Xuân Dương
Quy trình cãi” gồm ba bước:
Thứ nhất, nếu chẳng may bị phê phán, ngay lập tức phải
cãi;
Thứ hai, cãi không được thì xin lỗi;
Thứ ba, xin lỗi không được thì ... ốm!
(Chú ý: đã ốm thì tốt nhất là ốm ở … nước ngoài).
Thứ hai, cãi không được thì xin lỗi;
Thứ ba, xin lỗi không được thì ... ốm!
(Chú ý: đã ốm thì tốt nhất là ốm ở … nước ngoài).
Tất nhiên đây chỉ là “quy trình cãi” tổng thể, có thể
còn thêm các bước phụ như là: “cãi không được thì im lặng”, “cãi không được thì
đổ lỗi cho cấp dưới” hay “cãi không được thì đổ trách nhiệm cho cấp
trên”,…
Bậc thầy thực hiện quy trình này có lẽ phải kể tên ông
Võ Kim Cự, bởi ông
mới chỉ sử dụng bước thứ nhất trong “quy trình cãi” đã thấy hiệu nghiệm như
thần dược.
Sau khi “cãi có mấy câu” là ông ung dung vào Quốc hội
với 75% phiếu tín nhiệm tại quê nhà.
Quy trình cãi gồm có 3 bước, trong đó, bước cãi không được thì xin lỗi. (Ảnh minh họa từ congly.vn) |
(GDVN) - Trong số các quy trình, “quy trình cãi” được
một số “đày tớ” tôn sùng nhất, xem đó là kinh điển gối đầu giường, là bài học
đầu tiên phải thuộc lòng...
Các nhà khoa học thống nhất định nghĩa: “Quy luật là mối liên hệ bản chất, khách quan, lặp đi,
lặp lại giữa các thành phần trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau”.
Tùy theo độ bao phủ của quy luật mà người ta xếp chúng
vào một trong ba nhóm: quy luật riêng; quy luật chung và quy luật phổ biến.
Còn một cách phân
loại khác là dựa vào lĩnh vực tác động, người ta gọi đó là quy luật tự nhiên,
quy luật xã hội và quy luật tư duy.
Bản chất của quy luật là khách quan, không bị chi phối
bởi ý muốn chủ quan của con người.
Dù muốn, dù duy ý chí đến mấy con người chỉ có thể
giải thích - đôi khi là sai - quy luật chứ không thể thay đổi quy luật.
Giới học thuật tinh hoa xứ mình - có thể chỉ là một bộ phận không nhỏ -
đã sáng tạo nên một khái niệm sánh ngang “quy luật”, đó là “quy trình”.
Nói sánh ngang “quy luật” vì “quy trình” cũng mang
tính phổ quát, cũng “lặp đi lặp lại” và trên tất cả, đó là cái gì đó giống như
là “mối liên hệ bản chất” giữa các “tượng”, chẳng hạn đối tượng, hình tượng,
biểu tượng, hiện tượng,…
Dân chúng vốn quá quen với những “quy trình” mang tính
bao trùm, hầu như không thay đổi trong nhiều năm như “quy trình xét tặng danh
hiệu”, “quy trình bình bầu tiên tiến”, “quy trình xét phong học hàm, công nhận
học vị”, “quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức”,…
Tuy nhiên có một quy trình mà dân chúng thường “ngơ
ngác” là “quy trình ban hành các … quy trình”!
“Quy trình” nào cũng chặt chẽ, cũng khoa học, cũng bảo
đảm công khai, minh bạch, chỉ có tí chút đáng tiếc, ấy là khi vận dụng quy trình
người ta hơi có tí “du di”.
Có lẽ vì thế nên
thỉnh thoảng lại thấy quy trình trở thành các “đường cong mềm mại”!
Nghe nói một địa phương có hẳn nghị quyết về “quy
trình bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ”.
Nghị quyết này ai cũng có thể tìm hiểu trên Cổng thông
tin địa phương, tiếc là cả tỉnh chẳng ai đủ tiêu chuẩn theo “quy trình” này trừ
con trai ông nguyên Bí thư.
