Bài :” Nhất thể hóa – Phân tích để lựa chọn mô hình “ của ông
Nguyễn Sĩ Dũng , nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội , đăng trên báo Tia
Sáng ngày 17/5/2017 , kèm theo giới thiệu và phân tích 3 mô hình thể chế Tổng
thống , Đại nghị và Tổng thống lưỡng tính , cộng với sự theo dõi bầu cử Tổng
thống và Quốc hội ở Pháp trong tháng 6/2017, đã tạo ra 2 luồng suy đoán trái
ngược nhau trong dư luận .
Phía
những người lạc quan thì nghĩ rằng 3 mô hình ông Dũng đã nêu ra và phân tích
đều là các thể chế dân chủ ở Phương Tây . Phải chăng việc nhất thể hóa sẽ mở
đầu cho quá trình dân chủ hóa chính trị sắp tới ở nước ta để hội nhập với các
thể chế dân chủ trên thế giới .
Phía
những người hoài nghi thì cho rằng sau khi loại bỏ được ủy viên bộ chính trị
Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông
ta
trong trung ương đảng , Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xiết chặt thêm chế độ cầm
quyền của đảng cộng sản bằng cách tự chuyển hóa thể chế , nhất thể hóa bộ máy
đảng với bộ máy nhà nước . Đảng trực tiếp điều hành công việc của Chính phủ ,
làm cho chế độ đảng trị được khoác tấm áo pháp quyền , dễ ăn nói trong các quan
hệ quốc tế , không bị mang tiếng là bất chính danh . Mọi mặt khác sẽ vẫn như cũ
. Có thể sẽ có Tổng thống như Tổng thống Nga , nhưng Hiến pháp vẫn tồn tại Điều
4 , vẫn là đảng cử dân bầu Tổng thống ( nếu có ) và Quốc hội , không có chuyện
tự ứng cử và đa đảng như ở Pháp , ở Anh , ở Mỹ . Nhà nước vẫn là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa . Nền dân chủ vẫn là dân chủ xã hội chủ nghĩa như hiện
nay , dân chủ đến thế là cùng , hơn cả dân chủ của Pháp , của Mỹ .
Thật
ra , trước đây 1 năm , ngày 01 tháng 9/2016 , ông Nhị Lê , phó tổng biên tập
Tạp chí Cộng sản của ĐCSVN đã trả lời ông Lê Thọ Bình , phóng viên VietTimes về
nội dung nhất thể hóa , với bài :” Nhất
thể hóa chức danh , nhất nguyên chế tổ chức
bộ máy là bước đi tất yếu “.
Xin giới thiệu bài đó của ông Nhị Lê , được trang Ba Sam news tháng 9-2016 đăng
lại , để các bạn đọc có tư liệu , tự tìm hiểu thêm .
Hoàng
Phương