Xuân Dương: "Xin hỏi bà Cục phó Phương Dung và ông Thứ trưởng Duy
Biên, quý vị hiểu thế nào về “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”?
Thực sự ông Biên, bà Dung chỉ muốn chống chế cho những
việc đã trót làm hay hai vị ấy đang ủng hộ quan điểm bành trướng, rằng một vùng
biển mù mịt bất kỳ nào đó, không được xác định cụ thể ở Biển Đông đều thuộc
Trung Quốc?
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền và
lợi ích hợp pháp của quốc gia trên Biển Đông là trách nhiệm của mọi công dân và
tổ chức, không lẽ ngành văn hóa đứng ngoài cuộc?"
(GDVN) - Nếu chỉ biết đến "quy trình" thẩm
định một bộ phim, thì ai sẽ gác cổng văn hóa quốc gia để ngăn chặn những mũi
tấn công "xâm lược mềm" bằng văn hóa, giải trí?
Sau vụ lùm xùm về việc cấp phép hát Quốc ca
của Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thì nay lại xuất
hiện sự việc khác liên quan đến phát biểu của một số lãnh đạo và công văn của
bộ này gửi Ban Tuyên giáo trung ương và Văn phòng Chính phủ.
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao
và Du lịch vừa có công văn báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính
phủ về những tranh luận xung quanh bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ"
của Trung Quốc phát hành vừa được trình chiếu tại Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, Thứ trưởng Vương
Duy Biên cho rằng:
“Trong
36 giây này, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong
khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu
này không rõ nét.
Loa từ tàu Trung
Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải
Trung Quốc, xin hãy đi ngay”.
Trên thực tế, những
hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để
kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung nêu trên như bài viết quy kết".
[1]
Ý kiến của ông Thứ trưởng Biên hoàn toàn trùng khớp
với lý giải của bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Ủy viên Hội
đồng Trung ương thẩm định phim truyện. [2]
Vấn đề cần làm rõ trong phát biểu của lãnh đạo Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch là về “lãnh hải của Trung Quốc”.
Xin hỏi bà Cục phó Phương Dung và ông Thứ trưởng Duy
Biên, quý vị hiểu thế nào về “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”?
Nếu quý vị chưa có điều kiện tìm hiểu Luật Biển Việt
Nam và công ước quốc tế thì có thể tìm đọc loạt bài của Tiến sĩ Trần Công Trục về
lĩnh vực này đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Theo quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982,
mỗi quốc gia sẽ xác định đường cơ sở và nội thủy của mình theo nguyên tắc Đường
cơ sở thẳng hoặc Đường cơ sở thông thường.
Theo các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển có hiệu lực từ năm 1994, ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là
đường biên giới quốc gia.
Điều 11, Luật Biển Việt Nam (2012) khẳng định: “Lãnh
hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh
giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.
Muốn có lãnh hải thì phải có đường cơ sở, để xác định
đường cơ sở hoặc là dựa vào “đất liền” hoặc là dựa vào “đảo”.
Trên Biển Đông hiện nay, ngoài lãnh hải và các vùng
biển xác lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đối với phần
phía Nam lục địa Trung Quốc và đảo Hải Nam, Trung Quốc còn đang chiếm đóng bất
hợp pháp quần đảo Hoàng Sa, 7 cấu trúc địa lý trong quần đảo Trường Sa của Việt
Nam.
|
Họ không những đòi "chủ quyền" phi lý, vô
pháp đối với phần lớn diện tích Biển Đông mà còn 2 quần đảo nói trên của Việt
Nam, từ đó vạch ra yêu sách lãnh hải 12 hải lý.
Thông tin chính thức từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch cho rằng:
"Trên thực tế, 36 giây cuối, phim thể hiện tàu
của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một
vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét;
Loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân
Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”.
Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối
phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề
chủ quyền biển đảo." [3]
Đấy chỉ là cách giải thích, cách hiểu của những người
thờ ơ trước mối họa bành trướng, vô cảm trước những nỗ lực không mệt mỏi của
các học giả Việt Nam trong và ngoài nước đang hàng ngày, hàng giờ phải đấu
tranh với cỗ máy tuyên truyền "cả vú lấp miệng em" của Trung Hoa.
