Tình trạng chặt chém khách du lịch đang trở thành vấn nạn. Ảnh minh họa. |
Câu chuyện trên chỉ là một trong muôn vàn vết đen trên “bức tranh” tối màu của tình hình du lịch ở nước ta: Con gà có giá 600.000; con cua 1,2 kg, luộc xong “teo” mất hơn bảy lạng, 1 kg tôm sú giá 1,4 triệu đồng, trái dừa 200.000 đồng, uống ly nước chanh phải trả thêm tiền phụ thu máy lạnh 20.000 đồng...
Nhiều tờ báo cho rằng
những vấn nạn trên là kết quả của cách thức kinh doanh ăn xổi, ở thì. Có thật chỉ là vậy thôi?
Rất tiếc là ông Bộ
trưởng không cho biết chủ cái quán phở đó bị xử lý ra sao? Điều đáng tiếc này thực chất là lỗi đầu tiên, quan trọng nhất của những người có
trách nhiệm quản lý du lịch.
Tại sao biết rõ như
thế, biết từ lâu rồi, mà không xử lý nặng – nặng đến mức có muốn chém khách
cũng chẳng bao giờ dám “thử” nữa? Lập luận vừa đưa ra hoàn toàn có cơ sở: Ông
Trương Minh Tiến, Phó GĐ Sở VH-TT& DL Hà Nội biện bạch rằng tại du khách
không gọi về đường dây nóng nên mới xảy ra chuyện nhiễu nhương? Câu trả lời
bằng phản biện có hơi hướng nan đề thật hay về cái lẽ... mua vui; bởi khi Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh hỏi ông Tiến số điện thoại của đường dây nóng thì ông
Tiến lại... quên (TT, 04.07.2015, 08:00 GMT+7)?
Người ta chỉ “quên”
khi có rất ít tình cảm, bổn phận đối với sự việc đó. Ông Phó GĐ không nhớ thì
làm sao có thể trả lời du khách khi được hỏi? Quản lý ngành “công nghiệp không
khói” có doanh thu về ngoại tệ chỉ đứng sau dầu khí, dệt may, giày da mà chỉ
nói cho có, báo cho hay, làm cho có lệ; ngành du lịch không bị sụt giảm du
khách quốc tế đến 11,3% so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái mới thực là chuyện lạ.
Chỉ có một việc rất
đơn giản, dễ làm nhưng không chịu làm: Tất cả các khách sạn, nhà nghỉ trên cả
nước khi giao chìa khóa phòng cho du khách đồng thời giao luôn cho khách bản kê
những điều cần lưu ý như ăn đặc sản ở đâu, vui chơi chỗ nào, giá cả niêm yết,
số điện thoại đường dây nóng...
Nếu hỏi in bản kê trên
phát cho tất cả KS, nhà nghỉ rất tốn kém, xin trả lời rằng các sở VH-TT&DL với doanh thu hàng tỷ đồng, có thừa khả năng và, phải làm công việc đó bởi
nó đem đến những cái lợi, cái cần, cái nên không thể nào tính toán nổi.
Kiểu thói buôn bán
chụp giựt, ăn xổi ở thì là một căn bệnh khá nặng có ở khắp mọi địa phương trên
cả nước. Đã là bệnh thì phải có thuốc chữa. Thuốc ngắn hạn là phải phạt nặng, đồng thời phải công bố rộng rãi để răn đe; đi đôi với
việc phạt là thu giấy phép kinh doanh và, không để nguội đường giây nóng.
Rất nhiều trường hợp
các đường giây mang danh là nóng nhưng gọi thì chỉ thấy máy đổ chuông báo hiệu
sự vắng tanh, vắng ngắt của người trực. Thuốc dài hạn là tăng cường vận
động và, nên chăng, thành lập – ký kết các hợp đồng quân tử (tạm gọi là thế) giữa
các nhà hàng, các khách sạn, nghiệp đoàn xích lô...? Giải pháp này có từ thế kỷ
X-XI, nhưng có lẽ vẫn cần ở ta vì quả thật, ăn xổi ở thì là cách thức kinh
doanh có từ thời trung cổ.
Một trong rất nhiều chuyện đáng học, đáng nghĩ của người Do Thái được
truyền tụng là, người Do Thái dù chỉ thu lãi một phần ngàn số vốn bỏ ra vẫn
bán; dù khách mua món hàng chỉ một vài đồng trong cửa hàng lớn vẫn ân cần; lấy
lãi quá mức là chuyện hiếm khi xảy ra... Hỏi họi, họ cho biết rằng đó là nguyên
tắc được cha ông truyền lại từ ngàn xưa: Chê ít Chúa sẽ phạt, không ân cần với
khách khi mua ít hàng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại khách một lần nữa...
Tại sao người Việt
không chịu hiểu cái nguyên lý giản dị và rõ như ánh sáng ban ngày ấy? Phải
chăng lối tư duy đường ngắn đã kìm hãm sự thay đổi, mặc định cái xấu hiển nhiên
mà ta lại coi đó là chuyện nhỏ?
Đến lúc này mới thay
đổi rõ ràng là quá chậm. Thế nhưng, nếu để chậm hơn nữa, để mỗi ngày thói quen
chặt chém trở thành một căn bệnh lây lan ra toàn xã hội thì e rằng, số du khách
quốc tế sụt giảm sẽ không phải là 11,3% nữa...
Hà Văn Thịnh
Nguồn: Theo Một Thế giới mới