Xuân Dương: " Một khi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định có
“các cá nhân từ trung
ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa…”
thì sự việc trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Những kẻ bảo kê, đe dọa không chỉ hình thành nhóm lợi
ích “từ địa phương tới trung ương” mà hành động đe dọa cán bộ chuyên môn, lãnh
đạo sở, ngành kể cả Chủ tịch tỉnh cho thấy “nhóm lợi ích” này đã mang dáng
dấp của tổ chức tội phạm."
Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin, ngày 12/2/2017 trong
chuyến thăm và làm việc tại Bắc Ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
nêu ý kiến cần nỗ lực đưa Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương vào
năm 2022 chứ không phải đợi đến năm 2030 như kế hoạch.
Không những thế Bắc Ninh còn được Thủ tướng khuyến
khích xây dựng thành phố sáng tạo, thành phố thông minh, hướng tới là một trong
những thành phố sáng tạo nhất châu Á, là hình mẫu cho sự phát triển nhanh và
bền vững, trong khi vẫn bảo tồn và phát huy được các giá trị thuộc về bản sắc
văn hóa độc đáo của một vùng đất từng và đã được mệnh danh là Kinh Bắc. [1]
Đến năm 2022
nghĩa là chỉ còn 5 năm nữa, trở thành thành phố trực thuộc trung ương có lẽ
không quá khó bởi Bắc Ninh đã được “bật đèn xanh”.
Phát biểu của Thủ tướng cho thấy hẳn là đã có sự thống
nhất chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, vấn đề còn lại chỉ là thủ tục
hành chính.
Tuy nhiên để có thể là “hình mẫu cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong
khi vẫn bảo tồn và phát huy được các giá trị thuộc về bản sắc văn hóa”
thì chắc chắn sẽ có muôn vàn khó khăn nếu nhìn vào những tồn tại mà Thủ tướng
nêu ra sau 20 năm tái lập tỉnh, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan bảo vệ
pháp luật tỉnh này vài năm trở lại đây.
Dư luận hẳn chưa quên vào khoảng giữa năm 2016, Phó
Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính
phủ đã phải đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao xem xét lại kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử một vụ án
do các cơ quan tố tụng Bắc Ninh thực hiện.
Bài viết trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam
(Vov.vn) ngày 16/6/2016 có đoạn:
“Trong
những ngày vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin bài phản ánh
việc đối tượng Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm) cùng đồng bọn là đối tượng
"xã hội đen" bị Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử hình sự
sơ thẩm ngày 01/6/2016 với mức án thấp, thông tin báo chí và dư luận xã hội
không đồng tình”. [2]
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng liên quan đến cả ba lĩnh vực
“điều tra, truy tố, xét xử” nghĩa là động chạm đến ba cơ quan: Công an - Kiểm
sát - Tòa án.
Đặc biệt Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an kiểm tra lại
chính “quá trình điều tra vụ án” tức là hoạt động của cơ quan Công an Bắc
Ninh.
Liệu điều này có liên quan gì đến câu hỏi mà Đài Tiếng
nói Việt Nam nêu lên gần đây: “vụ
Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe doạ: Chính quyền sợ “xã hội đen”?
[3]
“Chính
quyền sợ xã hội đen” có thể là không đúng nhưng “ưu
ái” đối tượng này khác khiến Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phải có ý kiến thì
rõ ràng không có gì phải bàn luận.
Câu hỏi của Đài Tiếng nói Việt Nam: “Chính quyền sợ xã hội đen?”
đặt ra rất nhiều vấn đề về thể chế, về “nhóm lợi ích” và sức mạnh của chính
quyền cấp tỉnh.
Liệu có phải dư âm của vụ án mà Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ
đạo đã khiến lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh phải “cầu cứu” tận Thủ
tướng chứ không thể tự mình giải quyết?
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trước khi đề cập đến
các yếu tố ngoại tỉnh, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh có nên xem xét một cách nghiêm
túc hoạt động thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh nhà, có nên trả lời câu hỏi
vì sao Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phải yêu cầu xem xét lại toàn bộ quá trình
“điều tra, khởi tố và xử án” trong vụ án mà các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Ninh
đã thực hiện?
