(Viết nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3)
Nguyễn Xuân Nghĩa
“ Sau một người đàn ông có một người phụ nữ”. Không biết câu này ai
nói và nói lúc nào? Chỉ biết nhiều người đã dùng để tôn vinh sự hy sinh và đức tính
CÔNG-DUNG-NGÔN-HẠNH của người phụ nữ đã từng cống hiến cho sự thành đạt
của người chồng trong xã hội. Và dù chỉ nói “ở phía sau” nhưng ta nhìn thấy một
hình khối khá rõ, có khi rõ hơn cả hình khối ở phía trước . Giống như thi hào
Nguyễn Khuyến ca ngợi họ trực tiếp “ Quanh năm lặn lội ở mom sông/ Nuôi
đủ năm con với một chồng/...”
Nhưng... đó là lúc con người của “Đám đông”nhìn vào cái "lộc" của những người vợ có chồng thành đạt trên phương diện địa vị, tiền bạc. Khác hẳn họ, chúng ta bị Đảng cộng sản soạn thảo bộ luật hình sự với các điều 79, 88, 258 để tạo ra một loại tù, tạm gọi là “tù nhân lương tâm” Vậy phía sau những tù nhân lương tâm (và sẽ có thể là TNLT ấy), người vợ của họ có được hưởng :lộc" hay không (khi những người chồng của họ được ca ngợi là người yêu nước, người dũng cảm chống thù trong giặc ngoài?)
Tôi cam đoan rằng có. Không phải chỉ trong tương lai khi thiết chế độc tài đảng trị ở Việt Nam bị loại bỏ, mà ngay ngày hôm nay, nhiều người phụ nữ của chúng ta xứng đáng được tôn vinh. Đêm 10/ 12 ( ngày quốc tế Nhân Quyền ) từ các cuộc biểu tình của đồng bào Việt Nam tị nạn cộng sản, trước tòa đại sứ và các cơ quan ngoại giao của chính quyền CSVN trên nhiều thành phố tại Hoa Kỳ tôi đã nghe qua internet rất to và rất rõ những tiếng hô “ FREEDOM FOR VIETNAM, DEMOCRACY FOR VIETNAM”... của những bà, những chị, những em gái bất kể cái rét -2-4 độ C tại New York, Houston, Caly... Họ là những Việt đã mang quốc tịch Mỹ, đã có một cuộc sống ổn định, đang được hưởng nền dân chủ tại nước Mỹ, nhưng vẫn hướng về quê hương để đấu tranh cho tự do, nhân quyền của đồng bào quốc nội ..Họ là vợ của những nhà dân chủ hải ngoại đang hỗ trợ một cách cuồng nhiệt và hữu hiệu cho phong trào dân chủ trong nước, bằng những công việc kiếm tiền, nội trợ, chăm sóc con cái để chồng có thì giờ và yên tâm, đổ sức vào những cuộc vận động quốc tế và cộng đồng . Những phụ nữ đó không đáng tôn vinh sao? Còn trong quốc nội, những công dân “đi theo lề DÂN” như chúng ta lẽ nào không tôn vinh Cụ Hồng Ngọc ( Vợ cụ Hoàng Minh Chính); và nhiều bác gái lớp trước, và gần đây là chị Dương Thị Tân- vợ anh Nguyễn Văn Hải (HĐC) “Phụ nữ là một nửa thế giới”, đồng nghĩa với phụ nữ là một nửa của các cuộc cách mạng dân chủ. Chúng ta đã thấy trong tất cả các cuộc biểu tình tại Ai cập và Trung Đông nhằm lật đổ các nhà cầm quyền độc tài, có gần một nửa là phụ nữ. Mới đây thôi, chúng ta cũng thấy có một nửa nữ sinh viên trong cuộc biểu tình bất tuân dân sự tại Hồng Kông. Cuộc cách mạng dân chủ cho quốc nội của chúng ta ngày nay cũng vậy. Chúng ta đã có những phụ nữ vượt lên trên đàn ông về lòng dũng cảm, đức hy sinh như Ls Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và nhiều người khác. Chúng ta cũng ghi nhận những phụ nữ đáng được chia một nửa sự yêu quý, khâm phục giành cho những người chồng, dù họ đang khuất phía sau những nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền quốc nội...
