NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, SINGAPORE, CHLB ĐỨC,
THỤY ĐIỂN.
Vũ Tùng và Trần Cảnh
Giới thiệu với những người Việt đang đấu tranh cho một thể chế dân chủ,
pháp trị, đa nguyên ở Việt Nam Tư liệu Bách khoa toàn thư tháng 9 – 2017
***
1. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN
Tổng quan :
- Nhật Bản là một đảo quốc có khoảng 6.851 đảo, nằm
trên Thái Bình Dương, trong khu vực ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Vùng Tokio gồm Thủ
đô và một số Tỉnh vây quanh có 35 triệu dân, là khu vực có nền kinh tế lớn nhất
hành tinh.
- Nhật có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất Châu Á.
Tuổi thọ người dân Nhật cao nhất thế giới.
- Ngày lập quốc : 11 tháng 2 năm 640 TCN. Sắc tộc :
Nhật 98,5 %, Triều Tiên 0,5 %, Hoa 0,4 %
- Ngôn ngữ chính : Tiếng Nhật, Thủ đô : Tokio, Tôn
giáo chính : Thần Đạo và Phật giáo.
- Diện tích : 377.972 km2 ( VN 331.699 km2 ), Dân số
2017 : 127 triệu người, mật độ 340 người/ 1 km2
(VN 2017 : 95,4 triệu người, 308 người/ 1km2 ).
- GDP ( PPP ) 2017 = 5.420 tỉ USD, GDP bình quân :
38.220 USD/ người ( VN GDP PPP 2016 = 595 tỉ USD, bình quân đầu người 6.421 USD,
bằng 12,2% và 16,8% so với Nhật Bản ). Đơn vị tiền tệ : Đồng Yen Nhật.
- Chỉ số FSI 2017 = 37,4 ( bền vững ), chỉ số HDI 2015
= 0,903 ( xếp hạng thứ 17, rất cao ), chỉ số Gini 2011 = 37,9 ( hạng 73,
trung bình ) ( * )
Hệ thống chính trị :
-Thể chế : Quân chủ đại nghị,
kết hợp quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị, có Vua là Nhật Hoàng mang biểu
tượng quốc gia và sự thống nhất dân tộc nhưng không giữ bất cứ quyền lực nào.
- Thủ tướng đứng đầu Nhà nước và đứng đầu Chính đảng
đa số trong Quốc hội.
- Hệ thống chính trị Nhật Bản dựa trên hình mẫu Cộng
hòa đại nghị của Vương quốc Anh và chịu ảnh hưởng từ các nước dân luật của Châu
Âu, cụ thể là hình mẫu của Nghị viện Đức Bundestag. Bộ luật dân sự Minpo của
Nhật dựa trên mô hình Bộ luật dân sự Pháp.
- Nhánh hành pháp thuộc về
Chính phủ, có trách nhiệm báo cáo các vấn đề thường niên lên quốc hội. Quốc hội
có 2 Viện là Hạ viện và Thượng viện. Thủ tướng đứng đầu Nội các, do quốc hội
giới thiệu và Nhật Hoàng chỉ định. Thủ tướng phải là công dân Nhật và là thành
viên của một trong 2 nghị viện.
Nội các do Thủ tướng và một số Bộ trưởng đứng đầu chỉ
định. Nội các chịu trách nhiệm trước quốc hội.
Thủ tướng có quyền bộ nhiệm và cách chức các bộ trưởng.
- Nhánh lập pháp độc
lập với Chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Trong trường
hợp xấu nhất, có thể tự đứng ra lập Chính phủ mới.
Công tác làm luật ở Nhật : Nhân tố quan trọng đối với
các cá nhân tham gia làm luật là sự thuần nhất giữa những đóng góp tích cực của
họ trong môi trường chính trị và kinh doanh. Họ thường là những nhóm xuất sắc
nhất tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng của Nhật như Đại học tổng hợp
Tokio hay Waseda.Các nhà làm luật ở Nhật thường nghỉ hưu từ tuổi 50, sau đó giữ
các chức vụ cao cấp tại các công ty công và tư.
Công tác làm luật ở Nhật có khó khăn khi gặp mối quan
hệ chồng chéo của đảng cầm quyền với các quan chức cao cấp và các nhóm hưởng
lợi gây ra.
- Nhánh tư pháp : Tư pháp
Nhật Bản độc lập với cả 2 nhánh hành pháp và tư pháp. Tư pháp giữ vai trò đối
trọng với chính phủ. Thẩm phán tối cao do quốc hội giới thiệu và Nhật Hoàng chỉ
định.
Tư pháp Nhật được định hình từ hệ thống luật tục (
customary law ), dân luật và thông luật, bao gồm một số cấp tòa án, trong đó
cấp cao nhất là Tối cao pháp viện.
- Hiến pháp Nhật được công bố năm
1946, có hiệu lực từ ngày 3-5-1947, gồm cả Bản tuyên ngôn nhân quyền giống như
Tuyên ngôn nhân quyền của Hoa Kỳ và quyền xét xử lại của Tối cao pháp viện.
Nhật không có Ban bồi thẩm trong các phiên tòa xét xử và không có Tòa hành
chính ( Tòa hành chính để bảo vệ quyền lợi của công dân trước cơ quan hành
chính nhà nước ) và không có Tòa tiểu án.
Theo quy định của Hiến pháp Nhật, nghị viện gồm 2 viện
là cơ quan quyền lực nhất trong 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghị
viện giới thiệu cho Nhật Hoàng chỉ định người đứng đầu ngành hành pháp ( Thủ
tướng ) và người đứng đầu tư pháp ( chánh án tối cao ).
- Các chính đảng tham gia quốc hội ở Nhật :
Có 5 chính đảng : Đảng Dân chủ tự do LDP, Đảng Dân chủ
DPJ, Đảng Komei NKP, Đảng Xã hội dân chủ SDP, Đảng cộng sản JCP. Đảng cầm quyền
hiện nay là Đảng Dân chủ tự do LDP, Đảng đối lập lớn nhất là Đảng Dân chủ DPJ.
