Xin mời các tổ chức và cá nhân hưởng ứng tuyên bố này ký tên và gửi
vào địa chỉ email: tuyenbobiendong04.2020@gmail.com
Tổ chức: ghi rõ tên tổ chức và người đại diện
Cá nhân: ghi rõ họ tên, chức danh/nghề nghiệp (nếu có), nơi cư trú
(tỉnh/thành phố, quốc gia).
Ngày 18/04/2020,
thông tin trên báo chí cho biết Trung Quốc công bố thành lập hai huyện mới là
Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đã thành lập năm 2012,
một lần nữa áp đặt chủ quyền phi pháp với những đảo trong quần đảo
Trường Sa và với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh
quân sự đánh chiếm của Việt Nam.
Cái gọi là “Huyện
Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do Trung Quốc đánh
chiếm của Việt Nam tháng 1 năm 1974, với huyện lị là đảo Phú Lâm, do
Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1956; cái gọi là “Huyện Nam Sa” là 7 thực thể
đảo đá chìm thuộc quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam với huyện
lị là đảo Chữ Thập.
Nhà nước Việt
Nam có nhiều bằng chứng lịch sử xác nhận việc quản lí nhà nước của
Việt Nam với quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Đặc biệt chủ quyền của
Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định
tại Hội nghị quốc tế San Francisco ngày 7 tháng 9 năm 1951.
Tiếp đó Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các văn bản pháp lý gửi tới cộng đồng quốc
tế.
Gần đây nhất là Công hàm số 22/HC- 2020
ngày 30/3/2020 và Công hàm số 25/HC - 2020 ngày 10/4/2020 của
Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc với nội dung:
- Tuyên bố trước
toàn thế giới về lập trường phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông
- Khẳng định chủ
quyền và quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông trong đó có 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Suốt mấy chực năm qua, Trung Quốc
đã không ngừng thực hiện dã tâm chiếm đoạt biển Đông bằng nhiều hành động ngang
ngược. Trên
những thực thể đã xâm chiếm của Việt Nam trên biển Đông, Trung Quốc đã ngang
nhiên xây dựng các đường băng cho máy bay chiến đấu, nhà chứa máy bay,
rađa, trận địa tên lửa, trại lính, và các những công trình
quân sự giả danh dân sự kiểm soát khống chế tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển
Đông, phục vụ chiến tranh xâm lược, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng
quốc tế. Trung Quốc còn ngang nhiên biến những đảo đá thành đảo có dân
Trung Quốc sinh sống ổn định lâu dài, tạo cớ mở rộng vùng đặc quyền kinh
tế 200 hải lý và thềm lục địa nhằm chiếm trọn tài nguyên ở Biển Đông của Việt
Nam và các nước.
Thời gian cuối năm 2019 qua năm 2020, Trung Quốc càng hành
động ngang ngược trên Biển Đông. Diễn biến có thể tóm tắt như sau:
Từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2019, tàu HD8 và các tàu hộ tống là tàu cảnh sát biển,
tàu cá vũ trang của Trung Quốc liên tục xâm phạm Bãi Tư Chính và vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) của Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Hiệp Hòa Bắc, Tuy Hòa 60 km
(15/10/2019).
Trung Quốc tiến hành tập trận
và quấy nhiễu việc thăm dò, khai thác dầu khí của các nước trên Biển Đông vào
tháng 3 và tháng 4/2020.
Ngày 20/03/2020 Trung
Quốc thông báo đã lập hai trạm nghiên cứu trên đảo đá Chữ Thập và Xu Bi thuộc
quần đảo Trường Sa.
