Người dịch: Nguyễn Quang A
Vương Hỗ Ninh |
Vương Hỗ Ninh, nhà lý luận hàng đầu của các Tổng Bí
Thư ĐCSTQ từ Giang đến Tập đã vào thường trực Bộ Chính Trị. Ông Là ai, tư tưởng
của ông là gì? Jude Blanchette cho ta một cái nhìn thoáng qua qua bài viết gần
đây.
Cuối tháng Bảy 1994, Vương
Hỗ Ninh đã đến gần sự kết thúc một sự nghiệp sang chói – và tương đối ngắn – như
một nhà khoa học chính trị tại Đại học Phúc Đán Thượng Hải. Mùa hè đó, ông đã ở
khu nghỉ ven biển, Bắc Đới Hà, 300 km phía Đông Bắc Kinh, để cùng giới tinh hoa
lãnh đạo Trung Quốc cho cuộc họp kín bên biển hàng năm của họ.
Theo các mục tạp chí
của Vương từ cuộc đi đó, chủ đề quan chức tham nhũng đã làm học giả 39 tuổi này
bận tâm, đặc biệt là cái ông gọi là “siêu-tham nhũng,” một hiện tượng đưa ra một
thách thức rõ rệt đối với ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc). “Tham nhũng cấp cao
là hiếm," ông đã viết, “nhưng
nếu nó xảy ra, ảnh hưởng của nó vượt xa tham nhũng vặt, và như thế nó phải là
tiêu điểm của công việc chống tham nhũng.”
Với đám cháy kép lớn của sự đàn áp thẳng tay tại Quảng
trường Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991rõ rệt không có sự
nghi ngờ nào trong đầu óc ông, điều suy nghĩ này về bản chất độc hại của tham
nhũng có lẽ đã không làm ngạc nhiên. Vương, tuy vậy, đã tập trung vào chủ đề ở
một mức sâu hơn đa số rất nhiều. “Sự tin cậy vào chính quyền là gì?” ông đã viết trong nhật ký của mình chỉ vài tháng
trước chuyến đi của ông tới Bắc Đới Hà. “Sự tin cậy vào chính quyền có nghĩa rằng
một chính quyền có thể thực hiện lời hứa của nó để cai quản nhân dân,” ông đã
viết. Kết luận của ông đã rõ ràng– không có một nền tảng
của sự tin cậy, hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương đối với
cùng các lực của sự thay đổi mà đã xé tan đế chế Soviet.
Bây giờ, hơn hai mươi năm sau, Vương Hỗ
Ninhở nhóm cốt lõi của bộ máy ra quyết định mà, trong con mắt nhiều người, cuối
cùng đang xoá bỏ sự tham nhũng cấp cao, và bằng cách đó giữ gìn sự tin cậy
trong Nhà nước-đảng. Kể từ khi được Tổng bí thư khi đó, Giang Trạch Dân,
triệu về Bắc Kinh trong năm 1995, trên thực tế chấm dứt sự nghiệp học thuật của
mình, Vươngđã trở thành “cây bút” của ĐCSTQ, lực thúc đẩy đằng sau các khẩu hiệu
ý thức hệ chính của các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc, từ
“Ba Đại diện” của Giang Trạch Dân, đến lý luận“Phát triển Khoa học” của Hồ Cẩm
Đào, và“Giấc Mộng Trung Hoa”gần đây của Tập Cận Bình.Với tư cách người đứng đầu
think tank cấp cao nhất của ĐCSTQ, Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, ông
cũng đã trở thành một trong những bạn tâm giao thân cận nhất của Tổng Bí
Thư Tập Cận Bình.
Trước khi chuyển về thủ đô, thành tích
học thuật của Vương Hỗ Ninh đầy phong phú. Ông đã là tác giả của chí ít một
tá sách, và đã công bố hơn 50 bài báo học thuật.Kể từ 1995, và việc ông chuyển
đến Bắc Kinh, con số này đã sụt xuống gần zero, một nạn nhân của “hộp đen” làm
cho hoạt động chính trị Trung Quốc là một sự quay cuồng của sự bí ẩn và tin đồn
đối với những người ngoài chúng ta. Trong khi chúng ta không biết nhiều về
cuộc tranh luận xảy ra bên trong các bức tường Trung Nam Hải, may mắn thay, chúng
ta có dấu vết trên giấy do Vương Hỗ Ninh để lại trước khi ông về thủ đô.
