16 août 2021

“Sống chung với dịch”?


Thiện Tùng

15/8/2021

 

Dịch COVID-19 rất xảo quyệt, qua nhiều lần biến thể, nó đang ngạo nghễ với danh xưng hiện tại “Dalta” tung hoành trên thế giới. Có lẽ khi tự thấy bất lực trong đối phó với chủng loại “ôn dịch” nầy, nhiều quốc gia lên tiếng “Chung sống với dịch COVID-19” – tức là chịu thua, thừa nhận sự có mặt của nó trên đất nước, quê hương mình?.

 

“Chung sống với dịch  COVID-19” dường như đã là quan điểm, ý định phổ quát trên toàn thế giới, nhưng về hình thức, phương pháp “chung sống với dịch” ở Âu/Mỹ Châu có phần khác với Á Châu – còn đang tranh luận để chọn lựa giải pháp “chung sống” tối ưu.   


Ở Anh quốc:  Chính phủ đã sớm chủ trương “sống chung với Covid-19” bằng cách: “Dở bỏ toàn bộ các hạn chế ngăn ngừa” dù dịch biến thể Dalta đang lây nhiễm gia tăng. Chủ trương nầy đang gây bất đồng chính kiến trong nội bộ nước Anh.

Không khẩu trang, không khoảng cách, hồi tháng 7/2021, các cổ động viên bóng đá Anh tập trung tại sân vận động Wembley - Ảnh:AP 

Ở Mỹ quốc: Chưa nghe thấy Liên  bang chủ trương chung, các Tiểu bang tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể từng nơi mà tự ấn định cách “chung sống với Dịch”.

Ở Singapore: Theo giáo sư Euston Quah, chuyên gia kinh tế tại Đại học Công nghệ Nanyang nói rằng: “Đã 18 tháng kể từ khi đại dịch bắt đầu, người dân Singapore đã và đang chiến đấu một cách mệt mỏi”. Chính phủ Singapore đang   Hướng tới kế hoạch chung sống với Covid-19”. Trước mắt, Singapore vẫn còn phải: “Áp dụng mọi biện pháp phòng lây lan và quyết tâm nâng tỷ lệ tiêm chủng vaccine từ 50% hiện nay lên 80 % dân số để tạo miễn dịch trong cộng đồng”. Và Singapore dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ: “Xoá bỏ hấu hết các biện pháp hạn chế trong phòng chống dịch để phát triển kinh tế”.  

Singapor thực hiện giãn cách tại một quán cafe ở trung

 tâm thương mại The Star Vista  Ảnh: Straits Times.


Ở Việt Nam: Chưa nghe thấy Chính phủ nói gì về việc “chung sống với dịch”, chỉ thấy ông Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bịnh tật TP HCM đề xuất ý kiến với nội dung: Trước tình trạng số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng, cần tính đến phương án 'sống chung' với dịch, ưu tiên bảo vệ các nhóm nguy cơ, có bệnh lý nền…” (Sỹ Đông ghi lại và đăng trên báo Thanhnien Online).

Ông Nguyễn Trí Dũng - Ảnh Sỹ Đông


Xài cụm từ “sống chung với dịch”, nghe qua có gì đó hơi lạ tai. Bởi vì, hai chữ  “sống chung hay chung sống” là phải đôi bên cùng có lợi, như “chung sống hoà bình”, “chung sống với lũ…, nhưng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long có lợi cho con người thì con người nên chung sống với nó, chớ lũ miền Trung chẳng hạn, không có lợi cho con người thì không thể chung sống với nó, phải cải tạo nó, vô hiệu hoá nó?.

 

 Bịnh dịch đã thâm nhập sâu rộng trong cộng đồng, chỉ gieo tai hoạ cho con người, trước mắt chưa loại trừ được nó thì phải đề phòng, ngăn ngừa nó gây hại để rồi tìm cách bình thường hoá, vô hiệu hoá nó. Chưa vô hiệu hoá được nó thì không thề chấp nhận “sống chung với nó”- phải xem đó là lập trường trước sau như một.