Ngày 29/03/2020 nhiều hãng
tin cho biết Trung Quốc cho máy bay Y-8 tiếp tế hậu cần cho căn cứ Trung Quốc
chiếm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 02/04/2020,
tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Quảng Ngãi, Việt
Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Ngày 14/04/2020, Trung Quốc
đưa tàu cảnh sát biển, nhiều tàu vũ trang khác hộ tống tàu thăm dò địa lý HD8
đi vào vùng biển của Việt Nam, và hiện đang ở phía Nam Biển Đông khu vực EEZ của
Malaysia gần khu chồng lấn Việt Nam- Malaysia.
Ngày 17/4/2020 Trung Quốc ra
công hàm CLM 42/2020 yêu cầu Việt Nam rút hết nhân viên ra khỏi các đảo ở Trường
Sa.
Ngày 18/4/2020 Trung Quốc
tuyên bố thành lập huyện Tây Sa và Nam Sa trên 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
Ngày 19.4.2020 Trung Quốc
công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá cùng 55
thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.
Những diễn biến dồn dập gần
đây chứng tỏ Trung Quốc chủ ý lợi dụng tình cảnh thế giới tập
trung đối phó với đại dịch Covid-19 vốn xuất phát từ chính nước này để tạo bước
tiến mới trong việc xâm chiếm biển Đông.
-
Trung Quốc tuyên bố thành lập hai huyện mới
trên các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhằm“hợp pháp
hóa” việc ăn cướp, việc xâm lược biển đảo của Việt Nam từ mấy chục năm qua.
-
Với hai đơn vị hành chính (huyện) mới thành lập
4 này, Trung Quốc muốn cắm những cái đinh, những cột mốc vào “lưỡi bò” phi pháp
mà Trung Quốc vẽ ra. Nó cũng tạo tiền lệ “việc đã rồi”, và thông qua đó đè bẹp
ý chí độc lập, làm nhụt quyết tâm đấu tranh đòi lại lãnh thổ quốc gia của nhân
dân Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
-
Trung Quốc sẽ tranh thủ thời cơđẩy mạnh những
động thái xâm lược khó lường trên biển Đông.
Từ những nhận định trên, chúng tôi,các tổ chức
xã hội dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố: Cực lực lên án hành động
phi pháp của Trung Quốc trước nhân dân trong nước và nhân dân toàn thế giới và
yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:
1.
Nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế
nhằm:
-Đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam,
xóa bỏ “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, thực hiện phân định vùng biển quốc
gia theo đúng Công ước Quốc tế Luật biển UNCLOS 1982.
-Đòi Trung Quốc bồi thường cho nhân mạng ngư dân Việt Nam
bị Trung Quốc giết hại, bồi thường tài sản của ngư dân và các doanh nghiệp Việt
Nam bị thiệt hại do Trung Quốc gây ra trên các vùng biển của Việt Nam trong những
năm qua.
2.
Tổ chức Hội nghị các nước có thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn với Việt Nam như Malaysia, Philippines,
Brunei, Indonesia để phân định rành mạch vùng biển của các nước hữu quan, có
quan sát viên là các nước văn minh không mâu thuẫn lợi ích, không có ý đồ xâm
lược Việt Nam như Mỹ, Úc, Nhật, Ấn, đảm bảo sự đoàn kết trong khối ASEAN và Việt
Nam, tăng cường hợp tác với nhau vì chung lợi ích, chung nguy cơ bị bành trướng
bá quyền xâm lược.
3.
Tôn trọng các tổ chức Xã hội dân sự, đảm bảo
người dânViệt Nam được tự do thực hiện quyền yêu nước, quyền quảng bá hình ảnh
biển đảo của Việt Nam trên mọi vật phẩm, nhất là hình ảnh “cắt lưỡi bò”, No-U để
phản đối đường “lưỡi bò” (đường chữ U, đường 9 đoạn) phi pháp của Trung Quốc.
Trừng trị những kẻ đe dọa, bắt bớ người dân dùng những vật phẩm có biểu tượng
“cắt lưỡi bò” Trung Quốc.
4.