Không chú ý tới các triển vọng sự nghiệp tương lai của Vương Hỗ
Ninh, một thứ là rõ: nếu chúng ta muốn hiểu phong trào chính trị siêu-bảo thủ của
Trung Quốc hiện nay, chúng ta cần hiểu lý luận của Vương Hỗ Ninh về “chủ nghĩa
tân uy quyền [cũng được gọi là chủ nghĩa độc đoán mới] - neo-authoritarianism,”
mà ông đã giúp để phát triển trong các năm trước khi ông biến mất vào trong Đảng.
Sinh ra ở Thượng Hải năm 1955, sức khoẻ
yếu phần lớn đã giữ ông cô lập khỏi cao trào Chủ nghĩa Maocủa Cách mạng Văn hoá(1966-1976),
mà, trong một phỏng vấn, Vươnglên án như “một tai hoạ chính trị chưa từng có.”
Là một trong những sinh viên đầu tiên để tận dụng được các đại học mở cửa lại
sau cái chết của Mao Trạch Đông trong 1976, Vươngđã vào khoa chính trị quốc tế
của Đại Học Phúc Đán trong 1978, tốt nghiệp sau ba năm với một bằng Thạc sĩ. Ông
đã ở Phúc Đán 14 năm tiếp theo, làm tác giả các sách và các bài báo về chính trị
học so sánh và về cai quản (governance).
Vào giữa các năm 1980, Vương bắt đầu tập
trung vào mối quan hệ giữa chính phủ trung ương ở Bắc Kinhvà các chính quyền địa
phương mà trên danh nghĩa chúng tuân theo nó. Một cách cụ thể, ông đã quan tâm
đến các chính sách“cải cách và mở cửa” đã đóng góp thế nào cho sự khoét rỗng sự
kiểm soát của Bắc Kinh đối với các vùng lãnh thổ trải rộng bao la của nó.
Kể từ cái chết của Mao Trạch Đông trong 1976 và sự nổi
lên của Đặng Tiểu Bình trong 1978, sự tự trị tương đối của các nhà chức trách địa
phương đã tăng
lên cùng với sự dỡ bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá. Tính linh hoạt và tính dễ dãi mới
được tìm thấy đã giúp thúc đẩy một sự tăng lên nhanh chóng về
mức sống khi nông dân rời khỏi nền kinh tế tập thể vào canh tác trang trại do
cá nhân quản lý và nền kinh tế thị trường non nớt. Tuy nhiên từ viễn cảnh
của Bắc Kinh, sự phi tập trung hoá kinh tế và chính trị đã có những khuyết điểm.Khi
sự kiểm soát được nới lỏng, thiên hướng của các chính quyền địa phương để bảo vệ
các lợi ích của chúng làm tổn hại đến chính sách được Bắc Kinh-ra lệnh đã tăng
lên, một hiện tượng bị các quan lại Đảng chế giễu như “chính sách bên trên vấp
phải các biện pháp đối phó bên dưới.”
Vương Hỗ Ninh( thứ ba từ trái qua) |
Động học này đã được thâu tóm trong một phân tích năm 1984 của CIA: “Mặc dù Đặng [Tiểu
Bình] và các đồng minh của ông đã đặt những người ủng hộ vào các vị trí then chốt
ở trung ương và địa phương, các cải cách chính trị và kinh tế của họ vẫn gây
tranh cãi và được thực hiện một cách thất thường. Trong phân tích của Bắc Kinh,
nơi chống cự chính là các mức hành chính cấp trung và thấp. Thông qua các mối
quan hệ chính trị và nhiệm kỳ dài, không bị xáo trộn trong chức vụ, nhiều quan
chức địa phương được miễn dịch với kỷ luật trung ương; vì thế, họ thường coi
thường Bắc Kinh mà không sợ sự trừng phạt. Trừ phi các quan chức địa phương
hoàn toàn chắc chắn rằng ban lãnh đạo quốc gia là vô cùng thống nhất, họ thường
phản ứng với các sáng
kiến trung ương theo những cách phù hợp với các lợi ích cá nhân riêng của họ.”
