Thiện Tùng
05/01/2022
Qua theo dõi, đến nay còn có sự nhầm lẫn Đế quốc và Cường quốc. Chính sự nhầm lẫn đó mà cư/đối xử với Đế quốc và Cường quốc như nhau – một sai lầm không nên có. Muốn có sự công minh, tôi viết bài nầy cốt để trao đổi với bạn đọc.
Đế quốc là một thuật ngữ dùng để chỉ các nước lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia khác.
Mục đích của Đế quốc là chinh phục, gây chiến mở rộng lãnh thổ, chiếm hữu của cải và tài nguyên, chiếm hữu nô lệ, áp đặt chế độ thuế và ép buộc triều cống; độc quyền thương mại, truyền giáo..v.v…
Đế quốc Pháp Napoleon |
Cường quốc là một khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ một quốc gia có chủ quyền, có sở hữu sức mạnh mọi mặt, ảnh hưởng trong khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu. Không có tham vọng như Đế quốc.
Cường quốc không có tham vọng chiếm đoạt những gì không phải của mình, gia tăng sức mạnh tự thân. Về đối ngoại bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Cường quốc có 3 thứ hạng, được bắt đầu từ: Tiểu cường quốc, Trung cường quốc (Cường quốc khu vực), Đại cường quốc (Siêu cướng quốc).
George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ- Ảnh tư liệu |
Dù là một Siêu cường quốc cũng không thể xử lý nổi mọi khó khăn phức tạp diễn ra thường xuyên trên thế giới. Vì vậy, được thoả thuận của nhiều nước, năm 1948, Hội đồng Liên Hiệp quốc (LHQ) ra đời, thủ vai trọng tài cai quản an ninh, trật tự thế giới. Để làm tốt chức trách trọng tài, ngoài soạn ra luật pháp, LHQ từng bước hình thành thêm những tổ chức trực thuộc chuyên sâu, đặc biệt là Hội đồng Bảo an (HĐBA), một tổ chức liên quân đủ mạnh, sẽ dùng biện pháp cứng rắn trị bất cứ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào vi phạm luật pháp quốc tế.
Từ phân tích trên, cho đến giờ nầy, chỉ thấy có nước Mỹ từ lâu không có tham vọng mở rộng địa giới, không chiếm hữu của cải, tài nguyên ... của nước khác, chỉ gia tăng sức mạnh tự thân, đã sớm trở thành Siêu cường quốc.
Vì là một Siêu cường quốc, trong lịch sử, Mỹ chỉ thủ vai can thiệp chớ không thôn tính bất kỳ nước nào. Chính vì vậy, ngưới ta không xem Mỹ là Đế quốc, chỉ gọi mỉa mai: “Mỹ là tên Sen đầm Quốc tế” (Cảnh sát Quốc tế).
Người ta mỉa mai như thế cũng có cái lý của họ: Khi đã có LHQ và HĐBA, thay vì mọi việc rắc rối giao cho 2 tổ chức nầy giải quyết. Đàng nầy, Mỹ luôn ỷ thế, xem thường LHQ, bất chấp luật pháp quốc tế, dùng sức mạnh quân sự can thiệp khắp nơi theo ý riêng của mình, gây ra nhiều cuộc chiến tranh tan nhà nát cửa, đầu rơi máu đổ… không đáng có, như các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nam-Bắc VN, Irad, Apganistan… chẳng hạn.
Thay vì khi có bất đồng hay xung đột giữa 2 quốc gia hoặc trong nội bộ một quốc gia, tốt nhứt là để LHQ đứng ra hoà giải giữa 2 phía để phân biệt đâu đúng đâu sai. Phía nào sai mà cứ ngoan cố thì cô lập, cấm vận cũng đủ chết.
Đối với Độc tài cũng thế, Cách mạng phải tự thân, khi dân bản địa còn chấp nhận Độc tài thì mặc xác họ. Đánh đập, chửi rủa Độc tài chi cho mệt, chỉ cần nghỉ chơi, cấm vận, dân chúng khốn khó sẽ nổi dậy là Độc tài sụp đổ ngay. Còn gì chán hơn, như nước đổ lá môn, quanh năm suốt tháng cứ hò hét: hãy tôn trọng quyền công dân, phải thả ngay, thả tức khắc… những người bất đồng chính kiến..v.v.. – nếu họ không thả….thì làm gì được họ?.
Trung Quốc và Nga đã lủng đoạn Liên Hiệp Quốc và đang chực chờ phủ quyết những đề xuất ý kiến bất lợi cho họ. Vấn đề cấp bách, bức thiết nhứt hiện nay là kiện toàn Liên hiệp quốc và Hội đồng Bao an để 2 tổ chức nầy làm tốt chức trách của mình?.
Nhiều người chỉ trích lãnh đạo WHO quỳ lụy trước Trung Quốc. (Ảnh chụp tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, tìm hiểu vế dịch Vũ Hán, ngày 28/01/2020) . |
Liên hiệp Quốc hiện nay có khác chi Quốc hội Việt Nam, không độc lập, có chức chớ không có quyền. Trung Quốc và Nga từ lâu lớn tiếng chửi rủa Đế quốc, nhưng hành động của họ mang đầy đủ tính chất Đế quốc - giống như Việt Nam hiện nay, những kẻ lớn tiếng phê phán tham nhũng, nhưng họ lại là chúa chổm tham những?!.
Là “anh cả thế giới”, thủ vai “Cảnh sát quốc tế”, Mỹ phải tôn trọng luật pháp quốc tế, xử sự công minh hơn bằng con đường hoà giải giữa 2 phía xung đột, không dùng bạo lực giải quyết vấn đề theo cảm tính chủ quan như đã từng làm, có thế mới tranh được chiến tranh bạo lực.
Vì quá bức xúc trước hiện tình, khiến tôi phải “ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên trời”. Tôi không có tư cách dạy đời mà chỉ tham khảo với đời. -/-