Tôi may mắn có một phụ nữ như vậy, từ cuộc sống vì cơm áo gạo tiền đến viết văn và tranh đấu... Hơn 50 chuyến đi thăm nuôi chồng, trong 6 năm trời (gần như không bỏ một chuyến nào) từ nơi gần nhất là trại tạm giam B14- Hà Nội, trại 6-Thanh Chương- Nghệ An đến xa nhất (khoảng 1.000Km) là trại giam An Điềm- Quảng Nam, quên cả mệt mỏi và bệnh tật... nhiều lần gặp gỡ nhân viên ngoại giao các nước để yêu cầu gây sức ép bắt buộc chính quyền độc tài trả tự do cho chồng..Nhận nhiều từ "giấy mời" đến triệu tập của lũ côn an từ Thành phố đến Bộ và sẵn sàng đối mặt với thứ công cụ gớm ghiếc vô hồn này để chiến thắng bằng những lý lẽ bình dị của phụ nữ... .Đó không chỉ là là lòng thương yêu chồng, mà còn là niềm tin vào lẽ phải. Hướng về vợ tôi và của nhiều nhà đấu tranh khác nữa, cá nhân tôi,, xin chia đều sự cảm phục và biết ơn Phần cuối bài viết này cho phép tôi kể vài giòng về chị Dương Thị Tân – Người bạn đời nhiều năm của anh Hải ĐC.
Ra tù, được vài ngày,
nghe vợ kể những điều đã phải làm từ ngày tôi bị tù, cảm động đến rơi nước mắt,
tự nghĩ cái nghĩa, cái tình này khó mà trả nổi. Rồi một ngày, vào buổi
chiều sau đó, được mẹ con chị Dương Thị Tân bay từ Sài Gòn ra Hải Phòng
ghé thăm, khi mẹ con chị ra về, mở đọc những thông tin về chị trên mạng
…mới biết rằng, ít ra cũng còn một phụ nữ nữa, giống như vợ mình
Được hân hạnh giam chung cùng Hải- bloger
ĐC 4 tháng trong trại giam số 6-Thanh Chương-Nghệ An. Tuy anh Hải ĐC không yêu
cầu, nhưng khi ra tù, muốn liên lạc với chị để thông tin cho chị biết rõ hơn
cuộc tuyệt thực của Hải. Biết chị rất bận qua giọng nói; nghĩ vài ngày
nữa sẽ gọi lại… Rồi trưa ngày 23/9, may mắn có cuộc tiếp xúc với bà Jennifer
Neidhart de Ortiz, dành nhiều thời gian ( trong khoảng thời gian ít ỏi của
chương trình) để nói về HĐC. Người đầu tiên tôi đề nghị chính phủ Mỹ thương
thuyết VN trả tự do là HĐC, sau đó đến Tạ Phong Tần và Trần Huỳnh Duy Thức… rồi
bất ngờ, vài ngày sau, nhận thông tin anh Hải đi Mỹ… Lúc này, hầu như bản thân
đã hết việc, hết trả lời phỏng vấn, hết chiến hữu, đồng sự, thương mến thăm
hỏi. Bắt đầu tiêu khá nhiều thời gian quan tâm đến chị Tân. Quả tình rất cảm
mến chị. Hình ảnh chị tràn ngập trên các video clip, tiếng nói của chị sang
sảng trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ Quốc nội, Hải Ngoại, đến Quốc
tế. Cuộc chiến đấu của chị trải dài từ Cà Mau đến Hà Nội, dành phần lớn cho sự
tự do của anh Hải ĐC. Chị đã góp phần quan trọng đưa anh Hải thoát khỏi nhà tù
CS tàn bạo để rồi anh Hải sang Hoa Kỳ.
Chị Dương Thị Tân và chị Nguyễn Thị Nga (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa)
Bây giờ cuộc chiến đấu
ấy phải chăng đã kết thúc.?
Những ngày đầu sau khi anh Hải đặt
chân đến nước Mỹ, được cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng đón tiếp cuồng nhiệt, vài
người gần gũi chị Tân kể với tôi rằng, chị Tân đang chờ anh Hải làm thủ tục bảo
lãnh cho sang. Lẽ tự nhiên của nhu cầu đoàn tụ vợ chồng (dù ở Mỹ hay ở Việt
Nam) Chị tin vào các trả lời phỏng vấn của anh với báo giới: “ Tôi đã dựng một
hàng rào ngăn cách với vợ và con tôi, để đảm bảo sự an toàn cho họ”. Nhưng rồi
chỉ vài tuần sau, câu nói của anh Hải và sự thực không đi chung một đường.
Người bị tổn thất nặng
nề nhất là chị Tân. Các trang mạng ủng hộ chế độ độc tài thi nhau dè bỉu.
Phuong Nam OP viết trong trang mạng Vietnamngayve.blogspot.com.