Trong cuộc bầu cử vừa qua Đảng cộng sản Nhật JCP chỉ giành được 9/480 ghế ở Hạ
viện và 7/242 ghế ở Thượng viện. Đảng này đã thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đấu
tranh cách mạng và chuyên chính vô sản, đồng thời sau 31 năm gián đoạn, đã nối
lại quan hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc..
( * ) Giải thích chỉ số và
hệ số đánh giá các quốc gia :
HDI ( Human Development ) là chỉ số
phát triển con người, dựa trên so sánh 3 tiêu chí chủ yếu là sức khỏe, tri thức
và mức thu nhập. HDI cho cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
HDI cao là tốt.
Năm 2015 HDI Na Uy thuộc Bắc Âu = 0,944 ( cao nhất thế
giới ), HDI Nam Hàn = 0,896 ( thứ 17), HDI Nhật = 0,891 ( thứ 20), HDI TQ =
0,727 ( thứ 90), HDI VN = 0,666 (thứ 116), HDI Lào = 0,575 (thứ 141), HDI
Campuchia = 0,555 ( thứ 143).
Gini là hệ số cho biết mức bất bình
đẳng của sự phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một quốc gia.
Gini cũng cho biết mức chênh lệch giầu – nghèo khi xem xét về sự phân phối thu
nhập. Gini có giá trị từ 0 đến 1, được thể hiện bằng tỉ lệ %. Hệ số Gini
càng cao chứng tỏ xã hội thiếu công bằng trong phân phối thu nhập. Đan Mạch
thuộc Bắc Âu là 1 trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển đồng thời có
khoảng cáchgiầu – nghèo thấp nhất Châu Âu, năm 2015 có chỉ số Gini = 24,7 % =
0,247 ( thấp nhất ở Châu Âu ).
FSI ( Failed States Index
) được gọi là chỉ số thất bại, có 12 chỉ tiêu và 12 thang điểm, trong đó có 4
chỉ tiêu xã hội, 2 chỉ tiêu kinh tế, 6 chỉ tiêu chính trị, dùng để đo mức độ từ
phát triển kinh tế đến công bằng xã hội của một quốc gia. FSI càng lớn chỉ
trạng thái càng xấu và ngược lại. FDI 2015 > 90 cho biết
quốc gia đó đang ở mức báo động “, đời sống của đại bộ phận người dân đang
rất khó khăn, xã hội bất an, là những điểm căn bản tạo nên một quốc gia đang có
nhà cầm quyền thất bại.
FDI 2015 < 30 là các quốc
gia thành công. Phần Lan là quốc gia thành công nhất, có FSI = 19,7 điểm. Thuộc
nhóm các quốc gia bền vững có FSI thấp gồm Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đan Mạch,
New Zealand, Ireland, Australia, Canada … Trung Quốc có FSI = 80,1 điểm, nằm ở
“ mức cảnh báo “. Các quốc gia thất bại có FSI cao hiện nay thuộc các quốc gia
Châu Phi.
_____________
2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC
Tổng quan :
- Là một quốc gia Đông Á, giáp biển Nhật Bản và biển
Hoàng Hải.
- Các tên gọi : Cộng hòa Triều Tiên, Nam Hàn, Đại Hàn
dân quốc.
- Ngày thành lập nước cổ Triều Tiên : năm 2333 TCN. Từ
năm 1948 là một nền dân chủ toàn diện. Có 16 đơn vị hành chính gồm Thủ đô Seoul
25,6 triệu dân, 6 thành phố lớn, 8 tỉnh, 1 tỉnh tự trị, 1 thành phố tự trị.
- Ngôn ngữ chính thức : tiếng Hàn Quốc
- Diện tích : 100.140 km2 ( bằng 30% diện tích VN ),
- Dân cư 2014 : 50,62 triệu người ( bằng 53% dân số VN
), mật độ 505 người/ 1km2
- GDP (PPP) 2015 = 1.850 tỉ USD ( bằng 3,1 lần GDP của
VN ), GDP bình quân : 37.413 USD/ đầu người
( bằng 5,8 lần VN ). Đơn vị tiền tệ : đồng Weon ( KRW
).
- HDI 2013 = 0,898 ( rất cao, hạng 17 ), Gini 2007 =
31,3% ( trung bình )
- Là nền kinh tế lớn thứ tư ở Châu Á, thứ 15 của thế
giới.
- Là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu : hàng điện tử, ôtô,
tầu biển, máy, sản phẩm hóa dầu, rôbốt.
Hệ thống chính trị :
- Thể chế : Cộng hoà hỗn hợp, có sự
chọn lọc và kết hợp các đặc điểm của thể chế cộng hòa đại nghị với thể chế tổng
thống. Mô hình thể chế chính trị này không giống các mô hình truyền thống,
nhưng không là duy nhất vì mô hình này có mặt ở một số quốc gia khác như Pháp,
Hy Lạp, Ghinê, Pêru.
- Hiến pháp hiện hành là
hiến pháp sửa đổi năm 1987. Hiến pháp được chia thành 10 chương gồm Điều khoản
chung, Quyền và nghĩa vụ của công dân, Quốc hội, Cơ quan hành pháp, Tòa án, Tòa
Hiến pháp, Quản lý bầu cử, Chính quyền địa phương, Kinh tế, Sửa đổi Hiến pháp.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo những thủ tục
đặc biệt : Tổng thống hay một nhóm đa số các nghị sĩ quốc hội có thể sửa đổi
hiến pháp. Để sửa đổi hiến pháp không những cần có sự đồng thuận của quốc hội
mà còn có sự đồng thuận của một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc. Đối với
quốc hội, sự đồng thuận là phải có sự ủng hộ của ít nhất 2/3 ( hai phần ba ) số
đại biểu quốc hội. Đối với dân chúng thì cần có sự đồng ý của hơn một nửa ( hơn
50%) số phiếu bầu hợp lệ trong cuộc trưng cầu dân ý cả nước.
- Tòa án Hiến pháp là một phần
cơ bản cuả hệ thống hiến pháp, được thành lập năm 1988. Tòa án này được Hiến
pháp trao quyền giải thích hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của tất cả các
đạo luật, đưa ra các quyết định tư pháp để buộc tội hay giải thể một đảng chính
trị, hoặc đưa ra phán quyết đối với những tranh chấp thẩm quyền xét xử và những
khiếu nại về hiến pháp. Tòa án hiến pháp Nam Hàn có 9 quan tòa. Nhiệm kỳ mỗi
quan tòa là 6 năm và có thể được gia hạn.