Có thể là do dân… “gian”, suy diễn lung tung chứ ông
chỉ nói, rằng cả tỉnh ông “tìm đỏ mắt không ra một người cho đi bồi dưỡng”.
Để hình thành nên các quy trình, tất yếu phải có ban,
có bệ, có phòng điều hòa và đương nhiên phải có … “Người”.
Chẳng có “quy trình” nào từ trên trời rơi xuống, thế
nên lại phải có “quy trình” hình thành nên các “Ban soạn thảo quy trình” mà như
vậy thì lại không thể không có … Người.
Tóm lại là phải trở về điểm xuất phát sau khi “xoắn
ốc” một vòng, chỉ có điều khi điểm xuất phát của “vòng xoắn ốc” mới vẫn là
“Người” thì có thể ở vị thế cao hơn, ngang bằng hoặc thấp hơn “Người” ở vòng
xoắn cũ.
Với những nhận định được nêu trong các văn bản chính
thức như “đạo đức xã hội xuống cấp”, “văn hóa, giáo dục tụt hậu”, “niềm tin suy
giảm” thì rõ ràng vị thế của “Người” trong “vòng xoắn” đầu thế kỷ 21 này là
thấp hơn so với trước kia.
Nếu cứ tiếp tục “xoắn” kiểu này, xã
hội sẽ phát triển thế nào?
Những “Người” hay
những cơ quan, địa phương được đại diện bằng “Người” luôn khẳng định mình
“đúng quy trình” chính là đối tượng nắm “quy trình” rõ nhất.
Trong số các quy trình, “quy trình cãi” được một số
“đày tớ” tôn sùng nhất, xem đó là kinh điển gối đầu giường, là bài học đầu tiên
phải thuộc lòng trên con đường mà dân chúng gọi là “vinh thân, phì gia”.
“Quy trình cãi” gồm ba bước:
Thứ nhất, nếu chẳng may bị phê phán, ngay lập tức phải
cãi;
Thứ hai, cãi không được thì xin lỗi;
Thứ ba, xin lỗi không được thì ... ốm!
(Chú ý: đã ốm thì tốt nhất là ốm ở … nước ngoài).
Thứ hai, cãi không được thì xin lỗi;
Thứ ba, xin lỗi không được thì ... ốm!
(Chú ý: đã ốm thì tốt nhất là ốm ở … nước ngoài).
Tất nhiên đây chỉ là “quy trình cãi” tổng thể, có thể
còn thêm các bước phụ như là: “cãi không được thì im lặng”, “cãi không được thì
đổ lỗi cho cấp dưới” hay “cãi không được thì đổ trách nhiệm cho cấp
trên”,…
Bậc thầy thực hiện quy trình này có lẽ phải kể tên ông
Võ Kim Cự, bởi ông
mới chỉ sử dụng bước thứ nhất trong “quy trình cãi” đã thấy hiệu nghiệm như
thần dược.
Sau khi “cãi có mấy câu” là ông ung dung vào Quốc hội
với 75% phiếu tín nhiệm tại quê nhà.
Trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam -
Quochoi.vn [1] - phần giới thiệu Ủy ban Kinh tế có ảnh ông Cự với lời ghi
chú như sau:
“Ông
Võ Kim Cự - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách
của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội”.
Giới thiệu ông Võ Kim Cự trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban Kinh tế Quốc hội. |
Tra cứu mục Ủy ban Tài chính - Ngân sách không thấy
tên ông Võ Kim Cự, ảnh chụp màn hình được lưu lại vào ngày 10/3/2017, không
biết đến nay có còn chính xác?
“Cãi” như ông thì các “thày cãi” có bằng thạc sĩ, tiễn
sĩ còn lâu mới xứng đáng học trò.
Sử dụng đến 2 bước của “quy trình cãi” là bà Phạm Thị
Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh
Bình Thuận trong vụ “bẻ hoa ở Đà Lạt”.
“Bà Hiếu cho rằng khu vực hồ Tuyền Lâm không có
biển cấm bẻ hoa nên bà không có lỗi mà chỉ có lỗi là không giữ gìn hình ảnh
cá nhân nơi công cộng, để kẻ xấu lợi dụng làm mất uy tín cá nhân và hình ảnh
Sở Tư pháp nơi bà công tác”.