“Xưa nay, Dương Thị Tân
biết đến như một "hậu phương" vững chắc của Nguyễn Văn Hải trên
phương diện tinh thần. Người phụ nữ này đã không ít lần cùng với con trai - anh
Nguyễn Trí Dũng lặn lội từ miền Nam xa xôi ra tận trại giam số 6 - Bộ Công an
(Thanh Chương, Nghệ An) để thăm Hải và điều đặc biệt là những chuyến đi đó luôn
được kèm theo những tấm hình (có khi thì tại Cổng trại giam số 6, có khi lại
ở một địa điểm nào đó tại Nghệ An) và cả những thông tin về Hải đã được
"gia tăng", thêm thắt khá công phu. Dương Thị Tân cũng nhiều lần đứng
ra gặp mặt số bạn bè của Hải tại nhà riêng với mục đích thông qua số này để
thực hiện chiến dịch vận động "trả tự do" cho Hải và số được chúng
gọi là "Tù nhân lương tâm". Hay nói cách khác, Dương Thị Tân hiện lên
là một người phụ nữ "vì chồng, vì con" và có vẻ như trên khía cạnh là
người Vợ có một người chồng chịu tù đày thì không phải ai cũng làm được như
người phụ nữ này.
Vậy tại sao "Hải
đi rồi, tất họ cũng bỏ rơi Tân thôi" như cách nói của Mõ Làng? Phải
chăng đang có một cái gì khuất tất sau đó chưa được nói đến trong lí lịch cũng
như hiểu biết của công chúng, những người quan tâm về Dương Thị Tân”.
Phải thừa nhân trong bài viết trên có một
phần sự thật, một phần sự thật không còn quan trọng nữa đối với chị Dương Thị
Tân. Anh Hải đã ở Mỹ, chị còn ở lại Việt Nam. Giấc mơ đoàn tụ vợ chồng không
thể theo đuổi mãi. Vì vậy, không ai trách chị, nếu chị thu quân cởi giáp, kết
thúc cuộc chiến riêng của mình vì nhiều lý do, nhìn thấy và không nhìn thấy
được.
Dù vậy hình ảnh của Chị, cuộc chiến của chị cho tự do của một con người, cho sự đoàn tụ vợ chồng… sẽ gợi cảm cho những trang văn, trang thơ, các bản ngạc…, ngay lúc này và lâu dài về sau. Và dù bắt đầu tuổi xế chiều trong cảnh “ Vầng trăng ai xẻ làm đôi ?/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.” … với tôi, chị vẫn là một hình ảnh biểu tượng cho đức hy sinh của người phụ nữ mới…
Dù vậy hình ảnh của Chị, cuộc chiến của chị cho tự do của một con người, cho sự đoàn tụ vợ chồng… sẽ gợi cảm cho những trang văn, trang thơ, các bản ngạc…, ngay lúc này và lâu dài về sau. Và dù bắt đầu tuổi xế chiều trong cảnh “ Vầng trăng ai xẻ làm đôi ?/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.” … với tôi, chị vẫn là một hình ảnh biểu tượng cho đức hy sinh của người phụ nữ mới…
Nhưng, còn hơn thế. Vượt
qua tất cả bị kịch cá nhân, những dè bỉu, những cảm thông ác ý, ghi nhận những
lời cảm thông thiện chí của bè bạn và anh chị em hoạt động dân chủ-Nhân quyền,
sau bài hát “sao anh nỡ đành quên” đã chia sẻ với chị Kim Liên (mẹ của TNLT
Đinh Nguyên Kha) những ngày gần đây, tôi lại thấy lại hình ảnh của chị cầm lại
tấm biểu ngữ: “TRẢ TỰ DO CHO ĐINH NHẬT UY”, như ngày nào cầm tấm biểu ngữ: “TRẢ
TỰ DO CHO HẢI ĐC”. Tôi biết chị đã và đang đứng vững, đang tiếp tục cuộc chiến
của chị cùng chúng ta, lần này không còn cho riêng Hải ĐC như ngày nào mà cho
toàn bộ dân tộc Việt Nam, hướng về một xã hội dân chủ, nhân quyền thực sự. Chị
đang tiếp tục cuộc chiến đấu mới của chị cùng chúng ta mặc dầu hoàn cảnh, tuổi
tác, xuất phát điểm của chị không giống như LS Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh
Nghiên, Phương Uyên, Huỳnh Thục Vi… Có chị chúng ta có thêm một người đi từ
cuộc chiến cho cái TÔI sang cái cho CHÚNG TA. Có chị chúng ta sẽ có thêm một
truyền thống gia đình làm cách mạng dân chủ hóa đất nước giống LS Lê Thị Công
Nhân, mẹ và chồng, như Phạm Thanh Nghiên và Mẹ, giống như cả gia đình Huỳnh
Thục Vi và chị Trần Thị Nga cùng nhiều phụ nữ khác.
Nhân ngày 8 tháng 3 năm
nay, xin gửi đến các bác, các chị những lời chúc mừng và kính trọng.