Trung Quốc
Trước thềm Đại Hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10, RFI đưa
tin: Trung Quốc: Một lãnh đạo cao cấp bị
khai trừ khỏi Đảng. Chẳng những không
với tới được cái ghế Tổng Bí thư, mà ông Tôn Chính Tài, cựu bí thư Trùng Khánh,
còn bị cáo buộc “làm giàu bất chính, nhận các món quà đắt tiền, chà
đạp nghiêm trọng kỷ luật và các quy định chính trị của đảng”.
Với các cáo buộc như thế, coi như sự nghiệp chính trị của
ông Tài chẳng những tiêu tan, mà có thể cái mạng của ông cũng chưa chắc giữ
được. Chính trường khốc liệt dù ở bất cứ nước nào, nhưng chính trường ở các
nước cộng sản và độc tài toàn trị, như Trung Quốc, hay Bắc Hàn, và Việt Nam
cũng không ngoại lệ, thì thắng làm vua, thua có thể chuyển địa chỉ tạm trú vô
tù hoặc mất mạng như chơi.
Chính trường Mỹ
VOA đưa tin: Trump đả kích thị trưởng San Juan
sau khi bà cầu xin trợ giúp sau bão. Ông
Trump lại gây ra “bão mạng” qua một loạt tin nhắn trên Twitter, đáp lại lời phê
phán về sự chậm trễ trong công cuộc cứu trợ Puerto Rico bị bão Maria tàn phá.
Ông Trump viết trên Twitter sáng nay: “Khả năng lãnh đạo tồi của Thị trưởng
San Juan, và những người khác ở Puerto Rico, những người không thể đưa nhân
viên của họ tới giúp. Họ muốn mọi thứ làm sẵn cho họ trong khi đó là một
nỗ lực của cộng đồng”.
Ông Trump viết như thế sau khi bà Yulín Cruz, thị trưởng
thành phố San Juan khẩn nài mọi người giúp đỡ “cứu chúng tôi khỏi chết”. Mời
xem clip của Thị trưởng TP San Juan, kêu gọi mọi người giúp đỡ:
Do bị tố cáo lạm dụng công quỹ, Bộ trưởng Y tế Mỹ từ chức, truyền thông Mỹ đưa tin. Chiều 29/9, Tòa Bạch Ốc đưa
tin Tổng thống Donald Trump chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Y tế, Tom
Price, về việc ông ta dùng công quỹ thuê máy bay riêng cho những chuyến công
tác.
Tờ báo phanh phui vụ việc này là Politico, đưa tin, ông
Price đã xài hơn 400 ngàn Mỹ kim cho 26
chuyến công du bằng máy
bay riêng, kể từ tháng 5/2017. Tuy nhiên, sau khi bị phát giác, ông hứa sẽ trả
lại gần 52 ngàn đô la tiền thuế của dân dùng chi trả cho chỗ ngồi của ông,
nhưng ông không chịu trả tiền cho các vé máy bay của nhân viên dưới quyền.
Xin được nói thêm, dù đó là những chuyến công cán, nhưng
ông Price cũng như các quan chức chính phủ khác, không được phép sử dụng máy
bay riêng, mà phải sử dụng các chuyến bay thương mại, ngoại trừ những nhân vật
quan trọng, ảnh hưởng tới các vấn đề an ninh quốc gia.
Mời đọc thêm: Mỹ: Bộ trưởng Y tế từ chức vì bay phi cơ đắt tiền (BBC). – Mỹ: Lạm chi tiền Nhà nước, bộ
trưởng Y Tế từ chức (RFI).
Từ vụ Tấn công “thính giác”: Mỹ triệu hồi
nhân viên ngoại giao tại Cuba. RFI cho
biết: “Ngày 29/09/2017, Washington thông báo triệu hồi ‘hơn phân nửa’
nhân viên ngoại giao Mỹ tại sứ quán Cuba sau khi phát hiện nhiều ca bị ‘tấn
công thính giác’.”
Về chuyến thăm châu Á vào tháng 11, RFI đưa tin, Tổng
thống Mỹ Donald Trump nhận lời đến
Philippines dự thượng đỉnh ASEAN. “Ngày
29/09/2017, Nhà Trắng thông báo tổng thống Mỹ công du châu Á lần đầu tiên từ
ngày 03 đến 14/11/2017. Ông Donald Trump sẽ tới Việt Nam dự thượng đỉnh APEC,
sau đó qua Philippines dự thượng đỉnh ASEAN và có thể gặp tổng thống
Philippines Rodrigo Duterte”.