Trả tự do cho tất cả các Tù nhân lương tâm,
những người thực thi quyền công dân và tranh đấu phi bạo lực cho tự do, nhân
quyền, môi trường, cho toàn vẹn lãnh thổvà biển đảo của Việt Nam.
5.
Đặt và thực thi kế hoạch để Việt Nam từng bước
thay đổi thể chế chính trị quốc gia theo hướng dân chủ phổ quát, đảm bảo người
dân có đầy đủ quyền tự do dân chủđể xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, đủ
thực lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền và trên biển.
Ngày 21 tháng 4 năm 2020
CÁC TỔ CHỨC
1.
Lập Quyền Dân. Đại diện: Ông Nguyễn Khắc Mai
2.
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Đại diện: TS Nguyễn
Quang A
3.
Ban Vận Động Văn đoàn Độc Lập. Đại diện: Nhà
văn Nguyên Ngọc
4.
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Lê
Thân, Nhà hoạt động xã hội.
5.
Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
6.
Giáo Xứ Mỹ Khánh, Giáo Phận Vinh. Đại diện: Linh mục Đặng Hữu
Nam
7.
Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Nhà báo Vũ Quốc Ngữ,
Giám đốc Tổ chức
8.
Giáo Hội Cộng Đồng Tin Lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ: Hội Trưởng
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa - Đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên tôn VN
CÁC CÁ NHÂN
1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Hà Nội
2.
Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
3.
Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
4.
Lê Thân, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
5.
Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh
6.
Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
7.
Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
8.
Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
9.
Andre Mendras Hồ Cương Quyết, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Paris,
CH Pháp
10.
Hoàng Hưng, Nhà thơ, TP
HCM
11.
Nguyễn Nguyên Bình, Nhà
văn, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Hà Nội
12.
Mạc Văn Trang, TS Tâm lý
học, Hà Nội
13.
Kha Lương Ngãi, nguyên
phó TBT báo SGGP, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
14.
Nguyễn Quang Nhàn, Nhà
giáo, Đà Lạt, Lâm Đồng
15.
Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở
Tư pháp TP HCM, Thành viên CLB LHĐ
16.
Nguyễn Thu Giang, nguyên
Phó GĐ Sở Tư pháp TP HCM
17.
Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ
sĩ, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
18.
Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ
văn, TPHCM
19.
Nguyễn Đông Yên, GS Toán
học, Hà Nội
20.
Trần Minh Thảo, Viết văn,
Thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo lộc, Lâm Đồng
21.
Đào Tiến Thi, Nhà nghiên
cứu ngôn ngữ, Hà Nội
22.
Bùi Minh Quốc, Nhà thơ-
Nhà báo, Đà Lạt.
23.
Bùi Nghệ, Kỹ sư Xây dựng,
nghỉ hưu, Thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
24.
Nguyễn Khuê, Hưu
trí, Sài Gòn
25.
Trần Minh Khôi, Kỹ sư
Điện toán, ngụ tại Berlin, CHLB Đức
26.
Lê Phước Sinh, Dạy học,
Sài Gòn
27.
Đặng Doan, Kinh doanh ở
TP Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông
28.
Nguyễn Ngọc Lanh, Nhà
giáo Nhân dân, nguyên GS Đại học Y Hà Nội
29.
Hoàng Mạnh Toàn, Lao động
tự do, Hà Nội - Việt Nam
30.
Nguyễn Ngọc Thiện,
Học sinh, Bình Dương
31.
Đào Minh Châu, Tư vấn
Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội
32.
Trần Đức Hiện, Hưu trí,
Thống Nhất, Đồng Nai
33.
Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí,
Đà Lạt
34.
Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí,
Đà Lạt
35.
Trần Tiến Đức, Nhà báo
độc lập, Đạo diễn truyền hình, Hà Nội
36.
Nguyễn Tuệ-Hải, Hưu trí,
Canberra, Australia
37.
Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý,
Paris, Pháp
38.
