20 tháng 4 2020
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, nói hôm 20/04/2020 rằng
“Hong Kong là xã hội pháp trị” và mọi bên liên quan “cần tôn trọng điều đó”.
Ông
lên án chỉ trích từ “một số chính trị gia Phương Tây” vào tình hình nội bộ
Hong Kong, theo Reuters cùng ngày.
Trước
đó, một loạt tờ báo ở Anh, Mỹ, châu Âu đưa tin chính quyền Hong Kong đột
nhiên cho bắt 15 nhà hoạt động thuộc phái ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hôm thứ
Bảy tuần qua.
Theo
tờ The Guardian ở Anh hôm thứ Hai thì “dịch virus corona là cơ hội vàng
(golden opportunity)" để trấn áp bất đồng chính kiến và phong trào dân chủ
Hong Kong.
Lo
ngại phe dân chủ giành phiếu vào Viện Lập pháp
Trang
Bloomberg cùng ngày 20/04 cho rằng việc bắt giữ này xảy đến từ lo ngại phe dân
chủ Hong Kong có thể có cơ hội thắng lợi hoặc ít ra là đe dọa vị thế của phe
thân Bắc Kinh vào cuộc bầu cử tháng 9/2020.
Trong
số những người bị bắt có nhà tài phiệt truyền thông, Jimmy Lai, chủ báo Apple
Daily, vốn thường xuyên chỉ trích quan chức Hong Kong và Bắc Kinh.
Ông
Lai có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes, với tài sản ước tính vào năm 2009
là 660 triệu USD.
Nhà
sáng lập Đảng Dân chủ Hong Kong, luật sư Martin Lee, 81 tuổi, cũng bị bắt.
Giới
vận động tin rằng việc loại ra khỏi cuộc chơi các ứng viên tiềm năng của
phe dân chủ sẽ mở đường cho phe thân Bắc Kinh thắng cử vào Viện Lập pháp
(Legco) tháng 9 năm nay.
Sau
đó, Bắc Kinh sẽ dễ dàng thông qua các luật cho Hong Kong nhằm siết chặt thêm
sinh hoạt chính trị ở Hong Kong, trang The Guardian viết.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Chính
phủ các nước Hoa Kỳ, Anh, Úc đã lên tiếng từ hôm cuối tuần về các vụ bắt giữ bất
ngờ tại Hong Kong.
Ngoài
đại diện của các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự, một số nhân vật nổi
bật trong chính giới Phương Tây cũng lên tiếng.
Sir
Malcolm Rifkind, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh nói rằng cá nhân ông quen hai
người bị bắt, ông Marton Lee, và bà Margaret Ng và nói “đây là hành động tấn
công thô bạo vào trái tim của tự do, pháp quyền của Hong Kong đã được đảm bảo
trong Luật Cơ bản”.
BBC
News từ Hong Kong cho hay chính phủ Hong Kong không giải thích vì sao họ bắt giữ
các nhà hoạt động dân chủ.
Thế
nhưng trước đó không lâu, một quan chức cao cấp ở Bắc Kinh đến thăm Hong Kong
và nói đô thị này “cần luật an ninh mới để giải quyết vấn đề bất đồng chính trị”.
Trước
dịch Covid-19, gần như mỗi tuần đều có biểu tình với số lượng người tham gia ít
hơn các phong trào năm ngoái, để phản đối luật dẫn độ về Trung Quốc.
Dù
luật này đã bị Chủ tịch Đặc khu Hành chính Hong Kong, bà Carrie Lam, phải rút
khỏi nghị trình biểu quyết trong Viện Lập pháp vì làn sóng biểu tình lớn,
không có dấu hiệu gì là Trung Quốc không đem trở lại các dự luật an ninh.