- Tổng thống là người đứng đầu
nhà nước, do nhân dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm và
không được tái ứng cử. Tổng thống Hàn Quốc là người đại diện cao nhất cho quyền
lực nhà nước, đứng đầu Chính phủ và có quyền chỉ huy quân đội, tương đương với
Tổng tư lệnh. Trong trường hợp không có Tổng thống ( do chết hoặc vì lý do sức
khỏe ) thì Thủ tướng hoặc thành viên của Hội đồng nhà nước tạm giữ chức Tổng
thống theo quy định của pháp luật. Theo Hiến pháp hiện hành của Hàn Quốc,
Tổng thống có 5 vai trò quan trọng sau đây :
1- Là người đứng đầu và đại diện quốc gia về đối nội
và đối ngoại, duy trì hiến pháp.
2- Là người điều hành tối cao việc thực thi pháp luật
do cơ quan lập pháp thông qua, đứng đầu Hội đồng nhà nước, có quyền chỉ định
Thủ tướng và người đứng đầu các cơ quan hành pháp.
3- Là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, điều hành
chính sách quân sự, có quyền tuyên bố chiến tranh.
4- Là người có quyền hoạch định chính sách ngoại giao,
có quyền chỉ định hoặc cử các đặc phái viên ngoại giao và ký kết hiệp ước với
các quốc gia trên thế giới.
5- Là người hoạch định chính sách và lả người làm luật
chủ yếu. Tổng thống có thể đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội hoặc có thể
trực tiếp hay gián tiếp trình bày quan điểm của mình lên cơ quan lập pháp.
Tổng thống trong khi đương chức không bị truy tố các
trách nhiệm hình sự, trừ tội nổi dậy và tội phản quốc.
Tổng thống không thể giải tán quốc hội. Quốc hội có
thể thực hiện một quá trình buộc tội, buộc Tổng thống chịu trách nhiệm cuối
cùng đối với hiến pháp. Một số kiến nghị buộc tội Tổng thống phải được đa số
đại biểu quốc hội đưa ra và phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu
quốc hội bỏ phiếu thuận thông qua, sau đó gửi lên Tòa án Hiến pháp để xét xử.
- Quyền lập pháp ở Hàn Quốc
thuộc về quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc có một viện 299 thành viên, phục vụ nhiệm
kỳ 4 năm. 243 trong số 299 thành viên này do cử tri địa
phương bầu, 56 thành viên còn lại được phân bổ cho các
đảng chính trị theo những quy định về tiêu chuẩn.
Họp lập pháp có hai loại : Phiên thường kỳ khoảng 100
ngày và phiên đặc biệt khoảng 30 ngày. Phiên họp thường kỳ được tổ chức mỗi năm
một lần. Phiên họp đặc biệt có thể được tổ chức theo yêu cầu của Tổng thống
hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần bốn tổng số đại biểu. Để một quyết định
của quốc hội có hiệu lực thì cần có sự tham dự của hơn một nửa tổng số đại biểu
quốc hội và có số phiếu thuận của hơn một nửa số thành viên tham dự kỳ họp quốc
hội.
Chức năng quan trọng nhất của quốc hội Hàn Quốc là lập
pháp. Ngoài ra còn có một số chức năng khác như : quyền phê duyệt ngân
sách quốc gia, các vấn đề liên quan chính sách đối ngoại, phê chuẩn việc tuyên
bố chiến tranh, việc cử lực lượng vũ trang ra nước ngoài, việc đóng quân của
lực lượng quân sự nước ngoài tại Hàn Quốc, việc thanh tra hay kiểm soát những vấn
đề đặc biệt về đối nội và sự buộc tội.
Quốc hội có thể thông qua một đề nghị bãi nhiệm Thủ
tướng hoặc một thành viên trong Hội đồng nhà nước.
Quốc hội Hàn Quốc có 16 ủy ban thường trực. Chủ tịch
các ủy ban thường trực quản lý các hoạt động của ủy ban, duy trì trật tự và đại
diện cho ủy ban. Các dự thảo luật và các kiến nghị được chuyển đến các ủy ban
thường trực xem xét, do vậy đây là diễn đàn chủ yếu để hòa giải những khác biệt
giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập. Theo luật quốc hội của Hàn Quốc hiện hành,
mỗi tổ chức chính trị có từ 20 đại biểu quốc hội trở lên có thể thành lập một
nhóm đàm phán, hoạt động với tư cách một đơn vị của các nhóm đàm phán giữa các
đảng trong quốc hội.
Các đại biểu quốc hội không theo đảng phái nào có thể
tổ chức một nhóm đàm phán riêng, nếu số đại biểu này từ 20 người trở lên. Các
nhóm đàm phán này chỉ định người đứng đầu nhóm mình và những người này chịu
trách nhiệm đàm phán với các nhóm khác.
- Quyền hành pháp : Tổng
thống là người quyết định toàn bộ những chính sách quan trọng của chính phủ,
thực hiện chức năng hành pháp thông qua Hội đồng nhà nước, Hội đồng gồm 15 đến
30 thành viên, trong đó có 24 bộ trưởng các bộ cấu thành. Thủ tướng do Tổng
thống chỉ định và được quốc hội thông qua với tư cách là người
trợ lý hành pháp chính cho Tổng thống, giám sát các bộ hành chính và quản
lý văn phòng phối hợp chính sách của chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.
Thủ tướng có quyền thảo luận những chính sách lớn của quốc gia, tham dự các
cuộc họp của quốc hội. Ba phó thủ tướng được bổ nhiệm để đảm nhiệm những nhiệm
vụ đặc biệt do Thủ tướng giao phó, đồng thời là bộ trưởng của 3 bộ : Tài chính
và kinh tế, Giáo dục và phát triển nhân lực, Khoa học và công nghệ.
