mặt bác ấy. Tin rằng, khi
đó, các ông bà, sẽ bật ngửa ra và thốt lên: “Tại sao lại có cách đơn giản, mà
kiếm được nhiều tiền đến thế”. Tiết lộ thêm, hiện giờ, trong tay bác ấy, vẫn
còn vô thiên lủng những món võ đơn giản như thế.
Nói
bác ấy là “nhà khoa học chân đất”, bởi bác ấy chưa có bất cứ một cái loại bằng
cấp chính quy nào. Tuy vậy, ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, bác ấy đã
dùng nước mặn, để trộn bê tông và dùng nó để xây dựng các công trình nghiên cứu
Khoa học ở giữa biển. Chất lượng của nó, không tồi. Dùng búa tạ, đập đến sái cả
tay, chưa chắc đã vỡ. Công nghệ này, Quân chủng Hải quân rất cần. Nhưng không
ai thèm để ý và chỉ đến ngày 14- 3- 2012, Bộ Quốc phòng mới nhận được sự chuyển
giao công nghệ nói trên, từ Công ty Thạch Anh (https://tuoitre.vn/lam- betong-
tu- cat- va- nuoc- bien- 482108.htm). Công ty Thạch Anh phải dùng phụ gia kết
dính đặc biệt, để phối trộn bê tông. Còn bác ấy, dùng cách gì, để làm được cái
việc ấy? Lão đây, không được phép trả lời. Chỉ có thể, nói 1 câu: Khi đất nước
cần, bác ấy sẵn sàng chuyển giao. Và, miễn phí.
Giỏi
như thế, nên ngày 20-1-1986, bác ấy đã được Chính quyền địa phương cấp mặt bằng
biển, tại áng Tai kéo, Vạn bội để triển khai đề tài Khoa học 009 – Đề tài cấp
Quốc gia. Cùng tham gia đề tài, là Giáo sư Võ Quý – nhà Tự nhiên học và điểu học
nổi tiếng. Nổi tiếng, không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam, mà của cả Thế giới. Tại
sao, một người lừng lẫy như Võ Quý, lại chọn Phạm Văn Trung? Câu trả lời, dành
cho các ông.
Tiếp
đó, năm 1998, Bộ Thủy sản cấp phép, để biến áng Tai kéo thành điểm ươm giống
các loại cá quí hiếm và nuôi tôm hùm cho đẻ trong môi trường tự nhiên. Tuy những
đề tài này, là của Quốc gia. Nhưng biết rõ, vào những thời điểm đó, Nhà nước
còn đang bị chồng chất những khó khăn. Vì vậy, gia đình bác và những cộng sự,
đã tự nguyện không nhận kinh phí của Nhà nước. Toàn bộ 3.000 (ba ngàn) cây vàng
tích góp được, bác đem bán hết và lấy số tiền đó, để triển khai đề tài.
Trong
suốt thời gian triển khai đề tài, từ Trung ương tới Địa phương, cấp nào cũng hết
mực tạo điều kiện cho các bác làm việc. Ít nhất, 3 Phó Thủ tướng của nước
CHXHCN Việt Nam, Chánh văn phòng của UBND thành phố Hà nội, Chánh án Tòa án huyện
Cát bà, Chánh án Tòa án TP Hải phòng, Phó Chánh án Tòa án Tối cao… đã ra thăm
và động viên nhóm nghiên cứu. Chính họ, đã quay phim, ghi hình các công trình
nghiên cứu này. Hiện, những tư liệu quý đó, vẫn đang được nhóm nghiên cứu bảo
quản một cách hết sức cẩn thận.
Tưởng
rằng, khi không tranh chức quyền và không tranh tiền vàng với ai, đã thế, còn
làm không công cho Nhà nước, ai dám to gan, để quấy phá? Sự thực, không phải là
như thế. Sự thực, nó tồi tệ và cay đắng hơn nhiều.
“Trồng
cây, sắp đến ngày ăn quả”. Nhưng mọi việc phải dừng, khi xuất hiện tên vô lại
Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng viện Thủy điện và năng lượng tái tạo. Không cần
trình bày, y và đám lâu la đã san phẳng đến tận gốc rễ, tận nền móng của toàn bộ
cơ sở vật chất của đề tài Khoa học này. Thậm chí, ngay dưới chân tượng của ông
Hồ, các bác ấy xây một bể chứa nước ngọt, dành cho bà con ngư dân dùng miễn
phí, chúng cũng không tha. Chúng hạ bệ ông Hồ (theo đúng nghĩa đen) và đang
tâm, đập nát cái bể nước đó. Tự nhiên như ruồi, chúng coi đồ đạc của nhóm
nghiên cứu, là chiến lợi phẩm và tự mang ra chia chác với nhau. Không những thế,
chúng đơn phương tuyên bố: Không chấp nhận 3 văn bản mà nhóm nghiên cứu đã được
Nhà nước cấp. Theo chúng, toàn bộ các văn bản đó, đều là hàng rởm (!). Liên tục,
chúng lôi những nhà Khoa học của chúng ta lên các cơ quan chức năng, để hành. Tột
cùng của sự đê tiện, có hôm, sau 22 giờ đêm, chúng vẫn cho người xuống tận nhà
riêng của bác ấy, để khủng bố tinh thần.