Trong bài viết mà
Vtc.vn đăng tải ngày 16/3/2017 có đoạn: “Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân sự việc, điều tra
các cá nhân từ trung ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa cán bộ
chuyên môn, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, làm
sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng”. [4]
|
Một khi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định có
“các cá nhân từ trung
ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa…”
thì sự việc trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Những kẻ bảo kê, đe dọa không chỉ hình thành nhóm lợi
ích “từ địa phương tới trung ương” mà hành động đe dọa cán bộ chuyên môn, lãnh
đạo sở, ngành kể cả Chủ tịch tỉnh cho thấy “nhóm lợi ích” này đã mang dáng
dấp của tổ chức tội phạm.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh khẳng định mới đây Bộ
Giao thông Vận tải có văn bản số 1689/BGTVT-KCHT (do Thứ trưởng Nguyễn Nhật ký
ngày 22/2/2017) và công văn số 266/CĐTNĐ-KHĐT của Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam (ban hành ngày 1/3/2017) về việc tiếp tục thực hiện dự án trên.
Các video do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cung cấp
thể hiện ngày 3/3 có tới hơn 30 tàu đang thực hiện việc hút cát tại nhiều điểm
trên tuyến sông Cầu. [5]
Ngược lại, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn
Nhật cho rằng: “Do Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh không đồng ý triển khai dự án nên từ tháng 12/2015, dự án này đã bị
dừng tại tỉnh.
Một năm nay, Bộ
Giao thông Vận tải cũng dừng hết việc nạo vét, duy tu lòng sông".
[4]
Theo lời Thứ trưởng Nguyễn Nhật, do có 17 doanh nghiệp
vận tải đường thủy trên tuyến viết đơn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thực hiện
nạo vét để tàu qua lại nên Bộ này mới “đồng ý cho tiếp tục nạo vét, tận thu cát những điểm
cấp thiết.
Tỉnh Bắc Giang đồng
ý nên nhà đầu tư thi công; còn khu vực Bắc Ninh, nhà đầu tư chưa làm”.
(Tienphong.vn 20/3/2017)
“Nạo vét, duy tu lòng sông” một phần là thoát lũ nhưng
chủ yếu phục vụ giao thông đường thủy, thế nhưng chính Bộ Giao thông Vận tải
lại chấp nhận chỉ nạo vét phía Bắc Giang còn phía Bắc Ninh không làm, điều này
thực sự phục vụ giao thông hay là tận thu cát?
Nếu thực sự phục
vụ giao thông như lời ông Nhật thì nạo vét một nửa dòng sông có bảo đảm an
toàn, hay là sau này Cục Đường thủy sẽ cho neo phao báo nguy hiểm đoạn sông
phía Bắc Ninh không nạo vét, cấm tàu thuyền không chạy vào?
|
Là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, chẳng lẽ ông
Nguyễn Nhật lại ngây thơ đến mức cho rằng hút cát bờ sông phía Bắc Giang thì
cát phía Bắc Ninh đối diện sẽ “ngoan ngoãn nằm im”, sẽ không gây sạt lở bờ sông
phía Bắc Ninh?
Một khi - như khẳng định của ông Nhật - “một năm nay, Bộ Giao thông vận tải cũng dừng hết việc
nạo vét, duy tu lòng sông” thì văn bản
1689/BGTVT-KCHT do chính ông ký ngày 22/2/2017 ban hành nhằm mục đích gì. [5]
Liệu có thể xảy ra chuyện Vtc.vn nhầm lẫn khi đề cập
đến công văn 1689/BGTVT-KCHT hoặc đó là một văn bản giả mạo hoặc ông Nhật bận
nhiều việc quá nên “quên” mình đã ký công văn này?
Câu hỏi thứ hai là vì sao trên cùng một dòng sông,
tỉnh Bắc Giang cho phép nạo vét, tận thu cát mà Bắc Ninh lại không chấp
thuận?
Phải chăng do nắm bắt đặc điểm dòng chảy, Bắc Giang
biết sạt lở bờ sông và hệ thống đê điều chỉ xảy ra phía Bắc Ninh chứ Bắc Giang
không bị ảnh hưởng gì?
Chính quyền tỉnh Bắc Ninh phải cầu cứu Thủ tướng không
chỉ vì tỉnh này phải bỏ nhiều tỷ đồng kè bờ sông bị sạt lở mà còn vì an toàn
của cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện thì người dân liệu có dám lên tiếng ủng hộ
chính quyền, có dám tham gia cuộc chiến chống tham nhũng cùng
chính quyền khi mà văn bản số 55/UBND-NN.TN của Bắc Ninh đề cập đến cả yếu tố
“trung ương” trong đó?