Quân đội Nhân dân (PLA), được dùng
như một cái gai kiên định trong phe của các nhà cải cách suốt các năm 1980, đã
cũng không nhiệt tình về các tác động phụ của các cải cách kinh tế. Khi các cơ
hội ở miền quêtăng
lên, nhiều bộ đội tại ngũ đã muốn về quê để giúp gia đình họ làm ruộng.Tương tự,
tuyển lính mới đã trở nên khó khăn hơn khi các cơ hội
kinh tế mở rộng.Các hộ gia đình có con phục vụ trong quân đội cũng đã bị thiệt
thòi so với các hộ không có ai tại ngũ, và như thế áp lực lên những người lính
để bỏ PLA trả lương thấp đã lớn.Như một chính trị viên PLA đã lưu
ý trong năm 1980, “chính sách nông thôn mới đã gây ra sự kinh hoàng
trong quân ngũ."
Khi ông theo dõisự teo uy quyền của Bắc
Kinhtăng
lên cùng với các cải cách, Vương Hỗ Ninhđã lo rằng nếu sự tản quyền tiếp tục
nhanh chóng, nó sẽ dẫn đến một sự quay lại một “nền kinh tế phong kiến,” với chủ
nghĩa địa phương và sự vô chính phủ thuộc loại mà đã là điển hình của “thời quân
phiệt” của các năm 1920 và 30. Trong một bài báo
tháng Tám 1988, ông đã cảnh báo về Trung Quốc đang bị chia tách
thành “30 tướccông, với khoảng 2.000 lãnh địa của một ông hoàngkình địchnhau"
vì sự tản quyền tiếp sau cải cách. Trong khi cải cách nền kinh tế không nghi ngờ
gìđã là cần thiết, ông lập luận, nó đã tạo ra một thế lưỡng nan cho các nhà cai
trị Trung Quốc. Theo Vương, “Nếu quyền lực không được chuyển cho
mức thấp hơn, thì sẽ là không thể để chấn hưng nền kinh tế và đưa
nó theo hướng hiện đại hoá; nhưng việc chuyển quyền cho mức thấp hơn mang theo
nó những khó khăn
to lớn cho việc điều tiết và kiểm soát của hệ thống chính trị.”
Đấy đã không phải là một hiện tượng mới,
tất nhiên. Như một châm ngôn thời nhà Nguyên (thế kỷ thứ 13-14) lưu ý “Hoàng
Đế thì xa như trời cao.” Nhưng sau sự mất trật tự và sự hỗn loạn của Cách mạng Văn
hoá, nhiều người ở Trung Quốc, kể cả Vương Hỗ Ninh, đã quyết tâm để cuối cùng kéo
Hoàng Đế đến gần hơn nhiều.
Điều này đã trở thành một trong những vấn
đề trung tâm cho ĐCSTQkhi nó lèo lái thời kỳ sau-Mao của nó: làm sao để cân bằng
sự cởi mở (của các ý tưởng, các hàng hoá, và nhân dân) với
sự kiểm soát chính trị tất yếu cần để đảm bảo sự ổn định và, quan trọng nhất, sự
độc quyền quyền lực của ĐCSTQ. Vương đã quyết tâm để tìm ra một sự cân bằng, và
trong một loạt bài báo trong các tạp chí học thuật ít người đọc và các báo bình
dân, ông đã bắt đầu gỡ mối một khung khổ cai quản mới, mà đã cho phép tính linh
hoạt cần thiết cho sáng kiến từ dưới lên với sự bắt buộc đối với sự
giám sát và can thiệp cần thiết của một chính quyền trung ương để đảm bảo sự ổn
định kinh tế và chính trị gắn với quyền uy và sự thống nhất chính trị.
Để bắt đầu, Vươnglập luận, ta cần nhìn
qua tâm tính thời cải cách về xem cuộc đấu tranh nguyên tắc như một cuộc giữa một
bên là chính phủ và bên kia là thị trường (hay doanh nghiệp, xí nghiệp-企业). Như ông đã nói trong một phỏng vấn năm 1995 với tạp
chí Thăm dò và các Quan điểm Tự do (Thám Sách Dữ Tranh Minh探索与争鸣), bởi vì Trung ương đã bỏ rất nhiều sự can thiệp
trược tiếp của nó vào công việc chính quyền địa phương và sự quản lý nền kinh tế,
“mặc dù đã không có kế hoạch thực tế nào để mở rộng vai trò của các chính quyền
địa phương, các hoạt động của chính quyền địa phương đã dẫn đến sự mở rộng de
facto của các vai trò của chúng, và thậm chí ‘sự lạm phát vai trò’địa phương.”Các
chính quyền địa phương đã được trao quyền theo liền ngay sau sự rút lui của Bắc
Kinh khỏi đời sống địa phương, một kết quả mà đã gây khó khăn
hơn cho các nhà kế hoạch của chính phủ trung ương để đẩy chính sách mức quốc
gia xuống hệ thống. Đấy đã không chỉ là vấn đề về thực hiện chính sách. “Sự thống
nhất của ban lãnh đạo là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của bất cứ nước
nào,” Vươngđã lập luận trong cùng bài phỏng vấn, “Nơi không có uy quyền trung
ương hay nơi uy quyền trung ương sa sút, quốc gia sẽ ở trong trạng thái bị chia
cắt và hỗn loạn.”
