Lưu Trọng Văn
Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã nói rõ, còn Việt Nam?
Trung Quốc đã nói rõ là họ phải sở hữu 80% diện tích biển Đông. Ngoài những lời tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đường lưỡi bò là một sự xác quyết rõ ràng và bá quyền nhất cho tham vọng này. Điều đó có nghĩa, toàn bộ những gì Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, trước sau cũng sẽ bị họ đánh chiếm (có chiếm được không lại là chuyện khác).
Hoa Kỳ cũng đã nói rất rõ là những đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông là vô lý và vô nghĩa. Hoa Kỳ đã, đang và sẽ còn đủ sức để đảm bảo tuyên bố này không chỉ là tuyên bố suông.
Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu, Úc…bằng các cách khác nhau, cũng đã nói rất rõ quan điểm của họ, là ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, theo đó bác bỏ đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc như họ đưa ra, trên biển Đông.
Cục diện thế giới đang xoay sự có lợi về phía Việt Nam, bên tranh chấp lớn nhất với Trung Quốc. Cũng phải nói rõ một điều, sau hàng ngàn năm chiến tranh vệ quốc, hiện Việt Nam chỉ còn duy nhất một kẻ xâm lược ngoại bang, đó là bọn cộng sản Trung Quốc.
Cách đây gần 10 năm, tôi đã đưa ra quan điểm này trong chuyên luận Sống với Trung Quốc:
“Chúng ta cần nắm lấy thời cơ là chưa bao giờ Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ như khi họ quyết định trở lại châu Á. Họ biết rõ chúng ta là ai, có thể làm gì giúp cho mục tiêu của họ. Cái mục tiêu ấy là không cho Trung Quốc vượt qua giới hạn đỏ về quyền lực bằng những bành trướng nhanh chóng lực lượng hải quân do đó phải thôn tính biển Đông làm bàn đạp. May thay đấy cũng là mục tiêu của chúng ta, trùng khít với lợi ích của chúng ta ở khía cạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sự trùng hợp lợi ích này chính là cơ sở bền chắc và đáng tin nhất cho một mối quan hệ thân cận, phụ thuộc nhau về mục tiêu chiến lược, lợi ích lâu dài giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời cơ cho mối quan hệ này đang chín muồi và Việt Nam, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, sẽ phải chủ động dọn dẹp, dũng cảm gạt sang một bên những vật cản mà lịch sử quăng lại để tiến về phía Hoa Kỳ, hơn là đòi hỏi điều ngược lại”. (Hết trích)
Nhân lời đề nghị của Bộ trưởng Hoa Kỳ, tôi muốn nhắc lại với các nhà lãnh đạo Việt Nam điều mà tôi cũng đã nói trong chuyên luận vừa dẫn: “Nếu không có Hoa kỳ thì Trung Quốc không chỉ nuốt sống biển Đông, biển Hoa Đông, mà đã tìm cách thống trị thế giới từ lâu rồi. Đó hoàn toàn không chỉ là một cách nói. Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, định nghĩa theo một cách dễ hiểu hơn, là không có giới hạn nào về địa lý thoả mãn được nó.”
Luật pháp quốc tế không thể buộc Trung Quốc từ bỏ khát vọng bành trướng của mình, và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sử dụng lợi ích của Hoa Kỳ như một thông điệp gửi tới Bắc Kinh để chứng tỏ rằng họ có hậu thuẫn. Đây là ứng dụng thực tế của mưu kế “Dựa vào nước ở xa để chống lại láng giềng gần”. Nhưng trước sự đối đầu của các cường quốc, các nước Đông Nam Á đang bị đe dọa trở thành chiến trường và chịu nhiều thiệt hại nhất. Điều này không thể được phép xảy ra. Đặc biệt là hiện nay, khi khu vực đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 chưa từng có, và Việt Nam, quốc gia đã thành công vượt qua đợt dịch bệnh đầu tiên, hiện giờ đang phải chống chọi với chủng bệnh mới. Tất cả các nỗ lực cần hướng tới việc vượt qua cuộc khủng hoảng này, sử dụng tất cả các phương tiện có thể. Cộng đồng quốc tế có những mục tiêu quan trọng hơn nhiều so với việc khơi dậy căng thẳng, nhưng lợi ích địa chính trị luôn được đặt lên trên các giá trị chung của con người”,- Giáo sư Kolotov nói.
