Nguyễn Đình Cống
Đang ngồi ở đâu mà lại phải thắt dây an toàn? |
Trong Hội nghi 10 của BCH TƯ ĐCSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng nêu 3
câu hỏi, trong đó có vần đề : “Đổi
mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi
mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc…
hiểu cho đúng những cái đó”
Tuy ông rào trước rằng
: “ Có tính chất gợi mở”, nhưng nhiều
người thông qua đó mà đoán già đoán non
về thâm ý của ông.
ĐCS rất thích dùng từ
“đổi mới”, trong khi có nhiều việc thực ra là sửa sai. Với nền chính trị của VN hiện nay nên dùng từ cải cách có lẽ
sát đúng hơn.
Gần đây cải cách ( hoặc đổi mới) chính trị (hoặc thể chế) đã được các nguồn tin Lề Dân và Lề Đảng bàn nhiều. Đó là việc đổi mới chính trị cùng
với đổi mới kinh tế. Phải chăng mọi người đã thầm nhuần được rằng sự phát triển
hoặc thất bại của quốc gia phụ thuộc vào thể chế chính trị và thể chế kinh tế.
Mỗi thể chế có 2 trạng thái chính là dung hợp và chiếm đoat ( sách Tại sao các
quốc gia thất bại).
Chế độ nhà nước có
nhiều kiểu khác nhau, nhưng chế độ hoặc
thể chế chính trị thường quy về 2 nhóm
là dân chủ và độc tài. Dân chủ ứng với
trạng thái dung hợp, độc tài ứng với trạng thái chiếm đoạt. Mỗi nhóm có các mức
độ cao thấp khác nhau.
Độc tài nói chung là
xấu, nhưng không hẳn hoàn toàn xấu, vì một số nước nhờ có độc tài trong thời
gian ngắn, do người đứng đầu có đạo đức và tài năng mà ngăn được rối loạn, củng
cố được quyền lực để phát triển. Đó là Singapore thời kỳ đầu của Lý Quang Diệu,
Nam Hàn thời Pắc Chung Hy, nước Nga thời Pi e đại đế, Trung hoa thời Khang Hy
v.v…Dân chủ nói chung là tốt, nhưng
không hoàn toàn tốt , vì có lúc cũng xẩy ra rối loạn..
Vấn đề quan trọng là
phẩm chất của những người cầm quyền. Đất nước sẽ phát triển tốt đẹp khi chính
quyền được những người có tài năng và đạo đức quản lý. Họ là những tinh hoa của
dân tộc. Khi chính quyền lọt vào tay những
kẻ vừa ngu vừa tham, nhưng có nhiều thủ đoạn, có nhiều âm mưu thì bọn thống trị vừa củng cố quyền lực và vơ vét tài sản, vừa
phá nát đất nước và khống chế nhân dân.
Khi chính quyền lỡ bị
rơi vào tay bọn ngu và tham, nếu là thể chế dân chủ thì chúng chỉ có thể gây
tai họa cho đất nước trong thời gian ngắn, chúng sẽ nhanh chóng bị dân loại bỏ..
Nhưng nếu bọn thống trị tạo lập được độc tài rồi trở nên ngu và tham thì rất
nguy cho dân tộc, chúng kéo dài chưa biết đên bao lâu.
Thông thường cải cách
từ thể chế độc tài, chiếm đoạt trở thành thể chế dân chủ, dung hợp, nhưng cũng
có khi ngược lại. Đó là lúc nền dân chủ rơi vào tay bọn ngu dốt, huyênh hoang,
chúng không quản lý được, để cho xã hội bị hỗn loạn lâu dài. Cần phải tạm thời
có bàn tay cứng rắn để xiết chặt kỷ cương.
Khi đặt ra việc cải
cách, trước hết cần có đánh giá thực trạng xã hội tương đối chính xác, phải
nhìn thẳng vào sự thật chứ không chỉ dựa vào các báo cáo một chiều. Hiện nay Lề
Đảng và Lề Dân có những đánh giá rất khác nhau về xã hội VN. Khác nhau về mức độ,
về nguyên nhân. Từ đó hai Lề đề ra những biện pháp và bước đi hoàn toàn khác
nhau.
Để có được đánh giá
tương đối đúng thì hay nhất là tổ chức đối thoại giữa 2 Lề. Nếu chỉ nghe một Lề
thì có khả năng chỉ mới biết được một phần sự thật . Mà một phần bánh mỳ là
bánh mỳ, còn một phần sự thật nhiều khi là dối trá.
