12 novembre 2019

Tôi chán thứ văn hoá chống cộng già làng.




Độc tài sợ hãi sự thực. Các nổ lực bưng bít thông tin trước sức mạnh của truyền thông như Internet, Google, Facebook, Blog v.vv đã làm cho csVN lo ngại. Khi không thể ngăn chận, thì họ trừng phạt. Những bản án bịt miệng ACE Dân chủ nặng nề, và dùng mạng xã hội để quảng bá răn đe, cảnh cáo, đều nằm trong dã tâm đó.
Nếu bạn hỏi các ACE tại Việt Nam, bất kể xuất thân từ đâu và đang tham gia Dân chủ, cái gì đã làm họ thay đổi. Câu trả lời sẽ là ánh sáng của sự thực, và Internet là nguồn đã mang đến chọ họ sự tỉnh thức (*). 

Như Lưu Hiểu Ba, nhà đấu tranh Nhân quyền được trao giải Nobel từng phát biểu, "Internet là món quà của thượng đế.....". Và dĩ nhiên độc tài sẽ không ngồi yên chờ chết. Nó giãy dụa, phản ứng, ngăn chận và đàn áp, vì đó là bản chất thú tính của độc tài.
Việt Nam có hơn 50 triệu người dùng Internet, trong đó hơn hai phần là giới trẻ, và khi chỉ một phần nhỏ số đó tỉnh thức, dám đứng dậy, thì độc tài phải cáo chung. Những con số cụ thể này, để chúng ta thấy sức mạnh tiềm ẩn ở đâu trong các biến động chính trị, kinh tế và xã hội, và dĩ nhiên sức mạnh này, mỗi lúc một gia tăng, đang là nổi ám ảnh của chế độ độc tài.
Năm ngoái, chúng tôi mua một quảng cáo trên FB, lên án csVN vi phạm Nhân quyền trước hội nghị APEC. Quảng cáo gửi đến hơn 43,000 Facebookers ở VN. Trong đó, có gần 3,000 người đã dám bày tỏ sự đồng tình với nội dung, hơn 100 người tiếp tay phổ biến. Họ là ai, đa số ở Sài Gòn và Hà Nội, trong lứa tuổi chưa quá 25. Bên cạnh đó, cái nôi của thãm họa formosa như Thanh hóa, Nghệ an v.v...là những thành phố có nhiều người khác, cũng dám bày tỏ chính kiến. Ngược lại, Huế, thành phố từng xuống đường dữ dội trong những năm trước 1975, lẹt đẹt chỉ vài chục người dám lên tiếng, đứng hàng thứ 10, sau cả Lâm Đồng. Đây là những con số biết nói. Nó chỉ báo cách mạng có thể tiềm ẩn ở đâu, và nhân tố nào sẽ đóng vai trò quan trọng, trong nhiều năm sắp tới.
Chúng ta đang ở thời kỳ đấu tranh của công nghệ và kỷ thuật, chứ không phải cứ làm thày bói mù, và thánh phán. Thích chụp mũ, dạy bảo hay ảo tưởng các giá trị cũ rích, lổi thời, thui chột và lạc hậu, thích phong vương, tướng hay ăn mày quá khứ. Thực tế, những thế hệ thích dạy bảo tuổi trẻ làm cách mạng, đã lạc hậu trước công nghệ đấu tranh. Mỗi ngày, chỉ biết gửi email tràn ngập, dạy khôn, đội mũ, phong chức, chụp mũ, chửi và chửi. Đó cũng là di sản của thứ văn hóa "già làng", trong cũng như ngoài nước. Nó không thể tồn tại trong thời đại tin học.
Thử thách của tuổi trẻ trong nước là phải vượt qua bức màng tre của độc tài để tìm đến sự thực, và thể hiện thái độ. Và thử thách của tuổi trẻ hải ngoại là tự tìm đường mà đi. Đừng nghe lời dạy khôn nữa, họ đã từng dạy khôn thế hệ của chúng tôi cách đấu tranh chống cs, hơn 40 năm nay rồi.
Không phải chỉ có độc tài cs mới là kẻ thù của Dân chủ. Mà độc quyền chống cộng, cũng là nổi ám ảnh của những người đấu tranh cho một Việt Nam Dân chủ và Tự do.

Đỗ T. Công
(*) Trong những năm 2000, qua Internet và tờ báo Điện Thư, hơn 30% đảng viên ĐDCND xuất thân từ csVN gồm công nhân viên, quân đội, đảng viên cs phản tỉnh nhờ thức tỉnh qua cách mạng Đông Âu. 40% là giới Trí thức, Sinh viên, Thanh niên, còn lại là thành phần khác từ các Tp. ở miền Nam.