Vương Hà: ”Từ tố cáo của bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt Nga và kiểm tra thương tích tại tòa ngày 7.4.2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã vào cuộc. Ngày 5.12.2014, hai nguyên điều tra viên thuộc Phòng CSĐT phòng chống tội phạm về ma túy thuộc Công an tỉnh Bắc Giang đã bị bắt để điều tra về hành vi "dùng nhục hình".
Điều đáng nói là, thời điểm đó, Cục Điều tra của VKSND Tối cao và báo chí đang vào cuộc quyết liệt về những dấu hiệu bức cung nhục hình trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Vậy mà những ĐTV này vẫn dùng nhục hình, với hình thức rất dã man, thì thật khó hình dung."
Điều đáng nói là, thời điểm đó, Cục Điều tra của VKSND Tối cao và báo chí đang vào cuộc quyết liệt về những dấu hiệu bức cung nhục hình trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Vậy mà những ĐTV này vẫn dùng nhục hình, với hình thức rất dã man, thì thật khó hình dung."
Ông Hàn Đức Long và vợ sau 11 năm xa cách vì bị tù oan. Ảnh: Người lao động. |
Khi
phiên tòa có tranh tụng thật sự
Từ giữa năm 2001 đến cuối 2003, tại một số đình, chùa của tỉnh Bắc
Giang liên tiếp xảy ra 7 vụ trộm cắp tượng phật và đồ thờ cúng, nhưng vụ án vẫn
bị bế tắc. Đến khi Công an huyện Lục Nam bắt được đối tượng Nguyễn Quý Đoan
(Quốc Oai, Hà Tây) vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt xe máy thì Đoan nhận thêm
hành vi ăn cắp những tượng phật nêu trên cùng một số đối tượng khác. Từ lời
khai của Đoan, dù không có chứng cứ, thêm 7 đối tượng bị bắt, trong đó có đối
tượng có chứng cứ ngoại phạm rất rõ.
Trong trại giam, một đối tượng bị chết, theo cơ quan điều tra,
nguyên nhân vì suy tim. Nhưng với những dấu vết trên thân thể nạn nhân, các
luật sư khi đó cho rằng, nạn nhân này bị chết là do các tác động mạnh từ bên
ngoài chứ không phải chết vì suy tim. Những lập luận trên của các luật sư được
củng cố thêm khi tại các phiên xét xử, các bị cáo còn lại đều tố cáo bị bức
cung, nhục hình với những dấu vết còn rất rõ trên cơ thể.
Chúng tôi không muốn nhắc lại lời các bị cáo tố cáo các ĐTV sử
dụng nhục hình với các nhiều đòn ác, hiểm (dấu ấn vẫn còn nguyên vẹn), bởi nó
quá kinh khủng. Khi được ra tù, họ đã cho phóng viên chụp lại những chứng cứ
đó, kể cả ở những vị trí nhạy cảm nhất. Chính vì vậy, có 7/8 đối tượng không
chịu nổi đòn đã phải nhận tội dù họ không phạm tội. Còn 1 đối tượng đủ gan chịu
đòn, cương quyết không nhận bừa tội.
Trước lời tố cáo này, HĐXX của phiên tòa sơ thẩm lần thứ 4 (từ
ngày 19-23.6.2006) đã thận trọng khi xem xét đến những lập luận của các luật sư
về những chứng cứ ngoại phạm của một số bị cáo và những mâu thuẫn trong cáo
trạng. Kết quả, HĐXX đã tuyên bố: Tiếp tục trả lại hồ sơ, yêu cầu Viện KSND
tỉnh Bắc Giang làm rõ 10 nội dung, đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn với
các bị cáo: Cho tại ngoại.
Sau đó, các bị cáo này được minh oan và đã được VKSND tỉnh Bắc
Giang bồi thường cho hơn 2 năm ngồi tù oan.
Điều đó cho thấy, khi HĐXX chịu khó lắng nghe tranh tụng, tổng
hợp, phân tích cả lời buộc tội của công tố viên lẫn lời gỡ tội của các luật sư
và những tố cáo của bị cáo thì kết quả: Án oan sai đã bị chặn đứng tại tòa án.
Những người vợ kêu oan cho chồng cả chục năm trời
Chắc với vụ án Nguyễn Thanh Chấn mới được minh oan gần đây, nhiều
người vẫn nhớ. Ông Chấn đã ngồi tù oan 10 năm cho mức án chung thân về tội giết
người.
Trong việc minh oan cho ông Chấn, nếu không có sự kiên trì kêu oan
của bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn), chắc các cơ quan chức năng vẫn ngủ
ngon. Trong 10 năm ròng đó, vì hiểu và tin ở chồng mình, bà Chiến không đêm nào
ngủ yên, sẵn sàng gõ cửa các cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương và
tới cả một số vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mong họ xem xét nỗi oan khuất của
chồng.
Trong vụ án này, ông Chấn được minh oan, phần rất quan trọng là
người mẹ kế của kẻ sát nhân trong vụ án (Lý Nguyễn Chung) tố cáo sự thật và sự
vào cuộc quyết liệt của Cục điều tra, VKSND Tối cao.
Tương tự, cũng như vợ ông Chấn, bà Nguyễn Thị Mai - vợ của tử tù
Hàn Đức Long - vì hiểu thấu nỗi oan khuất của chồng, dù lúc đó chẳng có khái
niệm gì về pháp luật, nhưng là những người nông dân hiền lành, họ đã chấp nhận
rời khỏi lũy tre làng, đến tất cả các cửa có thể để kêu oan cho chồng.