Các thành viên của Hội đồng nhà nước do Tổng thống chỉ
định theo đề nghị của Thủ tướng. Những thành viên này có quyền lãnh đạo và giám
sát các bộ, thảo luận các công việc của quốc gia, hoạt động nhân danh Tổng
thống. Các thành viên Hội đồng nhà nước chỉ chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân
trước Tổng thống.
Ngoài Hội đồng nhà nước, Tổng thống có một số
cơ quan dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Tổng thống để hình thành và
thực hiện các chính sách quốc gia. Đó là Cục kiểm toán và Thanh tra, Cục tình
báo quốc gia, Ủy ban dân chính, Ủy ban Tổng thống về các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Ban thanh tra và Ủy ban độc lập chống tham nhũng của quốc gia. Những người
đứng đầu các cơ quan này đều do Tổng thống chỉ định. Riêng chủ tịch Cục Kiểm
toán và Thanh tra phải được quốc hội thông qua.
- Quyền tư pháp : Tòa án
của Hàn Quốc có quyền phán xét mọi tranh chấp mang tính luật pháp, ngoài ra còn
làm nhiệm vụ về trước bạ, hộ khẩu, ký thác … Dưới Tòa án tối cao có 5 tòa án
khu vực và 18 tòa án địa phương. Tòa án chuyên môn gồm có : Tòa án bản quyền,
Tòa án gia đình, Tòa án hành chính. Trong hệ thống tòa án có các cơ quan : Cục
hành chính, Tòa án, Học viện tư pháp, Viện đào tạo, bồi dưỡng viên chức tòa án,
Thư viện tòa án.
Để trở thành quan tòa ở Hàn Quốc, thí sinh phải vượt
qua được kỳ thi tư pháp do Bộ tư pháp tổ chức, rồi hoàn tất 2 năm học ở Học
viện tư pháp, sau đó trải qua một quá trình thẩm phán dự bị 2 năm. Viện công tố
chia làm 4 cấp : Viện công tố tối cao, Viện công tố khu vực, Viện công tố địa
phương, Chi viện công tố địa phương tương ứng với các cấp của hệ thống tòa án,
nhưng không có Viện công tố cấp huyện tương ứng với hệ thống tòa án cấp huyện.
Luật sư Hàn Quốc có 4 hình thức hoạt động nghề nghiệp
: Luật sư tự do, Công ty luật, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp
danh. Từ năm 2008, Hàn Quốc xóa bỏ chương trình cử nhân luật. Chỉ những người
tốt nghiệp Thạc sĩ luật mới đủ tư cách tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ Luật sư.
- Các đảng chính trị ở Hàn
Quốc :
Gồm Đảng Hàn Quốc tự do ( tiền thân là Đảng Quốc đại )
khoảng 2,4 triệu đảng viên, Đảng Dân chủ theo trào lưu xã hội-dân chủ khoảng
2,3 triệu đảng viên, Đảng Tiến bộ, Đảng Tiến lên tự do. Đảng đang cầm quyền là
Đảng Hàn Quốc tự do, Đảng đối lập lớn nhất là Đảng Dân chủ.
_____________________
3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ SINGAPORE
Tổng quan :
- Tên gọi : Cộng hòa Singapore
- Là 1 đảo quốc ở Đông nam Á, có 1 đảo chính và 60 đảo
nhỏ, cách Malaysia eo biển Johor.
- Singapore tự trị kể từ ngày 3-6-1959, độc lập từ Anh
Quốc 31-8-1963, tách khỏi Malaysia từ 9-8-1965.
- Tên thủ đô : Singapore
- Diện tích : 718 km2 ( bằng 35,6% diện tích TPHCM năm
2017 ). Singapore đang liên tục hoạt động cải tạo đất để mở rộng lãnh thổ..
- Dân số 2014 = 5.469.700 người ( bằng 5,7% dân số
Việt Nam, bằng 81% dân số TPHCM năm 2016 ), mật độ 7.615 người / 1km2
( TPHCM 4.025 người/1km2)
- 75% dân số Singapore là người Hoa. 32% người
Singapore theo Đạo Phật.
- Có 4 ngôn ngữ : Tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa,
tiếng Tamin trong đó ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
- GDP 2014 : 508,45 tỉ USD ( xấp xỉ GDP cả nước Việt
Nam), GDP bình quân 90.724 USD / đầu người ( gấp 14,13 lần của Việt Nam )
- Đơn vị tiền tệ : Đôla Singapore ( SGD )
- Là quốc gia đô thị hóa cao, 1 trong những trung tâm
thương mại lớn của thế giới với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư thế
giới và là 1 trong 5 cảng nhộn nhịp nhất thế giới.
- Nền kinh tế mang tính toàn cầu và đa dạng, phụ thuộc
vào mậu dịch. Nét đặc biệt là năm 2005 ngành chế tạo chiếm tới 26% GDP.
- Được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng của thế
giới liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ,
tính cạnh tranh kinh tế.
-Được Tổ chức minh bạch thế giới xếp hạng là một trong
những quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
- Chỉ số HDI 2013 = 0,898 ( cao ), Hệ số Gini 2017 =
31,3% % = 0,313 ( TB )
Hệ thống chính trị
- Thể chế : Cộng hòa nghị viện.
- Quốc hội 1 viện, theo hệ thống
Westminter của Anh quốc, đại diện cho các khu vực bầu cử.
- Hiến pháp Singapore thiết lập ra một nền dân
chủ đại diện.
- Quyền hành pháp cùa
Singapore thuộc về Nội các ( chính phủ ), do Thủ tướng đứng đầu.
- Tổng thống được bầu trực tiếp thông qua phổ thông
đầu phiếu. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán, phủ quyết một số
các quyết định hành pháp, chẳng hạn quyết định sử dụng dự trữ quốc gia, song
vai trò của Tổng thống phần lớn mang tính lễ nghi.
- Quyền lập pháp : Quốc
hội Singapore có vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ. Thành viên quốc hội
gồm các thành viên đắc cử, thành viên phi tuyển khu và thành viên được chỉ định.
Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở “ đa số ghế “ và đại
diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện. Từ năm 1959 đến nay,
Đảng hành động nhân dân của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã giành quyền kiểm soát
quốc hội với đa số phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử.
