bà Aung San Suu Kyi |
Bạo lực
tại Myanmar đã khiến hơn 400 nghìn người Hồi giáo Rohingya vượt biên sang quốc
gia láng giềng Bangladesh.
Nữ
lãnh đạo thực quyền của Myanmar bị chỉ trích là đã bác bỏ cáo buộc thanh trừng
sắc tộc của Liên Hiệp Quốc.
Trường
St. Hugh's College nói rằng bức chân dung của bà đã bị thay thế bằng một bức họa
của Nhật Bản.
Trường
này đã thay bức họa được treo trước đó bởi một tác phẩm của họa sỹ Nhật Bản
Yoshihiro Takada. Lý do gỡ bỏ bức chân dung không được đưa ra rõ ràng.
Quản
lý truyền thông Benjamin Jones cho biết bức chân dung đã được chuyển tới một
"địa điểm an toàn" trong thời gian bức tranh của Takada được trưng
bày.
Bức họa
mới được giới thiệu tại trường vào đầu tháng này và hiện đang được trưng tại sảnh
tòa nhà chính của trường St. Hugh's.
Bà Suu
Kyi, một cựu tù nhân chính trị đã trở thành lãnh đạo thường dân Myanmar từ sau
khi thắng cử năm 2015, đang chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế.
Trong
một diễn văn tuần trước, người chiến tháng giải Nobel lên án việc xâm phạm quyền
con người nhưng không khiển trách quân đội hay nhắc tới việc thanh trừng sắc tộc.
Bà tốt
nghiệp từ trường St Hugh's thuộc đại học Oxford năm 1967 và được trao bằng danh
dự vào tháng 6/2012.
Đại học
Oxford cho biết sẽ không tước bằng danh dự của bà.
Thành
lập năm 1886, St Hugh's là một trong những college lớn nhất của đại học Oxford
với khoảng 800 sinh viên.