Báo chính thống VN đưa tin:
"Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại”.
Xin nhấn mạnh hai chữ "hàng đầu" không kèm theo cụm từ "một trong". Điều đó khẳng định VN luôn coi Mỹ là đối tác quan trọng nhất trong đối ngoại của VN.
Đáp lại lời khẳng định "luôn coi..." này của chủ tịch VN, bộ trưởng QP Mỹ Lloyd Austin đã nói gì?
Ông đề nghị: "hai bên nghiên cứu, nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược trong tương lai”.
Ván bài cuối cùng đã lật ngửa.
Vấn đề còn lại là VN đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ để chứng tỏ lời nói "luôn coi là đối tác hàng đầu" hay chưa mà thôi.
Trong các cấp quan hệ đối tác của VN hiện nay thì trên phương diện ký kết (chứ chưa chắc là trên thực tế) VN có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện - cấp cao nhất - với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
Tiếp theo là cấp Đối tác chiến lược với 14 nước trong đó có Anh, Pháp, Nhật, Ý, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái, Tây ban nha, Singapore, Indonesia, Malaisia, Philippines và Đức. (Đức đã tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược này với VN do vụ Trịnh Xuân Thanh).
Mặc dù Mỹ được coi là đối tác quan trọng nhất về đối ngoại nhưng lại không lọt trong danh sách 17 nước trên.
Đó là nghịch lý.
Theo quy ước của nhiều QG và thông lệ quốc tế thì:
Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 5 năm 2008 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong thế kỷ 21 trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" trên đúng thông lệ và quy ước trên.
Có điều ông Mạnh khi ký kết với ông Hồ Cẩm Đào đã bất chấp một thực tế rất quyết định làm nền tảng cho hiệp định ông ký kết, đó là Lòng Dân VN cùng niềm tin của Dân VN không hề có đối với chính quyền CSTQ.
Trong khi đó thì Lòng Dân VN ngược lại luôn hướng thiện cảm, tin cậy với chính phủ và Dân Mỹ, vậy mà Mỹ chưa được là đối tác chiến lược chứ chưa nói đến đối tác chiến lược toàn diện như Trung Quốc.
Vậy thế nào là đối tác chiến lược?
Theo giáo sư Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), “đối tác chiến lược" phải bao gồm những nội dung sau:
Không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau.
Nếu xét trên bình diện này thì Trung Quốc không xứng đáng là đối tác chiến lược của VN chứ đừng nói đến đối tác chiến lược toàn diện như ông Mạnh ký, bởi hai yếu tố: niềm tin không có với nhau và Trung Quốc luôn can thiệp vào nội bộ lãnh đạo của VN, liên tục đe doạ, tấn công xâm lược VN.
Còn đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh. Với tiêu chuẩn này, chỉ thật sự tin cẩn nhau và không tấn công nhau mới hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh. Hiện nay Mỹ chỉ có 24 đối tác chiến lược hoặc tương đương trở lên.
Cuộc đối thoại của bộ trưởng QP Phan Văn Giang với bộ trưởng QP Mỹ chắc chắn vấn đề mấu chốt để có được hiệp định Đối tác chiến lược theo tiêu chuẩn của Mỹ là hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh đã được chia sẻ theo chiều thuận lợi.
Bởi, nếu không có sự chia sẻ thuận lợi này thì bộ trưởng QP Mỹ không thể công khai đề nghị với chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc về việc bàn thảo nâng cấp đối tác chiến lược được.
Trên bình diện trên Dân VN rất hoan nghênh tiến trình xích lại gần nhau lên tầm cao mới giữa VN và Mỹ.
L.T.V.