Các bài viết trong các năm 1980 của Vương
đã thiết lập nền tảng cho cái biết đến như “chủ nghĩa uy quyền mới: neo-authoritarianism”
(Tân Uy Quyền Chủ nghĩa-新权威主义). Học thuyết cho rằng
sự ổn định chính trị đã cung cấp cấu trúc cho sự phát triển kinh tế, và rằng
các cân nhắc như dân chủ và tự do cá nhân sẽ đến muộn hơn, khi có các điều kiện
thích hợp. Như Vươngđã viết trong một bài báo năm
1993 có tựa đề, “Những Yêu cầu Chính trị cho Nền kinh tế Thị trường Xã
hội chủ nghĩa,” (XãHội Chủ nghĩa Thị Trường Kinh Tế Đích Chính Trị Yêu Cầu-社会主义市场经济的政治要求) “Sự hình thành các định chế dân chủ đòi hỏi
sự tồn tại của các điều kiện lịch sử, xã hội, và văn hoá cụ thể. Cho đến khi
các điều kiện này chin muồi, quyền lực chính trị phải được hướng tới sự phát
triển của các điều kiện này.”
Những người khác đã gia nhập cùng Vươngtrong
việc làm cho lý thuyết nhà nước-mạnh về cai quản này có da có thịt. Một trong
những người chủ trương mạnh mẽ nhất đã là Wu
Jiaxiang (Ngô Giá Tường), một kinh tế gia tại Văn Phòng Tổng hợp Uỷ
ban Trung ương ĐCSTQ. “Trước khi dân chủ và tự do ‘kết hôn’với nhau,” ông nhận
xét, “có một ‘giai đoạn tán tỉnh’ giữa chế độ chuyên quyền và tự do. Nếu người
ta nói dân chủ là đối tác trọn đời của tự do, thì chế độ chuyên quyền có thể được
xem như ‘người yêu’ của tự do trước cuộc hôn nhân.” Viết trong Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, một cơ
quan quan trọng của chủ nghĩa uy quyền mới, Liu Liqun, một nhà nghiên cứu tại một
think tank Hội đồng Nhà nước, đã lập luận, “Không có trật tự xã hội, không thể
có tự do và dân chủ. Nếu ta theo đuổi tự do và dân chủ mà không thiết lập trật
tự đầu tiên, thì xã hội sẽ thụt lùi.” Thậm chí những trí thức cấp tiến hơn, như
nhà nhân văn Marxist Su Shaozhi, đã biện hộ cho sự lãnh đạo mạnh mẽ, dù là sự
lãnh đạo tạo không gian cho sự thử nghiệm trí tuệ. Như ông đã bảo
Robert Sullivan trong 1986, “Cái Trung Quốc cần ngày nay là một nhà
lãnh đạo mạnh khai phóng.”
Một nguồn hứng khởi cho các nhà uy quyền
chủ nghĩa mới đã là các quốc gia Đông Á đang phát triển khác (Đài Loan, Singapore,
Hàn Quốc, và Hong Kong), mà có vẻ đã chứng tỏ rằng sự hiện đại hoá kinh tế đã cần
phải có (hay chí ít đã có thể cùng tồn tại với) một hệ thống chính trị có ý chí
sắt đá. Chuyển sang một hệ thống như vậy đã không, các nhà tân uy quyền chủ
nghĩa đã lập luận, là một sự quay lại quá khứ uy quyền [độc đoán] của Trung Quốc,
mà đúng hơn đại diện cho một pha chuyển đổi, ở nơi một elite cai quản được khai
sáng
sẽ giám sát quá trình phát triển trong niềm tin rằng “quần chúng,” nếu được để
tự họ, sẽ phá vỡ toàn bộ dự án. Nói cách khác sự hiện đại hoá cần sự ổn định và
trật tự, nhưng tất cả đều nhân danh sự cai quản tốt (good governance) và, cuối
cùng, hình thức nào đó của dân chủ.
