22 juillet 2015

NÓI VỚI MẤY ÔNG HỘI NHÀ VĂN

 Huỳnh ngọc Chênh

Các ông tổ chức đại hội khắp mọi nơi, rồi tổng đại hội ở trung ương, nơi nào các ông cũng chi phí ngất trời, một ngày đại hội mà các ông tập trung lại ba ngày, ăn ở khách sạn nhà hàng từ 4 sao trở lên, tiệc tùng nhậu nhẹt không ngớt. Nếu tiền đó do các ông viết sách, bán sách mà có, rồi góp lại để tiêu xài thì đó là quyền của các ông. Nhưng ai cũng biết tiền ðó là chi từ ngân sách của nhà nước, tức là từ tiền thuế của tui, tiền thuế của người dân. Số tiền vài tỉ hay vài chục tỉ ðồng ấy các ông chi cho tất tần tật các ðại hội từ cõ sở lên cũng không lớn lắm so với những khoản tiền khổng lồ mà bọn sâu dân mọt nước khác ðục khoét hàng ngày.

Nhưng các ông là nhà văn, nhà thơ, nhà sáng tạo, nhà cầm bút, nhà trí thức thì hẳn các ông có lương tâm chứ không như bọn quan chức tham nhũng mà ngay cả ông chủ tịch nước Sang gọi là sâu bọ, ông Tổng bí thư Trọng gọi là "chúng nó" dù cho chúng nó là ðồng chí của các ông ấy. Mà các ông có lương tâm và có tri thức thì các ông phải biết rằng các ông đang ăn chơi nhảy múa trên đồng tiền xương máu của người dân. Những người còng lưng ra nộp thuế cho các ông là những ðồng bào khốn khó của các ông như thế này ðây:

"Thực hiện chiến dịch thu nộp, mỗi hộ dân Thường Nga phải gánh hai phần ðóng góp. Phần thu của xóm và phần thu của xă. Ở xóm bao gồm các khoản thu nội đồng, thu bê tông, thu hội quán…
Phần thu tại xă gồm: Thu quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, thu thầu hợp đ
ồng, thu phí vườn đồi, phí kinh doanh chưa đến mức thu thuế tháng, thu HTX môi trường, quỹ khuyến học, hai loại quỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ QPAN, phạt quân sự, kế hoạch hóa, thuế đất phi nông nghiệp… Đòn “qui định” 5% xem chừng rất hiệu quả. Mặc cái nóng nung đốt, mặc những hạt thóc sau thu hoạch chưa kịp đổ bồ, nông dân Thường Nga cắn răng đem bán với giá khoảng chừng 5,5 nghìn đồng/kg để nộp sản đúng thời hạn. Không ít nhà phải bán sạch mới có tiền để nộp. Xóm Văn Minh trưa hè chang chang nắng, giọng một người ðàn bà vừa khắc khổ vừa bức xúc, ngắc nghẹn kêu gào nghe chừng rất thảm thiết: Ông Ngụ ơi là ông Ngụ ơi. Người ta lừa ông mà ông không biết. Ông chở ði của tui ba tạ thóc mà chở về có hai tạ bảy. Như ri thì lấy mô đủ tiền nộp sản ông ơi. Gia đình ông Ngụ bà Hương có 8 sào ruộng, 6 nhân khẩu. Ðể có ðủ cái ă
n, mỗi vụ, ngoài phần ruộng ðược chia ông bà còn phải đấu thêm 3 sào của những gia đình chán ruộng. Quần quật đến nỗi, mùa gặt, nửa đêm bà Hương phải ðeo ắc quy gắn bóng ðèn ðể ra ðồng. Vậy mà thóc lúa cũng không ðủ chi phí ðầu tư và nộp sản.
Suốt cuộc trò chuyện, bà Hương liên tục khóc. Nhất là khi chúng tôi nhìn vào phương án thu của gia ðình họ. Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xă hết 928 nghìn đ
ồng. Chưa phải thuộc diện nhiều so với các hộ khác, nhưng để có tiền đóng nộp họ phải bán hết những
hạt thóc cuối cùng.
Trong nhà bà Hương hiện còn 5 tạ thóc. Ngoài hai tạ trừ ă
n, ba tạ bán không đủ tiền trả nợ. Tiền lồng, tiền tuốt nợ từ vụ trước, gặt về, chủ nợ lăm le đến đòi mấy lần rồi nhưng lần nào bà cũng khóc xin khất ðể "ưu tiên" nộp sản cho xă trước "không người ta réo tên trên loa, người ta phạt 5%, người ta cắt giao dịch giấy tờ, quá tội". Hai tạ thóc "qui hoạch" cất ăn xem chừng cũng phải bán luôn vì nợ đòi gắt quá."

(Bài 1: Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách )

Tay trùm cộng sản Tàu Mao Trạch Đông gọi lũ trí thức các ông là cục phân. Chắc chắn những kẻ lấy tiền thuế của dân ra cho các ông ăn chơi nhảy múa hiện nay, cho các ông chút bổng lộc, cho các ông chút danh vị rỡm qua các giải thưởng nầy khác cũng chửi thầm trong bụng các ông là những cục phân.
Tui thì cho rằng là phân vẫn cứ tốt vì cũng giúp ích cho người dân bón ruộng tăng năng suất lúa hầu ðủ ðể nộp ngân sách. Các ông thì không được như vậy.