Hồng Thủy
(GDVN) - Nếu vụ máy bay Lào QV916 bị Trung
Quốc ngăn chặn trên không phận quốc tế không được quan tâm và xử lý thỏa đáng,
nó sẽ giúp Trung Quốc đạt được cả 2 mục đích.
Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ áp đặt ADIZ ở Biển ĐôngTPP mạnh bằng 10 hàng không mẫu hạm ngăn Trung Quốc bành trướng Biển ĐôngĐô đốc Mỹ: Không thấy khả năng Trung Quốc áp đặt ADIZ Biển Đông
Máy bay Lào, hình minh họa. |
The Diplomat ngày 30/7
cho biết, việc cuối năm 2013 Trung Quốc đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng
không (ADIZ) ở Hoa Đông đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mỹ
đã lập tức điều 2 máy bay ném bom B-52 bay qua Hoa Đông và Nhật Bản yêu cầu các
phi công dân sự không được xin phép Trung Quốc khi bay qua không phận quốc tế ở
Hoa Đông.
Tất nhiên quy định về
ADIZ mà Trung Quốc đơn phương áp đặt không thể làm tổn thương lập tức lợi ích
của ngành hàng không Nhật Bản hay Hoa Kỳ, nhưng với các nước nhỏ sẽ bị tổn hại
lợi ích như trong hầu hết các vấn đề quốc tế, nước nhỏ và yếu hơn dễ bị thiệt
thòi. Tuần này Air Transport World đã cung cấp một ví dụ về chuyện đó.
Chuyến bay số hiệu
QV916 của hãng hàng không quốc gia Lào (Lao Airlines), một chiếc Airbus A320
khi bay từ sân bay quốc tế Gimehae của Hàn Quốc trở về Lào qua biển Hoa Đông đã
bị cơ quan điều khiển không lưu Trung Quốc yêu cầu quay lại nơi xuất phát. Từ
năm ngoái chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu các chuyến bay hàng không
dân dụng khi qua ADIZ Hoa Đông phải báo cáo, xin phép nước này bằng kế hoạch
trước.
Vụ chặn máy bay Lào
QV916 là trường hợp đầu tiên một chuyến bay thương mại bị Trung Quốc buộc quay
lại nơi xuất phát do "không tuân thủ yêu cầu của cơ quan kiểm soát không
lưu" nước này, nhưng trước đó ít nhất 55 hãng hàng không trên toàn thế
giới đã đăng ký tuân thủ các điều khoản của ADIZ mà Trung Quốc áp đặt ở Hoa
Đông.
Đường bay của máy bay Lào và chỗ bị Trung Quốc chặn buộc phải quay lại nơi xuất phát. Ảnh: The Diplomat. |
Chính phủ Lào đã không
phản ứng công khai về sự cố này và cũng sẽ không làm như vậy vì họ ngại mạo
hiểm đến mối quan hệ tích cực và gia tăng quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Tuy
nhiên ASEAN nên tận dụng các cơ hội để nhấn mạnh sự ủng hộ của mình về tự do
hàng không, tự do hàng hải ở các vùng biển, vùng trời quốc tế.
Năm ngoái trong một
tuyên bố chung với Nhật Bản, ASEAN đã thừa nhận cam kết ủng hộ tự do hàng
không, hàng hải của các chuyến bay hàng không dân dụng phù hợp với các nguyên
tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển 1982 (UNCLOS) cũng như các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng
quốc tế (ICAO).
Đầu năm ngoái Hoa Kỳ
và Nhật Bản cũng có công hàm gửi ICAO yêu cầu phủ nhận ADIZ Trung Quốc đơn
phương áp đặt ở Hoa Đông. Đối với Trung Quốc, áp đặt ADIZ là một cách tạo ra sự
kiện trên không nhằm củng cố yêu sách chủ quyền trên một không phận tranh chấp.
Quan trọng hơn, ADIZ là một công cụ "thông minh" vì nó hiện không bị
hạn chế bởi bất kỳ điều luật quốc tế cụ thể nào.
Tuy nhiên đến trước
tháng 10/2013 khi Trung Quốc đơn phương áp đặt ADIZ ở Hoa Đông, thông lệ quốc
tế chưa từng thiết lập ADIZ ở những khu vực tranh chấp. Hành động này của Trung
Quốc như là một cuộc "đảo chính" cho các tuyên bố chủ quyền nước này
theo đuổi ở Hoa Đông.
Nếu vụ máy bay Lào
QV916 bị Trung Quốc ngăn chặn trên không phận quốc tế không được quan tâm và xử
lý thỏa đáng, nó sẽ giúp Trung Quốc đạt được cả 2 mục đích khi áp đặt ADIZ ở
Hoa Đông. Phản đối ADIZ Hoa Đông từ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, ASEAN
sẽ mất đi hiệu lực nếu trong thực tế Trung Quốc vẫn tiếp tục thực thi các điều
khoản họ áp đặt và các phi công dân sự bắt đầu tuân thủ.
Hồng
Thủy
Nguồn: Theo GDVN