 

Từ xa xưa đến nay, chúng ta từng hứng chịu nhiều loại dịch như: Dịch Tả, Dịch Đậu mùa, Dịch Hạch, Dịch Sốt xuất huyết, Dịch Cúm mùa, Dịch Sars CoVi -1..v.v… chớ đâu phải chỉ mới có dịch Sars CoVi-2 nầy. Thực tế cho thấy, khi chúng ta chưa thể loại trừ được Dịch Sốt xuất huyết, Dịch Cúm mùa, Sars CoVi-1 nhưng cũng đã bình thường hoá, vô hiệu hoá được chúng, còn phải tạm thời chấp nhận “chung sống với chúng”. Chớ còn Dịch Tả, Dịch Đậu mùa, Dịch Hạch, chúng ta đã tìm được nguồn gốc sinh ra chúng, nên đã loại trừ được chúng từ lâu rồi?.

 

Tóm lại: Dịch bịnh nói chung chỉ gây hại cho con người, khi chưa thể loại trừ được nó thì phải tìm cách vô hiệu hoá nó, tạm thời “chung sống với nó” để rồi sẽ loại trừ nó khi có điều kiện. Dứt khoát không thể chấp nhận cho loài  dịch tễ “chung sống mãi” với chúng ta. 

 Hôm 12/8/2021, giáo sư Nguyển văn Tuấn có bài viết khá thuyết phục (trích đoạn dưới đây, mời đọc tham khảo):

<<…Nhiều người nghĩ rằng khi nào số ca dương tính hay số ca nhiễm xuống còn 0 thì ngưng phong toả. Nhưng quan điểm này không đúng và bất khả thi. Số ca dương tính phụ thuộc vào số ca xét nghiệm và độ chính xác của xét nghiệm. Đó là con số 'nhân tạo', chúng ta muốn có nhiều ca dương tính thì xét nghiệm nhiều người, muốn giảm số ca dương tính thì chỉ đơn giản giảm cường độ xét nghiệm.

Ngoài ra, chúng ta không thể nào giảm số ca nhiễm xuống 0. Bởi vì virus liên tục biến hóa theo thời gian, và cho đến nay có dấu hiệu cho thấy chúng đã thâm nhập sâu trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là chúng đã ở trong cộng đồng chúng ta, như là virus cúm mùa đã và đang tồn tại với chúng ta. Do đó, mục tiêu giảm số ca nhiễm xuống 0 chỉ là ảo tưởng.

Chúng ta biết rằng số ca dương tính (và nhiễm nCov) ở Mỹ đang tăng nhanh. Một phần là do biến thể mới, nhưng một phần là do nhiều người chưa tiêm vaccin. Khi được hỏi Mỹ có nên  phong tỏa  hay không, ông Anthony Fauci nói 'không'. Nói cách khác, số ca dương tính hay số ca nhiễm không phải là tiêu chuẩn để quyết định phong toả hay không phong toả.

 Ông Tuấn đề xuất:

- Ưu tiên cho điều trị những ca nặng để giảm số ca tử vong… 

- Vẫn tiếp tục tiêm chủng vaccin để phòng ngừa và giảm lây lan

- Vẫn duy trì giãn cách xã hội… 

- Lên kế hoạch từng bước để không phải phong toả nữa, bảo đảm phát triển kinh tế... >>  (hết trích).

Ngẫm kỹ, những gì giáo sư Nguyễn văn Tuấn nói không khác kế hoạch phòng chống dịch của Singapore vừa nêu trên.

Đến giờ nầy, chỉ thấy lộ trình ứng phó với dịch COVID-19 của Singapore là sáng sủa, tối ưu, khả thi. Theo tôi, Việt Nam ta không nên “xả dàn” như ở Anh, bình tỉnh và giảm bớt biện pháp thô bạo trong phòng chống dịch, nên áp dụng phương cách phòng chống dịch của Singapore vừa nhẹ nhàng, thông thoáng… mới mong thoát được cơn hoảng loạn về nạn dịch bịnh đang hoành hành. -/-