- Hệ thống tư pháp của
Singapore dựa trên thông luật của Anh quốc nhưng có sự khác biệt địa phương
đáng kể. Bồi thẩm đoàn xử án đã bị bác bỏ từ năm 1970. Hiện nay các phán quyết
tư pháp hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định. Singapore còn áp
dụng những hình phạt thân thể như đánh đòn, phạt roi nơi công cộng. Tổ chức Ân
xá quốc tế cho rằng một số điều khoản pháp lý của Singapore mâu thuẫn cới quyền
được cho là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội. Singapore là quốc gia
có tỷ lệ hành quyết cao nhất thế giới so với dân số của quốc gia này.
- Học thuyết đối ngoại cân bằng nước
lớn và ý thức khủng hoảng nước nhỏ của Singapore : Đây là nét
đặc trưng của nền đối ngoại Singapore. Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng vì
nội lực yếu, Singapore buộc phải chấp nhận chính sách đối ngoại phụ thuộc vào
một nước lớn nào đó và cân bằng nước lớn được coi là điểm trọng yếu trong chính
sách đối ngoại của Singapore. Vì thế, từ thời cố Thủ tướng Lý Quang Diệu,
Singapore đã tự đặt mình vào thế trung lập, cân bằng nước lớn có tính định
hướng, lấy Mỹ làm trung tâm, để thực hiện mục tiêu cuối cùng là bảo vệ an ninh
quốc gia, phát triển kinh tế, khéo léo lợi dụng vai trò của các nước lớn, tranh
thủ sự can dự tích cực của nhiều nước lớn vào Singapore và Đông nam Á, để được
viện trợ kinh tế và có sự hỗ trợ đa phương về chính trị, nhưng không kết đồng
minh, tránh gánh vác nghĩa vụ quân sự, tránh bị cuốn hút vào các cuộc xung đột
giữa các nước lớn. Khi còn sống, ông Lý Quang Diệu cho rằng phát triển quan hệ
ngoại giao với Mỹ và Nhật Bản là mấu chốt trong thuật ngoại giao cân bằng nước
lớn của Singapore. Nhưng đến nay, thực lực đang lên của Trung Quốc có thể sẽ
động chạm đến bố cục cân bằng mà lâu nay Singapore đã tạo dựng.
- Các đảng chính trị ở Singapore :
Hiện nay ở Singapore có 2 chính đảng lớn nhất là Đảng
nhân dân hành động ( PAP ) của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đang cầm quyền và Đảng
công nhân ( WP) là đảng đối lập. Đảng nhân dân hành động tự nhận là một đảng
dân chủ tự do. Theo 2 nhà nghiên cứu Diane Mauzy và R.S Milne thì Đảng nhân dân
hành động có 4 tư tưởng chính là : Chủ nghĩa thực dụng + Chính trị tinh hoa +
Chủ nghĩa đa văn hóa + Chủ nghĩa cộng đồng của Châu Á. Đảng này bài bác tư
tưởng “ dân chủ tự do “ của Phương Tây, cũng bài bác cả ý thức hệ cộng sản.
Đảng Công nhân thì có khuynh hướng chính trị trung tả.
Từ năm 1959, Đảng nhân dân hành động hoàn toàn chi
phối chế độ dân chủ nghị viện ở Singapore. Trong thời gian cầm quyền, chính phủ
của Đảng này đã ban hành một số đạo luật nghiêm ngặt để chế áp quyền tự do ngôn
luận và một số quyền tự do dân sự khác và trên thực tế, Đảng này cai trị
Singapore như một quốc gia độc đảng. Tình hình có thay đổi từ cuộc bầu cử năm
2011, Đảng công nhân giành được 6 ghế thường và 1 ghế tập tuyển khu, còn Đảng
nhân dân hành động giành được 60,14 % tổng số phiếu phổ thông, một tỷ lệ thấp
nhất kể từ năm 1959 đến nay.
____________________________
4. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CHLB ĐỨC
Tổng quan :
-Tên gọi : Cộng hòa liên bang Đức
- Vị trí địa lý : nằm ở Trung Tây Âu, gồm Thủ đô
Berlin, 16 bang và 6 thành phố lớn, khí hậu ôn hòa.
- Ngày tái thống nhất nước Đức : 03-10-1990.
- Ngôn ngữ : Tiếng Đức
- Diện tích : 357.375 km2 ( xấp xỉ Việt Nam )
- Dân số 2015 = 82,175 triệu người ( bằng 82,16 % dân
số Việt Nam ), mật độ 230 người/ km2. 2/3 dân số theo Đạo Tin Lành, 1/3
dân số theo Công giáo. Là quốc gia có đông người nhập cư thứ nhì thế giới, sau
Mỹ. Năm 2015 đã tiếp nhận khoảng một triệu người tị nạn.
- GDP ( PPP) 2015 = 3.842 tỷ USD ( bằng 6,45 lần GDP
của Việt Nam ), GDP bình quân 47.033 USD/ người
( bằng 7,32 lần của Việt Nam ). Đơn vị tiền tệ : Đồng
Euro
- Trong thế kỷ 21, tính theo GDP danh nghĩa, CHLB Đức
là 1 đại cường quốc, có nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới và lớn thứ 5 nếu tính
theo sức mua tương đương.
- Đứng hàng đầu thế giới về một số lĩnh vực công
nghiệp và công nghệ. Năm 2015 xuất nhập khẩu đứng vị trí thứ 3 thế giới.
- Là quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất
cao nhờ vào một xã hội có kỹ năng và năng xuất, có hệ thống an ninh xã hội và
chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường tốt và giáo dục đại học miễn phí.
- Có lịch sử văn hóa phong phú, nhiều nhân vật có ảnh
hưởng lớn trong nghệ thuật, triết học, âm nhạc, thể thao, khoa học kỹ thuật và
phát minh.
- HDI 2014 = 0,916 ( rất cao, hạng 6 ). Gini 2014 =
30,7 % = 0,307 ( TB )
Hệ thống chính trị :
-Thể chế : Cộng hòa nghị viện liên bang (
kết hợp Cộng hòa liên bang, nghị viện và dân chủ đại diện ).