Vào đầu hè 1989, chủ nghĩa tân uy quyền
đã là một trong các xu hướng trí tuệ nóng bỏng nhất khi nhiều người đi đến nghi
ngờ chiều hướng và tốc độ của các cải cách kinh tế. (Một thăm dò dư luận từ 1988 đã báo cáo rằng 60%
người trả lời đã cảm thấy các cải cách đi “quá nhanh,” tăng từ 20% trong 1987.)
Người dân đã thèm
khát các câu trả lời trong tháng Tư 1989 đến mức gần 2.000 sinh viên, trí thức
và cán bộ giảng dạy đã nhồi nhét vào một giảng đường tại Đại học Nhân dân ở Bắc
Kinh cho một cuộc tranh luận bốn giờ về chủ đề này. Một tường thuật từ Hong Kong đã tường thuật rằng
Triệu Tử Dương đã bảo Đặng Tiểu Bình tháng Ba 1989 rằng, “có một lý thuyết về
chủ nghĩa uy quyền mới tại các nước ngoài, và bây giờ các giới lý luận trong nước
đang thảo luận lý thuyết này.” Đặng đã đáp lại, “Đấy cũng là ý tưởng của tôi.”
Tuy vậy, sau sự đàn áp thẳng tay ngày 4
tháng Sáu và sự thanh trừng Triệu Tử Dương, chủ nghĩa uy quyền mới đã cần một sự
đổi nhãn. Lời kêu gọi của nó cho một “chuyển đổi” sang một hình thức dân chủ
hơn của hệ thống chính trị (dù được phác hoạ một cách mơ hồ) đã bị vứt bỏ, để lại
chỉ lời kêu gọi cho leviathan (quái vật ~ nhà nước)mạnh và không bị phản đối dưới
dạng của ĐCSTQ. Chủ nghĩa uy quyền mới như thế đã sống tiếp, đã tái sinh
như “chủ nghĩa bảo thủ mới,” mà đã vẫn là lực lượng ý thức hệ chi phối trong
các năm 1990. Một người thúc đẩy có ảnh hưởng của ý thức hệ mới này đã là thái
tử Chen Yuan-TrầnNguyên (con trai của Trần Vân-Chen Yun), người đã kêu gọi ĐCSTQđể
từ bỏ chủ nghĩa Marx (mà ít người đã có vẻ còn tin dẫu sao đi nữa) và thay vào
đó neo tính chính đáng của nó vào các lực căn bản hơn – chủ nghĩa dân tộc và trật
tự chính trị. “Chúng ta là Đảng Cộng sản,” Chen
đã nói một lần, “và chúng ta sẽ quyết định chủ nghĩa cộng sản có
nghĩa là gì.”
Di sản của chủ nghĩa uy quyền mới của Vương
và em họ của nó, chủ nghĩa bảo thủ mới, tiếp tục sống ngày nay dưới triều Tập Cận
bình. Nhìn vào 5 năm đầu của chính quyền Tập Cận Bình qua các lăng kính của chủ
nghĩa uy quyền mới, và chúng ta thấy một chủ đề nhất quán: quắp lại quyền lực
cho Bắc Kinh. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, mà trong nhiều trường hợp tự
chúng đã trở thành các đế chế kinh tế, đã được kéo lại vào vòng tay của Đảng. Các
công ty tư nhân nhiều tham vọng, như Anbang và Fosun, bây giờ chú ý đến các lệnh
của Bắc Kinh. Bây giờ cán bộ khắp đất nước bày tỏ sự tôn kính đối với “hạt nhân” của Uỷ ban Trung ương Đảng, Tập Cận Bình.
Vương Hỗ Ninh đã không viết bất cứ gì về chủ nghĩa uy quyền
mới trong hơn hai muôi năm, thế nhưng, vì sao ông ta lại cần viết? Trật tự và sự
ổn định đã chiến thắng, và trong khi trời có thể vẫn cao, còn bây giờ Hoàng đế
là gần hơn bao giờ hết.
20-10-2017.