Song
song với cây gậy, củ cà rốt, cũng được chìa ra. Ai đó bắn tiếng, sẵn sàng lót
tay nhóm nghiên cứu 60 (sáu mươi) tỷ VND. Với điều kiện duy nhất: phải cho những
đề tài đó vào sọt rác và nhường áng Tai kéo, cho chúng.
Nghĩ
đến thân phận bao người dân nghèo đang sống ven biển ở 28 tỉnh thành của cả nước,
nhóm nghiên cứu kiên quyết không lùi bước. Họ đã tố cáo những hành vi mờ ám của
tay viện trưởng Việt, lên thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
–
Thứ nhất, dựa vào căn cứ khoa học nào, mà tay Việt dám nhận và đem cái dự án phát
triển thủy điện ra giữa biến nước mặn phẳng lặng, để triển khai? Cái dự án này,
so với những đề tài cấp Quốc gia về môi trường biến, cái nào có giá trị hơn?
–
Thứ 2, nghe nói, ông ta đã rút tiền Nhà nước và tiêu tốn vào cái dự án này, mấy
chục tỷ VND. Nhưng cho đến nay, chưa có bất cứ một ngọn đèn nào được thắp sáng
lên, từ cái kết quả của công trình ấy. Vậy, số tiền kia, đã chui vào túi những
ai?
–
Thứ 3, đập phá và lấy hết tài sản của một công trình nghiên cứu khoa học cấp Quốc
gia, tội cướp ấy, liệu có bị khởi tố về mặt hình sự?
6-
Này ông Trọng, này ông Phúc, này bà Ngân.
Đã
7 lần, bác Trung tới gặp Thanh tra của Bộ NN & PTNT và cũng chừng ấy lần,
bác ấy ra về, với 2 bàn tay trắng. Từ đó, bác hiểu: Bọn kia, cùng ở trong một
nhóm lợi ích. Do đó, chúng thông đồng và cấu kết với nhau, để bao che sự việc.
Đồng tiền bẩn thỉu, đã làm chúng mờ mắt. Chúng không hề nghĩ đến quyền lợi của
hàng triệu đồng bào chúng ta – những người, còn đang vất vả mưu sinh ở những
vùng biển ven bờ. Những người đó, sẽ có cơ hội đổi đời, từ kết quả của những
công trình nghiên cứu này. Hậu quả, bác ấy, đã có những suy nghĩ tiêu cực và
lão đây, đã phải vô cùng vất vả, để đấu tranh với những tiêu cực ấy.
Các
ông bà nên nhớ: Người như Phạm Văn Trung, là mục tiêu hấp dẫn, khiến bao kẻ
thèm khát và mong muốn sở hữu. Do đó, đừng để xảy ra kịch bản: Có một ngày nào
đó, chuyên gia Phạm Văn Trung sẽ về nước, dưới danh nghĩa đại diện cho Tổ chức
Nông lâm Thế giới, để giúp đỡ cho ngành thủy sản của Việt Nam. Lúc đó, còn mặt
mũi nào, mà nhìn nhau được nữa?
Về
phần cá nhân, lão đây cực kì căm ghét cái chế độ độc tài của các ông. Cái chế độ,
đã lừa đảo một cách đê tiện và đã cướp đi của lão hàng chục tỷ VND. Khiến lão
tan cửa – nát nhà và đến bây giờ, vẫn lang thang như 1 tay du mục. Tuy vậy, lão
không “giận cá – chém thớt”, để đánh đồng các ông với những người dân lành kia.
Lão muốn thuyết phục bác Trung: Hãy tận lực hoàn thành nốt đề tài và nhanh
chóng biến áng Tai kéo thành trung tâm tập huấn, chuyển giao công nghệ đó cho
bà con ngư dân Việt Nam. Không ngoại trừ, chuyện hợp tác Quốc tế, ở đó.
Quả
bóng, hiện đang nằm trong chân của các ông. Không đá, từ nay, đừng có mở mồm ra
mà ba hoa chích chòe nữa, nhục lắm.
FB
Nguyễn Tiến Dân