Nguyễn Đình Nguyên, TS Y
khoa, Australia
39.
Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh
tế phát triển, Sài Gòn
40.
Phan Thị Hoàng Oanh, TS
Hóa học, Sài Gòn
41.
Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ
văn, Hà Nội
42.
Đặng Thị Hảo, TS Văn học,
Hà Nội
43.
Trần Đức Quế, Chuyên viên
hưu trí, Hà Nội
44.
Anthony Đặng Hữu Nam,
Linh mục, Giáo Phận Vinh, Việt Nam
45.
Nguyễn Thị Thanh Bình,
Nhà văn, Hoa Kỳ
46.
Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y
khoa, Sarasota Florida Hoa Kỳ
47.
Julia Thuy Nguyen, Nhân
viên sở di trú, sống tại Cali, Mỹ
48.
Phan Trọng Khang, Thương
binh 2/4, Tây Hồ Hà Nội
49.
Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
50.
Nguyễn Việt Hà, Kỹ sư,
Sài Gòn
51.
Vũ Quốc Ngữ, Nhà báo
52.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà
văn, Virginia, USA
53.
Nguyễn thị Khánh Trâm,
Nghiên cứu viên, Hưu trí, TP HCM
54.
Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư -
Chủ doanh nghiệp, TP HCM
55.
Trần Thanh Tuấn, Giảng
viên ĐH Khoa học Tự nhiên, HN
56.
Tương Lai, GS, nguyên
Viện trưởng Viện Xã hội học
57.
Nguyễn Đình Đầu, Nhà Nghiên cứu, Sài Gòn
58.
GBt Huỳnh Công Minh,Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn
59.
Nguyễn Quốc Thái, Nhà
báo, Sài Gòn
60.
Nguyễn Trung Dân, Nhà
báo, Sài Gòn
61.
Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha
Trang
62.
Uông Đình Đức, Kỹ sư cơ khí, Nghỉ hưu, TP HCM
63.
Nguyễn Anh Quân, Công nhân, Hòa Bình, Việt Nam
64.
Nguyễn Quang Đạo, Cựu chiến binh, Hà nội-Melbourne, Australia
65.
Nguyễn Công Thanh, Lao động tự do, TP HCM
66.
Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
67.
Nguyễn Hữu Quý, Cán bộ hưu trí, tỉnh Đắk Lắk
68.
Trịnh Nguyên Vũ, Kỹ sư máy tàu, Sài Gòn
69.
Đoàn công Nghị, Nha Trang
70.
Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành
viên CLB LHĐ
71.
Phạm Văn Hiền, Chuyên viên phòng Tư liệu trường Chính trị Tô
Hiệu, Hải Phòng
72.
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, Nhà giáo, Sài Gòn
73.
Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế
74.
Nguyễn Đức Toản, Kỹ sư Xây dựng, TP HCM
75.
Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia
76.
Vũ Thư Hiên, Nhà văn,
Paris Pháp
77.
Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan chống Trung Quốc tại Vị Xuyên, Minh
Phương-Việt Trì-Phú Thọ
78.
Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức
79.
Phạm Gia Thắng, Người Việt tỵ nạn tại Tokyo
80.
Mai Thanh Sơn PhD, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ
81.
Trần Huy Quang, Nhà văn,
Hà Nội
82.
Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư
Truyền thông, 50858 Cologne, Germany
83.
Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
84.
Nguyễn Đức Quỳ, cựu
Giáo chức, Hà Nội
85.
Dương Trọng Chiến, Lao động tự do
86.
Trần Văn Luyến, Kỹ sư Công trình Thủy, TP Hồ Chí Minh
87.
Nguyễn Hoài Sơn, Kỹ thuật điện tử, Quận 2, Sài Gòn
88.
Phạm Văn Đỉnh TS Khoa
học, Toulouse, Pháp
89.
Nguyễn Văn Nghệ, Làm ruộng, Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
90.