Để ý một chút phát biểu của Thứ trưởng Nhật sẽ thấy
khá rõ “tổ con tò vò”.
Ông Nhật nói: “Do quan điểm lượng cát bồi lắng trong luồng thường
không lớn bằng các mỏ khai thác cát được cấp cạnh khu vực luồng (thuộc quản lý
của địa phương) nên từ trước đến nay áp dụng, Bộ Giao thông vận tải cho phép
nhà đầu tư hưởng toàn bộ số cát tận thu tại dự án sau khi đã nộp đủ các loại
thuế phí.
Cách làm đó là chưa
chặt chẽ, Nhà nước không thu được lợi ích trong trường hợp số lượng cát tận thu
lớn”. [6]
“Tổ con tò vò” ở đây chính là Bộ Giao thông Vận tải
cho phép tận thu cát “trong luồng” nhưng nằm ngay bên cạnh các “mỏ cát” do địa
phương quản lý, các “mỏ cát” này thì lại to hơn “mỏ” mà Bộ Giao thông Vận tải
cấp phép cho doanh nghiệp khai thác?
Mặt khác, với
chức năng quản lý nhà nước, vì sao biết “Nhà nước không thu được lợi ích trong trường hợp
số lượng cát tận thu lớn” mà lại “cho phép nhà đầu tư hưởng toàn bộ số cát tận thu”, phải chăng ông Thứ trưởng biết chắc số cát “tận thu” là không
nhiều?
|
Nếu thế ông Thứ trưởng hãy cung cấp cho người dân biết
số cát được xem là “không nhiều” đó là bao nhiêu mét khối?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần đề cập đến việc
xây dựng một “Chính phủ liêm chính, sáng tạo”.
Thủ tướng sẽ làm thế nào để hoàn thành mục tiêu khi
chỉ trong một thời gian ngắn, hai Thứ trưởng (Nội Vụ) bị kỷ luật, một Thứ
trưởng (Công Thương) đang bị xem xét và vị Thứ trưởng Giao Thông (ông Nguyễn
Nhật) thì “vô tình” chỉ rõ Tò vò làm tổ ở đâu!
Thủ tướng sẽ làm thế nào để tạo được Chính phủ liêm
chính khi cơ quan nắm “Thượng phương bảo kiếm” là Thanh tra Chính phủ lại có
hai ông nguyên Tổng Thanh tra (Trần Văn Truyền,
Huỳnh Phong Tranh)
người đã bị kỷ luật, người đang bị dư luận đặt nhiều câu hỏi?
Hình như có những quan chức ngây thơ tin rằng, ý kiến
của Tổng Bí thư “kỷ luật vài người” đã thực hiện xong, đã có “vài người” bị kỷ
luật rồi nên không lo kỷ luật nữa?
Cũng có thể họ có niềm tin mãnh liệt, rằng “kỷ luật nhiều, cách chức nhiều thì lấy ai làm việc”
nên dẫu có bị “nghiêm khắc rút
kinh nghiệm” thì chưa chắc đã bị mất chức.
Nước Việt mình
không phải Mỹ, doanh nhân “nhoằng một cái” có thể thành Tổng thống.
|
Muốn có cán bộ cấp tỉnh, cấp bộ phải mất nhiều công
sức quy hoạch, luân chuyển, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận nên đâu dễ
kiếm?
Kỷ luật người về hưu còn khó, còn mất hàng năm chưa
xong nên kỷ luật người đương chức có lẽ phải theo kinh nghiệm của nguyên Bộ
trưởng Văn hóa, chờ “nhiệm kỳ sau giải quyết”?
Người dân có vấn đề thì cầu cứu tỉnh, tỉnh cầu cứu Thủ
tướng còn Thủ tướng đương nhiên phải dựa vào dân. Đó không biết có phải là quy
luật hay chỉ là vòng xoắn ốc giả tưởng về cuộc chiến chống nội xâm hiện
tại.
Đã gọi là “giả tưởng” thì có thể không đúng 100%,
nhưng sai bao nhiêu phần hẳn người dân đều tự đánh giá được.
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
Xuân
Dương