- Hệ thống chính trị được vận hành theo khuôn khổ quy
định trong Hiến pháp 1949 mang tên Luật cơ bản (Grundgesetz ). Sửa đổi Hiến
pháp theo thường lệ phải có 2/3 ( hai phần ba ) thành viên của cả hai viện của
quốc hội đồng thuận. Các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp được biểu thị trong
các điều khoản đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc liên bang, pháp quyền có giá trị
vĩnh viễn.
- Hành pháp : Tổng
thống là nguyên thủ quốc gia, chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền
lực tượng trưng. Tổng thống được Hội nghị liên bang, gồm các thành viên của
Quốc hội ( Bundestag ) và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang bầu ra.
- Chức vụ cao thứ nhì của quốc gia, theo thứ tự ưu
tiên của Đức là Chủ tịch quốc hội ( Bundestagsprasident ), do
Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm giám sát các các phiên họp thường nhật của
quốc hội.
- Chức vụ cao thứ ba của quốc gia là Thủ tướng,
người đứng đầu chính phủ, do Tổng thống bổ nhiệm, sau khị được Quốc hội bầu.
-Lập pháp : Quyền lập pháp của Liên
bang được trao cho Quốc hội, Cơ cấu lập pháp gồm Viện Liên bang và Hội đồng
liên bang tạo thành. Viện Liên bang được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp theo
đại diện tỉ lệ ( thành viên hỗn hợp ). Thành viên của Hội đồng Liên bang đại
diện cho chính phủ của 16 bang và là thành viên của các nội các cấp bang. Hệ
thống pháp luật dân sự của Đức dựa theo luật La Mã với một số tham khảo luật
German cổ. Pháp luật hình sự và cá nhân được hệ thống hóa ở cấp quốc gia.
- Tư pháp : Tòa án hiến pháp
liên bang (Bundesverfassungsgericht ) là tòa án tối cao, chịu trách nhiệm về
sự vụ hiến pháp, có quyền phúc thẩm tư pháp. Hệ thống tòa án tối cao có tính
chuyên biệt : đối với các vụ án dân sự và hình sự, tòa án kháng cáo cao nhất là
Tòa án tư pháp liên bang. Đối với các vụ án khác thì tòa án cao nhất là Tòa án
lao động liên bang, Tòa án xã hội liên bang, Tòa án tài chính liên bang, Tòa án
hành chính liên bang.
- Hệ thống hình phạt của Đức tạo ra cách cải tạo tội
phạm và bảo vệ dân chúng. Ngoại trừ các vụ án nhỏ do một thẩm phán chuyên
nghiệp xét xử, tất cả các cáo buộc kể cả các tội chính trị nghiêm trọng được
xét xử trước tòa án hỗn hợp. Tại đó các thẩm phán không chuyên ( Schoffen )
ngồi cạnh các thẩm phán chuyên nghiệp. Nhiều vấn đề cơ bàn trong pháp luật hành
chính nằm ở thẩm quyền của cấp bang.
- Bầu cử và ứng cử ở Đức : Hệ
thống bầu cử của Đức kết hợp bầu theo đa số và bầu theo tỉ lệ, gọi là
bầu đại diện theo tỉ lệ, có mục đích bảo đảm chế độ dân chủ đa
đảng, giới hạn quyền của các chính đảng lớn, bảo vệ quyền của các đảng nhỏ, để
các đảng nhỏ có cơ hội phát triển.
Theo luật bầu cử của Liên bang, ngoài các chính đảng
và các đoàn thể đề cử ứng viên, công dân từ 18 tuổi cũng có quyền tự ứng cử với
tư cách cá nhân. Ứng cử viên có thể ghi danh tự ứng cử ở bất cứ nơi nào nếu thu
thập được ít nhất là 200 chữ ký cử tri của đơn vị bầu cử ở nơi cá nhân đó ra
tranh cử.
- Các chính đảng trong Quốc hội Đức :
Cuộc bầu cử ở Đức năm 2017 vừa kết thúc. Quốc hội mới
sẽ có 709 ghế, phân chia cho 7 đảng chính trị là :
1 và 2 - Liên minh gồm 2 đảng dân chủ/ xã hội Thiên
chúa giáo ( CDU/CSU ), có xu hướng hữu khuynh, 246 ghế
3- Đảng Dân chủ xã hội ( SPD ) có xu hướng khuynh tả,
153 ghế
4- Đảng Xanh ( Grune), có khuynh hướng trung dung, 67
ghế
5- Đảng Tả ( die Linke), hậu thân của Đảng cộng sản
Đức, khuynh hướng cực tả, 69 ghế.
6- Đảng “ chọn lựa cho Đức “ ( AfD ), 94 ghế. Đảng này
có khuynh hướng cực hữu, bài ngoại, giành được nhiều phiếu của cử tri ở Đông
Đức cũ.
7 - Đảng Dân chủ tự do ( EDP ), có xu hướng hữu khuynh,
80 ghế.
Vì không đảng nào chiếm đa số tuyệt đối ( 355 ghế ) để
tự lập chính quyền nên chính quyền sắp tới của Đức sẽ là một chính quyền liên
hiệp nhiều đảng.
_________________________
6. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỤY ĐIỂN
Tổng quan :
- Tên gọi : Vương quốc Thụy Điển
- Vị trí : Ở Bắc Âu, trên bán đảo Scandinavie, giáp
Na-Uy, Phần Lan, Đan Mạch, biển Baltic và biển Kattegat. Tuy gần cực bắc nhưng
khí hậu khá ôn hòa nhờ vào dòng hải lưu nóng Gulf Stream.
- Vương quốc Thụy Điển thống nhất được hình thành từ
năm 610, tham gia Liên hiệp quốc ngày 19-12-1946.
- Có Thủ đô là Stockhom kể cả ngoại ô 1,5 triệu dân, 3
thành phố quy mô trên 500.000 người, 21 tỉnh, 289 làng xã.
- Diện tích : 400.295 km2 ( bằng 1,35 lần diện tích
của Việt Nam ), mật độ 22 người/ km2 ( bằng 7,1% của VN),
trong đó đất canh tác chiếm khoảng 30.000 km2, rừng
228.000 km2.
