Tại Hà Nội
hôm nay diễn ra cuộc đàn áp, bắt bớ và đánh đập những người tham gia thắp nhang
tưởng niệm 64 tử sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến Gạc Ma 29 năm trước, 14 tháng
3 năm 1988.
Tin tức được
truyền đi khắp các trang mạng xã hội bởi những người tham gia tưởng niệm cho
thấy một số người như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, blogger Nguyễn Thuý Hạnh,
blogger Đặng Bích Phượng bị bắt ngay sau khi đến dâng hoa và thắp nhang tưởng
niệm tử sĩ Gạc Mac tại đài Cảm Tử. Những người này được thả ra sau đó.
Trong một
diễn biến khác, hai bạn trẻ là Nguyễn Viết Dũng, còn có tên là Dũng Phi Hổ và
Đỗ Thanh Vân sau khi tham gia tưởng niệm đã bị lực lượng an ninh bắt và bị đánh
ngay trước đồn công an phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một đoạn
video được truyền trực tiếp trước cổng công an phường Bách Khoa cho thấy cả hai
bị đánh đổ máu, trong đó, Nguyễn Viết Dũng cho biết:
Mình thì ôn
hoà mà họ thì dùng bạo lực. Hành động này chứng tỏ họ không hề cho người dân
biết. Sự thật, không phải là 1 cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát 14 tháng
3 năm 1988.
Đỗ Thanh
Vân, từ Hà Nội kể lại sự việc cho đài chúng tôi:
Thành phố Hà
Nội đã tung ra rất nhiều công an, an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động để bắt bở
những ngườ có ý định tham gia tưởng niệm. Có rất nhiều người bị bắt ngay tại
nhà nên không đi được, những người đi giữa đường thì bị bắt. Những người như
Vân, Dũng Phi Hổ và nhiều người khác nữa thì không thể tiếp cận bờ hồ. Khi
không thể tưởng niệm được ở đó, bọn mình chuyển sang phương án là ra bãi giữa
sông Hồng, làm nghi thức tưởng niệm là thả vòng hoa với mong muốn vòng hoa có
thể an ủi vong linh người đã khuất.
Sau khi thực
hiện việc thả vòng hoa, Đỗ Thanh Vân cho biết cô và Dũng Phi Hổ bị đánh khi đến
đòi người ở công an phường Bách Khoa.
Ngay lập tức
hai thằng ập vào đạp Dũng Phi Hổ ngã ra. Sau khi đạp Dũng, 4,5 thằng tiếp theo
dàn trận sẵn rồi. Hai thằng lao vào đập Dũng, hai thằng lao vào đập mình. Mình
bị chúng nó dùng 1 cái ghế nhựa đập thẳng tay chính xác vào đầu. Lẽ ra chúng nó
sẽ còn tiếp tục đánh mình nhưng vì cái cú đập quá mạnh và mình bị chảy máu ngay
lập tức. Máu chảy suốt một bên mặt và chảy xuống áo, che cả mắt mình.
Chúng nó
thấy vậy, có lẽ một phần vì mình là phụ nữ, thứ hai là chúng thấy chảy máu
nhiều quá nên không đánh mình nữa, mà tập trung vào đánh Dũng Phi Hổ. Phản xạ
đầu tiên mình bị mất bình tĩnh không phải vì mình bị đau mà mình thấy Dũng bị
rất là đau, nên mình mất bình tĩnh và chỉ quan tâm xem Dũng có bị nghiêm trọng
thế nào hay không.
Hình tưởng niệm ở Cần Giờ 14/3/2017. Photo by Nguyễn Phương |
Trong lúc
đó, ở Sài Gòn, một nhóm bạn trẻ khoảng 6 người thực hiện việc hành động tưởng
niệm tại biển Cần Giờ. Nguyễn Phương, người tham gia buổi lễ cho chúng tôi biết
mọi người không gặp trở ngại gì.
Sáng nay em
đi về phía Cần Giờ nên không bị quấy rối. Ở Sài Gòn thì định tổ chức ở tượng
đài Trần Hưng Đạo nhưng bị an ninh và công an chặn nên không ai ra được. Tụi em
vì biết trước bị canh nên chọn biển Cần Giờ để làm.
Trịnh Bá
Phương, từ Dương Nội cho biết anh cũng bị bắt vào sáng nay nhưng được thả ra
ngay sau đó.
Khi bắt em
thì họ đưa em về phường công an Lý Thái Tổ. Tuy nhiên khi vào thì họ còn chờ
xin ý kiến. trong lúc đó một số viên an ninh của Quận Hà Đông, phường Dương Nội
dẫn giải em về tạm giữ phường công an Dương Nội. Sáng nay họ thả em sớm.
Ngày 14
tháng 3 năm 1988, 64 chiến sĩ đã ngã xuống bởi trận thảm sát của quân Trung
CỘng tại bãi đá Gạc Ma. Cho đến nay, sự kiện lịch sử này hoàn toàn không được
nhắc đến trong sách giáo khoa trong nước. Những cuộc tưởng niệm thắp nhang do
người dân tổ chức luôn gặp cản trở từ phía chính quyền trong suốt những năm
qua.
Nguồn: Theo RFA