Chính những kêu oan không mệt mỏi của các bà vợ đã cho thấy những
mâu thuẫn trong kết luận điều tra, cáo trạng và cả những bản án thiếu thuyết
phục, một số luật sư đã sẵn sàng bào chữa miễn phí cho chồng họ. Các luật sư đã
không quản ngại lục lại các bút lục để tranh tụng và đi tới cùng sự việc để
minh oan cho những người có dấu hiệu bị oan sai với tội tày đình: Giết người.
Tại sao những điều tra viên trong các vụ án này lại sử dụng
nhục hình?
Là người theo dõi nội chính nhiều năm và theo dõi sát các vụ án
này, tôi tin rằng, động cơ quan trọng của các điều tra viên này là nóng lòng phá
những vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Bởi, nếu từng tham gia phá án với các
ĐTV thì mới hiểu sức ép của họ lớn tới mức nào, nhất là trong các vụ trọng án.
Mặt khác, không thể phủ nhận, nhờ những “thành tích” phá án này, nhiều người
trong số họ đã được thăng tiến.
Nhưng trong các vụ án này, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến án oan sai
là do ngay từ đầu, các ĐTV này đã có những đánh giá, cảm nhận chủ quan không
đúng về các đối tượng gây án. Sau khi đã nhận định các đối tượng đó là thủ phạm
thì họ tin một cách mù quáng vào định hướng chết người đó. Cả hai ông Nguyễn
Thanh Chấn và Hàn Đức Long đều bị các ĐTV đánh giá là hay trêu ghẹo phụ nữ,
giới tính lệch lạc, nên họ định hướng luôn: Đấy chính là … thủ phạm?!
Chẳng hạn, với Nguyễn Thanh Chấn, các ĐTV nhận định (kể cả HĐXX):
Thấy chị Hoan xinh, chỉ muốn gạ gẫm giao cấu cho thỏa mãn dục vọng, nhưng không
được thỏa mãn, lại bị chống cự quyết liệt, sợ mang tiếng với vợ con, dân làng
nên ông Chấn mới nảy sinh việc giết chị Hoan. Mà thực chất, khi được làm
sáng tỏ thì đây là vụ án cướp của, giết người.
Còn với Hàn Đức Long, mặc dù bản án sơ thẩm lần 2 đã tuyên Long
không phạm tội hiếp dâm với hai mẹ con bà Khuyến, nhưng vẫn nhận xét: “Bị cáo
có cả hành vi sàm sỡ, dâm ô với cả bà Khuyến (74 tuổi - PV), điều này thể hiện
sự lệch lạc về giới tính” (?!). Chính vì ám ảnh với định hướng như vậy, nên các
cơ quan tiến hành tố tụng có “niềm tin” rằng Long là đối tượng hiếp dâm và sát
hại cháu Yến!?
Mà khi các cơ quan tiến hành tố tụng đã có “niềm tin” kiểu như
vậy, dễ dẫn tới việc các ĐTV sử dụng bức cung nhục hình, vì cho rằng đối tượng
ngoan cố. Thậm chí, ngay cả khi luật sư đưa ra những chứng cứ, lập luận gỡ tội
cũng chẳng được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm. Bởi, với họ, bản án đã
định hình ngay từ đầu.
Ngoài nguyên nhân do năng lực yếu kém, nóng vội, thì có những hành
vi cố tình vi phạm Bộ Luật TTHS của chính các ĐTV.
Chẳng hạn, trong vụ án Hàn Đức Long, ví dụ dễ thấy nhất là việc cơ
quan điều tra bỏ ra ngoài hồ sơ 49 bút lục. Việc thực nghiệm tại hiện trường,
lấy người đóng thế có sức khỏe, chiều cao, cân nặng hơn hẳn ông Long… Những
hành vi này, họ không thể đổ lỗi cho sự non yếu về nghiệp vụ mà đó đã là hành
vi làm sai lệch hồ sơ.
Còn trong vụ ông Chấn, kết luận điều tra của Cục điều tra thuộc
VKSND Tối cao cho thấy, các ĐTV đã bỏ những chứng cứ rất quan trọng như
vết máu ở cửa nhà của nạn nhân, việc nạn nhân bị lấy mất chiếc nhẫn, cách so
sánh dấu chân ở hiện trường với chân của Chấn của cũng rất ẩu…
Nhưng rất may, cuối cùng họ đều đã được minh oan. Vấn đề là, các
cơ quan lập pháp, cơ quan tiến hành tố tụng cần có giải pháp triệt để hơn để
hạn chế tối đa những oan sai khủng khiếp này.
2 điều tra viên Công an Bắc Giang bị bắt vì tội dùng nhục
hình
Từ tố cáo của bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt
Nga và kiểm tra thương tích tại tòa ngày 7.4.2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã
vào cuộc. Ngày 5.12.2014, hai nguyên điều tra viên thuộc Phòng CSĐT phòng chống
tội phạm về ma túy thuộc Công an tỉnh Bắc Giang đã bị bắt để điều tra về hành
vi "dùng nhục hình".
Điều đáng nói là, thời điểm đó, Cục Điều tra của VKSND Tối cao và
báo chí đang vào cuộc quyết liệt về những dấu hiệu bức cung nhục hình trong vụ
án Nguyễn Thanh Chấn. Vậy mà những ĐTV này vẫn dùng nhục hình, với hình thức
rất dã man, thì thật khó hình dung.
Nguồn :
Theo Lao Động