- Dân số 2016 = khoảng 9,4 triệu người ( bằng 9,8% dân
số VN ), trong đó có khoảng 1,2 triệu là người nước ngoài nhập cư, 4.150 người
Việt Nam vượt biên năm 1980 đã được nhập quốc tịch Thụy Điển. Người Thụy Điển
chiếm 81,9%, người Phần Lan 5%. Khoảng 85% dân số theo Đạo Tin Lành.
- Ngôn ngữ chính : Tiếng Thụy Điển. Ngoại ngữ thông
dụng nhất à tiếng Anh
- GDP ( PPP) 2016 = 517,440 tỉ USD, đứng thứ 10 Châu
Âu ( bằng 83,7 % GDP của Việt Nam ),
GDP bình quân = 49.675 USD/ người ( bằng 7,7 lần của
Việt Nam ).
- Đơn vị tiền tệ : đồng Krona ( SEK )
- HDI 2015 = 0,913 ( rất cao ). Gini 2015 = 25,4% =
0,245 ( trung bình )
- Là nền kinh tế hậu công nghiệp. Công nghiệp 26,9%
GDP, Nông nghiệp 1,6% GDP, Dịch vụ 71,6% GDP.
- Phần lớn các công ty nông nghiệp thuộc sở hữu gia
đình. Ngành công nghiệp lớn nhất là ngành chế tạo chiếm 42% giá trị sản xuất
công nghiệp, 50% giá trị xuất khẩu, Các sản phẩm hàng hóa gồm : xe ôtô con, xe
buýt, ôtô vận tải, đông cơ máy bay của các Hãng Volvo, Saab-Scania ; thiết bị
viễn thông, động cơ điện, thiết bị điện của các hãng Ericson, ABB, Electrolux,
ASEA, Tetra Pak ; máy bay và kỹ thuật du hành vũ trụ của Hãng Saab AB ; vòng bi
các loại của Hãng SKP, máy khai thác mỏ của hãng Atlas Copco. Ngoài ra còn các
sản phẩm của công nghiệp hóa chất, luyện kim, công nghiệp gỗ và giấy.
- Theo Diễn đàn kinh tế thế giới và UNDP 2012 thì
trong nhiều năm liền, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác là Đan Mach, Phần
Lan, Na Uy liên tục dẫn đầu thế giới trong bảng xếp hạng về 6 chỉ tiêu quan
trọng đối với mỗi quốc gia, gồm : Khả năng cạnh tranh toàn cầu – mức độ dễ dàng
kinh doanh – khả năng đổi mới, sáng tạo – chỉ tiêu ít tham nhũng – chỉ số phát
triển con người – mức độ thịnh vượng của quốc gia.
Hệ thống chính trị
-Thể chế : Quân chủ lập hiến đại nghị (
có Vua là nguyên thủ quốc gia và chính phủ nghị viện )
- Vua là nguyên thủ quốc gia nhưng không tham gia
chính trị, chủ yếu giữ chức năng nghi lễ đại diện quốc gia.
- Hiến pháp hiện hành của Thụy Điển được đánh giá là
hiến pháp dân chủ rõ ràng nhất thế giới. Hiến pháp được dẫn nhập bằng câu
:” Tất cả quyền lực công đều bắt nguồn từ người dân “.
- Quyền lực của nhà nước Thụy Điển được phân chia
thành 3 nhánh là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp và tổ chức theo học thuyết tam
quyền phân lập.
- Lập pháp : Quyền lập pháp
thuộc về nghị viện. Nghị viện của Thụy Điển chỉ có một viện, gọi là Quốc hội,
có 349 nghị sĩ, được chọn thông qua tổng tuyển cử, dân bầu trực tiếp theo cách
phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu kín. Ứng cử viên Nghị viện phải là thành viên
của một đảng chính trị. Số ghế Nghị viện của mỗi đảng tương ứng số
phiếu bầu đảng đó giành được trong cuộc tổng tuyển cử. Một đảng chỉ nhận được
dưới 4% ( dưới bốn phần trăm ) tổng số phiếu bầu trong cả nước thì không có ghế
nào trong Quốc hội.
Quốc hội Thụy Điển có 15 ủy ban. Quốc hội thông qua
các đạo luật và các quyết định có tính chất chính sách. Quốc hội bỏ phiếu thông
qua thành phần Chính phủ mới hoặc thông qua việc xin từ chức của một bộ trưởng
hoặc toàn bộ chính phủ với nguyên tắc đa số nhất trí và có quyền tổ
chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng nếu có một phần ba
nghị sĩ yêu cầu.
-Quy trình lập pháp của Thụy Điển : Theo
pháp luật Thụy Điển, có 2 nhóm chủ thể có quyền đề xuất sáng kiến lập pháp là
Chính phủ và Nghị sĩ. Phần lớn các sáng kiến lập pháp ở Thụy Điển do Chính phủ
đệ trình dưới dạng bản dự thảo, đã được thông qua một ủy ban thẩm tra do Chính
phủ chỉ định. Kết quả thẩm tra phải được ủy ban này trình bày bằng một bản báo
cáo công khai. Chính phủ chuyển báo cáo đó tới các cơ quan nhà nước, các tổ
chức hoặc các địa phương có liên quan để lấy ý kiến, với thời hạn 3 tháng. Bất
cứ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả đại diện của các tổ chức phi chính phủ đều có
quyền nhận bản sao ( photo ) bản báo cáo đó, để đề xuất ý kiến của mình
với chính phủ. Kết quả của việc góp ý kiến phải được trình lên quốc hội bằng
văn bản. Nếu nghị sĩ quốc hội trình kiến nghị lên quốc hội về vấn đề liên quan
đến dự án luật của chính phủ thì kiến nghị đó phải được trình trong vòng 15
ngày, kể từ ngày dự án đó được trình ra quốc hội.
Quy trình lập pháp ở Thụy Điển có thể tóm tắt 4 bước
sau :
1- Dự án luật được chuẩn bị ở các ủy ban của quốc hội
2- Khi Chính phủ trình dự án luật ra Quốc hội thì
chuyển cho các ủy ban thẩm tra
3- Dự án luật được thảo luận công khai ở Quốc hội.
