Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak còn lên tiếng phản đối chính thể Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mạnh mẽ hơn cả người Đức. Ảnh: Báo Mới |
“Không còn hoài nghi rằng kết luận của các nhà điều tra Đức về vụ bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh là nghiêm trọng và cho thấy một sự nghi ngờ rất lớn về sự đúng
đắn của thông tin do phía Việt Nam cung cấp cho đến nay. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là tất cả mọi thứ được in trên báo là đúng sự thật, hoặc đã đủ
để chúng tôi đưa ra tòa án. Cho đến khi nào vụ việc này chưa được kiểm tra kỹ
lưỡng và các chi tiết chưa được làm rõ, thì chúng tôi không thể dựng lên giá
treo cổ được” – Ngoại
trưởng Slovakia Miroslav Lajcak viết trong một bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk, ra ngày 7/8/2018 (Thoibao.de
dịch) chỉ 4 ngày
sau loại bài điều tra của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức
và tờ Dennik N của Slovakia về ‘cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã
giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực
Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia’.
Loạt bài trên đã
gây rúng động chính trường Slovakia và lan ra cả châu Âu. Lần đầu tiên kể từ
khi nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt vào tháng Tám năm 2017, báo chí tự tin có
bằng chứng và gần như khẳng định ‘kết tội’ đối với một quan chức nội vụ cao cấp
của Slovakia. Tổng thống Slovakia Kiska đã không thể bỏ qua điều đó.
Còn bây giờ đến
lượt Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak.
Đáng ngạc nhiên
là từ ngữ mang tính hình tượng cực mạnh ‘giá treo cổ’ mà Ngoại trưởng
Miroslav Lajcak trưng ra trong bài viết trên, bởi điều này dường như không phù
hợp lắm, hoặc quá thô bạo so với âm điệu ngoại giao êm ái hoặc buộc phải tỏ ra
êm ái. Từ ngữ này chỉ bộc lộ vào bối cảnh tác giả của nó không thể kềm chế được
sự giận dữ và thấy không từ nào thích đáng hơn nó.
‘Giá treo cổ’ đe
dọa dựng lên dành cho những quan chức Slovakia đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp
tay cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nhưng ‘giá treo cổ’ cũng là lời cảnh cáo
trực diện giới chóp bu Việt Nam.
Khác nhiều với
văn phong còn cố gắng duy trì tính cách xã giao mà không muốn làm mất mặt Hà
Nội trong một tuyên bố phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của Bộ Ngoại giao
Đức vào tháng Tám năm 2017, lời lẽ của người đại diện cho Bộ Ngoại giao
Slovakia là quá thẳng thắn và phẫn nộ.
Thoibao.de cho
biết vào ngày 8/8/2018, Hãng thông tấn TASR của Cộng hòa Slovakia đã nhận
được thông cáo báo chí từ bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Slovakia và các vấn
đề châu Âu (MZVaEZ), theo đó Bộ Ngoại giao Slovakia, đứng đầu là Ngoại trưởng
Miroslav Lajčak (thuộc đảng Smer-SD), có những bước cụ thể và hiệu quả trong
lĩnh vực ngoại giao liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
“Trong chính sách
ngoại giao có một số công cụ mà Bộ ngoại giao Slovakia có thể sử dụng. Trong
các biện pháp, có biện pháp triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Slovakia một lần nữa
để đặt những câu hỏi và giảm đại diện ngoại giao Slovakia tại Việt Nam“, Bộ Ngoại giao
Slovakia cho biết.
“Điều này có
nghĩa là tại thời điểm này chúng tôi không có Đại sứ tại Việt Nam – và chúng
tôi thậm chí không có kế hoạch bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội. Đây là một
bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là
đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất“, Ngoại trưởng
Lajčák giải thích.
Cũng trong bài bình luận trên tờ báo mạng pravda.sk, ra ngày 7/8/2018,
Ngoại trưởng Lajcak viết:
“Vụ việc này đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ
Việt-Slovakia và Đức-Việt, nhưng may mắn không (chưa) gây căng thẳng trong quan
hệ Slovakia-Đức.
Cộng hòa Slovakia tiếp xúc chặt chẽ với các đối tác Đức trong việc điều tra
vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, lợi ích chung của hai nước là điều tra
sáng tỏ vụ bắt cóc này và rút ra hậu quả cho người chủ mưu. Đây là cách các đối
tác Đức trình bày chúng tôi, và chúng tôi cũng trình bày như thế với các đối
tác Đức.
Cơ sở này được đặt dưới sự lãnh đạo của tôi với các bước rõ ràng và cụ thể
ngay từ đầu đối với phía Đức và phía Việt Nam, và không có nghi ngờ gì về việc
chúng tôi đứng về phía nào: về phía sự thật và công lý.
Trong lúc phiên tòa tại Berlin đang diễn ra, phía Đức tuyên bố, họ đã có
những dấu hiệu nghiêm trọng, rằng nạn nhân bị bắt cóc đã được đưa bằng máy bay
từ Bratislava (thủ đô Slovakia) đến Moscow. Nhiệm vụ của chúng tôi là thẩm tra
những cáo buộc qua thông tin liên lạc với phía Việt Nam. Bác bỏ, nếu cáo
buộc không đúng.
Vì cho đến nay, Việt Nam đã không cung cấp cho chúng tôi những bằng chứng
đáng tin cậy cho thấy rằng cáo buộc của các nhà điều tra Đức là không đúng, cho
nên chúng tôi đã buộc phải thực hiện một bước cụ thể – để giảm đại diện ngoại
giao của chúng tôi tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không có Đại sứ
tại Việt Nam vào thời điểm này – và chúng tôi không có kế hoạch bổ nhiệm một vị
Đại sứ đến Hà Nội cho đến khi nào chúng tôi giải quyết xong vụ việc. Đây là một
bước rất nghiêm trọng trong thực tiễn ngoại giao, biện pháp này không phải là
đơn giản hoặc không đáng kể. Và nó không phải là bước duy nhất.
Nếu vụ việc này được xác định rằng Cộng hòa Slovakia đã bị Việt Nam lợi
dụng, thì cần thiết phải có những biện pháp tiếp theo” (Thoibao.de)
Một cách chính
thức, cuộc khủng hoảng Slovaka – Việt Nam đã bùng nổ – tròn một năm
sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt. Bây giờ thì khó còn gì có thể cứu
vãn được nữa.
Một năm trước,
cũng vào tháng Tám, Bộ Ngoại giao Đức đã làm một cử chỉ mà Hà Nội khó ngờ
khi ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối vụ mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh ngay tại Berlin. “Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm
trọng” – một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ Ngoại giao Đức. Và phía
Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng “Chúng tôi cũng
bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và
chính sách phát triển”.
Sau tháng Bảy
năm 2017, khủng hoảng Đức – Việt đã bùng phát và kéo theo quá nhiều hậu quả.
Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về
nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác
chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đó đã thông báo
ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở
Đức.
Hà Nội cũng khó
ngờ rằng chỉ một năm sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, cơn khủng
hoảng thứ hai mang tên Slovakia – Việt và cả EU – Việt đang chuyển qua giai
đoạn mới: thời kỳ đóng băng kéo dài nhiều năm.
Chẳng bao lâu
nữa, Chính phủ Slovakia – để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình – sẽ phải tung ra
một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính
thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc.
https://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/gia-treo-co-khung-hoang-slovakia-viet-nam-chinh-thuc-bung-no.html