Ông Trọng đưa ra câu hỏi thăm dò, định tìm ý tưởng
trong các UV BCH TƯ, trong Hội đồng lý luận, trong các trí thức của Đảng. Nếu vậy
thì có nhiều khả năng ông chẳng tìm được gì hết. Phần lớn họ là những người
thích và chỉ có thể nói theo. Nếu thực sự ông muốn tìm con đường mới cho Đảng,
muốn cải cách ( hoặc đổi mới ) chính trị thì rất nên mời các nhà hoạt động Lề
Dân để
các nhà lý luận của Đảng đối thoại với họ.
Tốt nhất là ông chủ tọa
các buổi đối thoại để nếu cần thì đặt câu hỏi cho cả 2 bên, hoặc ông ngại xuất
đầu lộ diện thì cứ cho thu hình toàn bộ để xem. Hay nhất là đối thoại công khai,
nhưng chắc rằng các nhà lý luận của Đảng chưa dám nhận. Vậy cứ tổ chức đối thoại
kín cũng được, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, thiện chí. Mục đích của đối thoại
là hợp tác để cùng nhau tìm sự thật. Nên đối thoại theo từng vấn để, thí dụ các
vấn đề sau : Thực trạng xã hội; Chủ nhĩa Mác Lê; Vai trò cầm quyền của Đảng; Viết
lại điều lệ đảng; Vai trò kinh tế quốc doanh v.v… Mỗi vấn đề có thế cần đối thoại trong nhiều buổi. Có thể tổ chức
đối thoại đồng thời một số vấn đề ở những
địa điểm khác nhau.
Một câu hỏi vô cùng
gay cấn là : Phải chăng Đảng đã chiếm đoạt quyền của dân và rõ nhất là tạo ra một
Quốc hội bị lệ thuộc. Việc đầu tiên của cải cách nên từ Quốc hội. Hãy để cho
dân bầu ra một Quốc hội xứng đáng theo một số tiêu chí sau :
+ Bỏ cách Đảng cử dân
bầu, bỏ đặc quyền của Mặt trận lập danh sách ứng viên, bỏ việc đưa ứng viên tự
do ra truy hỏi ở cơ sở, bỏ việc hạn chế số ứng viên tại mỗi đơn vị bầu cử, bỏ
việc vận động bầu theo cơ cấu ( cho đủ thành phần đại diện).
+ Đại biểu QH phải là
những chính khách, phải có tranh cử. Đại biểu QH không thể đồng thời là cán bộ
của cơ quan hành pháp hoặc là chủ đích thực của doanh nghiệp.
+ QH phải hoạt động độc
lập, tuân theo Hiến pháp, không bị chi phối bởi Trung ương Đảng hoặc Bộ Chính
trị
+ Chủ tịch QH phải được
bầu trên cơ sở tranh cử. Bãi bỏ việc Bộ Chính trị cử Chủ tịch QH.
Việc quan trọng tiếp
theo (nhưng cũng nên làm ngay) là chuyển đổi từ một đảng lãnh đạo cách mạng và
nắm giữ chính quyền theo lối toàn trị thành một đảng chính trị cầm quyền. Việc này nên tham khảo Đảng
Hành động nhân dân của Singapore.
Trước mắt, nếu ông Trọng
quả thật có thiện chí thì đừng xem những người ở Lề Dân là thế lực thù địch, là
phần tử thoái hóa biến chất. Ông hãy cho điều tra kỹ những người như Hà Sĩ Phu,
Tương Lai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ
Chi, Nguyễn Đình Cống v.v.. xem thực chất
họ là người thế nào. Ông hãy tiếp xúc và nghe trực tiếp từ họ xem . Riêng tôi
có thể nói chuyện với ông hoặc với Hội đồng lý luận về lĩnh vực xây dựng đảng,
về những sai lầm của Mác Lê.
Trước hết là quốc hội
Khi giải thích “đổi mới chính
trị” là đổi mới cái gì, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong Diễn văn bế mạc Hội
nghị Trung ương 10/Khóa đảng XI ngày 12/01/2015 như sau:
“Tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn các đề
xuất liên quan đến vấn đề “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế.” Phải
nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi
chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới
cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống
tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền
quốc gia”.
Cũng với nội dung này, theo
bản tin của báo VnExpress ngày 10/04/019, thì: “Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa
đã nhạt dần? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã
hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên
chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để
chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh,
không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh”.