4- Được tư vấn của Hội đồng pháp luật.
-Hành pháp : Cơ quan hành pháp ở
Thụy Điển gồm chính phủ và chính quyền địa phương.
- Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng do Chủ
tich quốc hội đề nghị đứng ra thành lập chính phủ.
Thủ tướng chỉ định các bộ trưởng sau đó Quốc hội thông
qua theo nguyên tắc đa số phiếu tán thành.
- Chính phủ có nhiệm kỳ 4 năm. Chính phủ có
quyền đề nghị giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử sớm trước thời hạn
nhưng quốc hội bầu lại chỉ tồn tại hết thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
- Chính quyền địa phương : gồm 2 cấp là chính quyền
cấp tỉnh và chính quyền quận và thành phố. Đứng đầu tỉnh là Thống đốc do chính
phủ chỉ định. Cấp quận và thành phố do dân bầu trực tiếp ra các Hội đồng. Để
có đại diện trong Hội đồng thì mỗi đảng phải giành được ít nhất 3%
( ba phần trăm ) tổng số phiếu bàu.
- Tư pháp : thuộc quyền của hệ
thống tòa án, gồm các tòa thẩm quyền chung và các tòa chuyên trách.
- Hai điểm đặc trưng của nền dân chủ Thụy
Điển :
- Một chính phủ minh bạch và trung thực :
Thụy Điển thực hiện nhất quán nguyên tắc công khai để người dân có thể giám sát
hoạt động của chính phủ. Trừ một số tài liệu thuộc về an ninh quốc gia, giới
báo chí và mọi người dân đều có thể xem các văn kiện của công sở nhà nước.
- Một hệ thống thanh tra viên đa dạng để bảo
vệ các quyền của người dân đã được hiến pháp ghi nhận : Hệ thống thanh
tra viên này có mặt trên nhiều lĩnh vực : thanh tra viên về luật pháp, thanh
tra viên người tiêu dùng, thanh tra viên về trẻ em, thanh tra viên về quyền
bình đẳng, thanh tra viên về đối xử phân biệt chủng tộc. Công dân Thụy Điển cảm
thấy mình bị phân biệt đối xử có thể tìm đến thanh tra viên. Họ sẽ điều tra và
có thể mang vụ việc đó ra Tòa với tư cách nguyên cáo đặc biệt. Họ cũng có nhiệm
vụ cộng tác với cơ quan nhà nước
để nắm tình hình trong phạm vi nhiệm vụ của họ, để
giải thích hay đưa ra những đề nghị thay đổi luật lệ cần thiết.
Các đảng chính trị trong Quốc hội :
Hiện có 7 chính đảng : Đảng Xã hội dân chủ thành lập
năm 1889 là chính đảng lớn nhất ở Thụy Điển ; Đảng Cánh tả ( Cộng sản cũ biến
hình, theo chủ nghĩa dân túy ) ; Đảng Môi trường còn gọi là Đảng Xanh ; Đảng
Bảo thủ- Ôn hòa là đảng lớn thứ hai thành lập năm 1904, cực hữu, kịch liệt
chống chủ nghĩa cộng sản ; Đảng tự do, thành lập năm 1902, đại diện tầng lớp
trí thức và viên chức tiểu tư sản, có khuynh hướng trung hữu ; Đảng Trung Tâm
thành lập năm 1913 ; Đảng Dân chủ thiên chúa giáo, thành lập năm 1964, thiên
hữu. Ngoài ra còn một số chính đảng nhỏ như Đảng Dân chủ ( SD ) thành lập năm
1991. Cầm quyền hiện nay ở Thụy Điển là một Liên minh trung hữu gồm các đảng Ôn
hòa, Tự do, Trung tâm và Dân chủ thiên chúa giáo.
-Hình mẫu của “ con đường thứ ba ? “.
Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác chủ trương phát triển kinh tế đồng thời với
bảo đảm công bằng xã hội. Sự cách biệt về thu nhập và mức sống của người lao
động bình thường với người lao động có chuyên môn cao không quá lớn là điều
được chấp nhận ở Thụy Điển.
Thành công của Thụy Điển chưa phải là hoàn hảo nhưng
họ đã tránh được nạn xơ cứng kinh tế của Nam Âu, đồng thời tránh được tình
trạng bất bình đẳng thu nhập thái quá ở nước Mỹ. Trong một thời gian dài, Thụy
Điển được xem là “con đường thứ ba “, không theo chủ nghĩa xã hội của Engels (
giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản ) cũng không thuần là chủ nghĩa tư bản.
Khi GS Ngô Giang của ĐCSTQ sang khảo sát Thụy Điển, các quan chức Thụy Điển
giải thích họ không theo chủ nghĩa xã hội mà là theo chủ nghĩa xã hội- dân chủ.
-Con người và Thể chế : Theo Tạp chí The
Economist, người dân Thụy Điển cảm thấy hãnh diện về khả năng vận hành bộ máy
quản trị của Chính phủ nhưng con người Thụy Điển đã đóng góp vai trò rất lớn
vào thành công của họ. Họ có 2 phẩm chất quan trọng là tính thực dụng
và tính quyết đoán, cộng với lòng tin mãnh liệt vào quyền tự chủ cá
nhân. Một thời họ đã quen chi tiêu phúc lợi quá khả năng trang trải và dựa
dẫm vào một số công ty lớn nhưng khi đã nhận ra đó là sai lầm thì họ dứt khoát
từ bỏ nó mà không tranh cãi ồn ào. Họ cũng đã dứt khoát từ bỏ kiểu đồng thuận
xã hội cũ để đi theo kiểu đồng thuận xã hội mới, không thiên tả cũng không
thiên hữu.
Theo nhà nghiên cứu Fukuyama, nói đến Thụy Điển và Bắc
Âu là phải nói đến việc tạo ra một xã hội ổn định, thanh bình, thịnh vượng và
xã hội ấy dung nạp được mọi thành phần, mọi tầng lớp xã hội, sự tham gia điều
hành bởi những con người có đạo đức, có tài và việc đầu tư cho nguồn vốn CON
NGƯỜI./.