Khủng hoảng Bắc Hàn
Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ, Rex
Tillerson cho biết: Mỹ liên lạc trực tiếp với Triều
Tiên, điều tra khả năng đàm phán. VOA
trích lời ông Tillerson nói: “Chúng tôi có vài kênh liên lạc mở ra với
Bình Nhưỡng. Chúng tôi không mù tịt thông tin. Chúng tôi có ba kênh liên lạc mở
ra với Bình Nhưỡng”. BBC: Tillerson: Bắc Hàn và Mỹ có ‘tiếp xúc trực tiếp’.
BBC có bài tìm hiểu về cuộc sống thường nhật bên trong đất nước ‘bí ẩn’ nhất thế giới. “Trong khi các đầu báo trên thế giới gần như bị chi
phối bởi những lời đe dọa hủy diệt lẫn nhau giữa Donald Trump và Kim Jong-un,
cuộc sống hàng ngày ở Bắc Hàn vẫn tiếp tục diễn ra một cách bình thường“.
Khủng hoảng Rohingya
RFI đưa tin: Gần 90 NGO lên án quân đội Miến
Điện phạm « tội ác chống nhân loại ».
Dẫn nguồn từ AFP, 88 tổ chức phi chính phủ, NGO, khẳng định: “Những
bằng chứng mới đang xuất hiện cho thấy rõ ràng các hành động tàn bạo của lực
lượng an ninh Miến Điện là những tội ác chống nhân loại”.
Các tổ chức phi chính phủ cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an
LHQ “xem xét một cách nghiêm túc việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với
quân đội Miến Điện và có các biện pháp trừng phạt những cá nhân chịu trách
nhiệm trong các vụ phạm tội ác đối với thường dân“.
Nam Mỹ
RFI có bài phân tích tình hình Venezuela dưới thời nhà
độc tài Maduro lãnh đạo: Venezuela: Dân đói khổ, lãnh đạo kiên
định «xã hội chủ nghĩa». Dẫn nguồn từ
báo L’Obs, cho biết, sau ba năm kế nhiệm cố TT Hugo Chavez, TT tổng thống
Nicolas Maduro đã: “Lũng đoạn tư pháp, vô hiệu hóa Quốc hội, tra tấn những
người đối lập trong lúc dân tình đói khổ…”
Bài viết kết luận: “Tổng sản phẩm nội địa sụt
30% trong ba năm liên tiếp – một kỷ lục thế giới – lạm phát trên 50% hàng tháng
đối với thực phẩm, và trong nửa đầu năm 2017, giá cả đã tăng 366%. Hậu quả là
trên ¾ người dân sống dưới ngưỡng nghèo khó. Nếu năm 2001, Venezuela là nước
giàu nhất châu Mỹ la-tinh, thì nay vừa nằm trong số nước nghèo nhất, lại vừa
nguy hiểm nhất: tỉ lệ các vụ giết người lên đến 91,8 trên 100.000 dân, cao gấp
20 lần so với Bắc Mỹ. Bị nghẹt thở vì món nợ khổng lồ, Venezuela nay đành phải
bán mình cho Trung Quốc”.
Tình hình Trung đông
Phản ứng trước cuộc trưng cầu dân ý về của người
Kurdistan ở Iraq đòi độc lập với Bagdad, Mỹ không thừa nhận trưng cầu dân ý
Kurdistan, RFI đưa tin. Ngoại trưởng Mỹ
Rex Tillerson tuyên bố: “Cuộc bỏ phiếu và kết quả thiếu tính chính
đáng. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Iraq thống nhất, dân chủ và phồn thịnh”.
Tin châu Âu
Một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, diễn biến về công
cuộc đòi độc lập của vùng Catalunya gia tăng căng thẳng: Tây Ban Nha: Phe đòi độc lập
Catalunya chiếm trường học. RFI đưa
tin: “Từ chiều ngày 29/09/2017, trong vùng Catalunya, những người ủng
hộ độc lập đã tràn vào chiếm giữ hàng chục trường học là nơi dự kiến làm địa
điểm bỏ phiếu”.
Cũng theo RFI: “Các lãnh đạo phe chủ trương
Catalunya tự trị cho biết có thể họ sẽ có được 2315 phòng phiếu, trong đó có
207 địa điểm tại Barcelona, cho cuộc trưng cầu dân ý”.