Xin thưa với quý Bộ, từ ngày 18/2/2018, Bộ Quốc
phòng Trung Quốc đã quảng bá cho bộ phim này và nói trắng ý đồ đen tối của nó
cho bàn dân thiên hạ.
Xin trích dẫn lại 1 đoạn bài viết "Hãy phổ biến
mạnh mẽ: thâm ý đằng sau bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ" mà bạn cần phải
biết" đăng trên mod.gov.cn ngày 18/2:
"Hải quân
Trung Quốc đã ủng hộ rất lớn cho bộ phim này. Tàu hộ vệ thế hệ mới Lâm Nghi
từng tham gia sự kiện sơ tán công dân khỏi Yemen năm 2015 xuất hiện trong phim
này.
|
||
|
Ngoài ra, còn có
thể phát hiện thấy trong phim có xuất hiện hình ảnh của các tàu hiện đại nhất
lực lượng hải quân như tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Lôn Sơn.
Đoạn kết của phim
còn xuất hiện tàu tuần tra sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc rượt đuổi tàu nước
ngoài trên Biển Đông, chưa được chính phủ Trung Quốc cho phép đã tiến vào vùng
biển phụ cận của các đảo, đá trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc (tức
quần đảo Trường Sa của Việt Nam; Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp 7 cấu trúc), và nói: Xin lập tức rời khỏi đây". [4]
Từ thực tiễn nêu trên có thể thấy, các nhà làm phim
Trung Quốc và đứng sau là hải quân Trung Quốc không nghĩ đơn giản như Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch.
Ý đồ của họ đã được nói toạc ra từ 18/2 qua bài báo
nói trên. Và cho dù không nói đi nữa, thì khái niệm "lãnh hải" Trung
Quốc trên Biển Đông phải được nhận diện rõ ràng, đó là yêu sách bành trướng phi
lý của Trung Quốc, đang xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
Xin không bàn về nội dung bộ phim của Trung Quốc mà là
ý thức công dân, trình độ nhận thức của những người có trách nhiệm liên quan
đến vụ việc thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Ông Thứ trưởng Biên và bà Cục phó Dung có nhìn thấy
hay đọc được định vị tọa độ tàu Trung Quốc không mà dám khẳng định “tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong
khu vực Biển Đông” không liên quan đến chủ quyền biển đảo (của
Việt Nam)?
Nếu không dựa trên bất kỳ dữ liệu khoa học nào mà dám
khẳng định như vậy có phải quý vị đã nói mà chưa kịp suy nghĩ?
Thực sự ông Biên, bà Dung chỉ muốn chống chế cho những
việc đã trót làm hay hai vị ấy đang ủng hộ quan điểm bành trướng, rằng một vùng
biển mù mịt bất kỳ nào đó, không được xác định cụ thể ở Biển Đông đều thuộc
Trung Quốc?
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền và
lợi ích hợp pháp của quốc gia trên Biển Đông là trách nhiệm của mọi công dân và
tổ chức, không lẽ ngành văn hóa đứng ngoài cuộc?
Ai sẽ canh gác cửa ải văn hóa trước làn sóng tuyên
truyền tinh vi, thâm hiểm của Trung Quốc để giành sự công nhận trên thực tế các
yêu sách vô lý, phi pháp của họ đã và đang xâm phạm chủ quyền của đất nước ta?
Giải thích chính thức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch chỉ nhấn mạnh đến quy trình thẩm định, phân loại và cấp giấy phép phổ
biến bộ phim này, mà không đả động gì đến trách nhiệm "gác cửa văn
hóa" trước các mũi tấn công "xâm lược mềm" bằng văn hóa, giải
trí.
Hai vị lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ
lỡ lời hay cố ý?
Bằng văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn
phòng Chính phủ, khả năng “lỡ lời” chắc chắn bị loại trừ.
Người viết không cho rằng ông Biên, bà Dung cố ý. Vậy
liệu có khả năng thứ ba là “chưa kịp suy nghĩ thấu đáo”?
Dù là lỡ lời hay cố ý thì phát ngôn của họ có ảnh
hưởng đến hình ảnh cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là có cho thấy trình độ chính trị
của người được nhân dân trao cho trọng trách quản lý mảng Văn hóa - Thể thao -
Du lịch?
Liệu các vị đã trót phát biểu có nên cải chính, xin
lỗi nhân dân?
Tài liệu tham khảo:
Xuân
Dương