Nguyễn văn Tiến, Hưu trí, TP HCM
91.
Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hòa
92.
Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư độc lập, Quảng Ngãi
93.
Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư danh dự ĐH Liege, Bỉ, sống ở Sài Gòn
94.
Phùng Ngọc Huệ, Hưu Trí, Pháp Quốc
95.
Nguyễn Quý Thắng, Bác sĩ, Hà Nội
96.
Trần Thế Việt nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt, Lâm Đồng
97.
Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại
biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng
Biên tập Báo Thanh Niên
98.
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ
Chí Minh
99.
Lê Công Giàu, TTKý Tổng Hội SV Saigon 1966, Phó Bí Thơ thường
trực Đoàn TNCS TP HCM 1975, Phó TGĐ Sai gòn Tourist, GĐ Savimex, ITPC
100.
Phạm Tâm Hiếu, Nhà báo về hưu, Giảng Võ-Hà Nội
101.
Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
102.
Thu Kieu giáo viên hưu trí, Hà Nội
103.
Dương Xuân Hòa Bình, Hà Nội
104.
Phạm Ngọc Luật, Viết báo, viết văn, nguyên PGĐ NXB Văn hoá Thông
tin
105.
Nguyễn Văn Thọ, Nhân viên kinh doanh, Huyện Kiến Thụy, TP Hải
Phòng
106.
Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
107.
Lê Quang Huy, cựu Giáo chức, Sài Gòn
108.
Nguyễn Đình Cống, GS hưu trí, Hà Nội
109.
Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
110.
Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
111.
Bùi Oanh, Hưu trí, Sài Gòn
112.
Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà bào, Sài Gòn
113.
Trương Lê Khanh, Mua bán, TP HCM
114.
Hoàng Xuân Cảnh, Đông Hà, Đông Hưng,Thái Bình
115.
Trần Hải, Kỹ sư Xây dựng, TP HCM
116.
Bùi Hiền, hưu trí, Canada
117.
Phùng Thế Anh, Nghỉ hưu, Sài Gòn
118.
Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Sài Gòn
119.
Lê Thăng Long, Chuyên gia Chiến lược, Quận 1, Sài Gòn
120.
Nguyễn Ngọc Đức, Kỹ sư, ở Paris, Pháp
121.
Phạm Văn Nam, Cựu chiến binh, Hà Nội
122.
Trần Kim Thanh, Hưu trí, Hà Nội
123.
Nguyễn Minh Tấn, Kiến trúc sư, Q3, Sài Gòn
124.
Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn
125.
Nguyễn Hoàng Hoa, Mục sư - Đồng Chủ Tịch HĐLT VN
126.
Đỗ Hữu Hải, Hưu trí, Hà Nội
127.
Phạm Hồng Thắm, Nhà báo nghỉ hưu, Gia Lâm-Hà Nội
128.
Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt
129.
Đào Đình Bình, Kỹ sư hưu trí, Hà Nội Việt Nam
130.
Ý Nhi, Nhà văn, TPHCM
131.
Trần Bá Khánh, KSXD, Long An
132.
Lê Nguyễn, KSXD, Huế
133.
Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
134.
Hoàng Ngọc Bích, Hưu trí, CHLB Đức
135.
Thuỳ
Linh, Nhà văn, Hà Nội
136.
Nguyễn
Thị Mười, Hưu trí, Sài Gòn
137.
Hoàng
Quân, Nhân viên Nhà hàng tại Texas, Hoa Kỳ
Xin mời các tổ chức và cá nhân hưởng ứng tuyên bố này ký tên và gửi
vào địa chỉ email: tuyenbobiendong04.2020@gmail.com
Tổ chức: ghi rõ tên tổ chức và người đại diện
Cá nhân: ghi rõ họ tên, chức danh/nghề nghiệp (nếu có), nơi cư trú
(tỉnh/thành phố, quốc gia).