Lời “cãi’ của bà phó cơ quan quản lý “thày cãi” (Sở Tư
pháp) được Vietnamnet.vn viết như vậy đúng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3/2017. [2]
Vận dụng bước 1 của “quy trình cãi” không xong nên bà
Hiếu chuyển sang bước hai “xin lỗi”, nghe chừng có vẻ êm xuôi vì những “kẻ xấu
lợi dụng làm mất uy tín cá nhân và hình ảnh Sở Tư pháp nơi bà công tác” hình
như không còn “hứng thú” chuyện bẻ hoa của bà nữa.
Có điều không hiểu vì sao bị gán cho danh hiệu “kẻ xấu
lợi dụng” mà lại im, chịu mang tiếng là “kẻ xấu” chứ không làm cho ra nhẽ trước
tòa, hay là sợ “cãi” không lại với “sếp” của “thày cãi”?
Trường hợp phải vận dụng hết cả 3 bước của “quy trình
cãi” là một ông nguyên Bộ trưởng, Tienphong.vn ngày 28/9/2012 viết:
“Trước
khi bị khởi tố, ông Trần Xuân Giá nói với phóng viên báo Tiền
Phong ngày 21/9 rằng ông có bảo bối để bảo vệ mình”.
[3]
Nghe nói sau đó ông “ốm” phải nằm viện và vụ việc hình
như cũng đi vào quên lãng?
Một số trường hợp, người ta “đi tắt, đón đầu” bằng
cách nhảy cóc, chẳng hạn không thèm cãi mà ngay lập tức “ốm” bởi biết chắc “cãi
vài câu” không thể thành công, nên “tẩu vi thượng sách”.
Người Việt vốn nhân ái, ai lại nỡ kể tội người đang
“liệt giường, liệt chiếu” dẫu chẳng biết họ “liệt” thực sự ở chỗ nào?
Cái vụ sở có 46 người thì 44 người là lãnh đạo từ cấp
Phó phòng trở lên nghe nói cũng “đúng quy trình”, báo
Tienphong.vn chạy tít: “Một sở có 44 lãnh đạo: Bổ nhiệm đúng quy trình”?
“Đúng quy trình” là phải vì chẳng có ai đủ trình độ
“cãi” với ông cựu lãnh đạo sở này, rằng: “Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm
nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán
bộ, vì nhân dân”? [4]
Nghe nói có địa phương khẳng định “quy trình” đưa con,
cháu, người nhà về cơ quan đầu não của huyện là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên việc
“đúng” này chưa “thận trọng” nên phải rút kinh nghiệm bằng cách đưa mấy người
đó về làm việc ở chỗ ngày xưa họ đã làm?
Nếu không sai thì vì sao địa phương nọ phải đưa 6
người rời khỏi cơ quan huyện về nơi làm việc cũ?
Nếu bổ nhiệm, điều động là “đúng quy trình” thì việc
bắt cán bộ phải rời khỏi vị trí đang làm việc khi người ta không mắc khuyết
điểm là trái quy trình, thậm chí là trái luật, việc làm này có cần phải bị truy
tố theo các điều của Luật Lao động, Luật Công chức, Luật Viên chức?
Hỏi thế quả có hơi làm khó các vị có trách nhiệm, tuy
nhiên nếu các vị “có trách nhiệm” không trả lời câu hỏi thì vẫn hoàn toàn “đúng
quy trình” vì câu hỏi được nêu ra “không đúng quy trình”.
Một ý kiến không có “kính thưa, kính gửi, không mở đầu
bằng câu “tên tôi là”, không địa chỉ liên lạc…” có thể coi là “nặc danh”, mà đã
“nặc danh” thì không cần để ý!
Thế đấy, tội cho người dốt không nắm bắt được “quy
trình” lại cứ “cãi”, nếu thông hiểu “quy trình cãi” lo gì chẳng đầu xuôi, đuôi
lọt!
Tài liệu tham khảo:
[4] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/so-44-46-lanh-dao-toi-bo-nhiem-lanh-dao-la-vi-nhan-dan-337178.html
Xuân
Dương
Nguồn: Theo GDVN