(GDVN)
- Vấn đề này đã được đặt ra trong cuộc họp báo cuối giờ chiều ngày 30/6 của
Chính phủ, công bố về nguyên nhân khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền
Trung.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng cho biết, việc đấu tranh để tìm ra thủ
phạm gây xả thải ra môi trường vừa qua của Formosa Hà Tĩnh là việc làm thể hiện
thái độ rất cương quyết của Chính phủ Việt Nam. Quan điểm của Thủ tướng và
Chính phủ Việt Nam là xử lý nghiêm, không loại trừ bất cứ một cá nhân, tổ chức
nào.
“Tuy nhiên, các bạn
biết, Việt Nam đang xây dựng một môi trường đầu tư để tạo hình ảnh Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập và tham gia các nghị định thương mại và đang được các
bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao.
Đó là ổn định chính trị, cải thiện môi trường đầu tư và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Việc kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành công chính là khẳng định môi trường đầu tư rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, ông Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến
Dũng dẫn ra việc Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và nhân dân
Việt Nam và đã đưa ra 5 cam kết trách nhiệm bồi thường và không tái diễn vụ
việc tương tự, đồng thời cho hay: “Ở Việt Nam chúng tôi có câu “Đánh kẻ chạy
đi, chứ không ai đánh người chạy lại”.
Như vậy, tôi muốn nói
rằng, Chính phủ Việt Nam luôn luôn có thái độ rất rõ là xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm pháp luật của Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách hết sức
khoan hồng, độ lượng, để thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài có vi phạm nhưng
nhận lỗi trước Nhà nước và nhân dân Việt Nam thì sẽ xem xét.
Nếu như các nhà đầu tư
cam kết thực hiện đúng pháp luật của Việt Nam thì pháp luật Việt Nam cũng bảo
đảm cho các nhà đầu tư hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả, nhưng đồng thời
cũng quy định rõ nếu vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm.
Việc nhận lỗi của Tập
đoàn Formosa Hà Tĩnh cũng đã thể hiện thái độ trước việc vi phạm trên. Cho nên
việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì đây là việc Chính phủ Việt Nam sẽ cân
nhắc. Nếu như nhà đầu tư nhận lỗi trước nhân dân Việt Nam thì cũng mong rằng
nhân dân Việt Nam có thái độ độ lượng và khoan hồng, thể hiện tấm lòng cao
thượng của người dân Việt Nam”.
Ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng đã khiến hàng loạt hải sản chết bất thường, gây ảnh hưởng lớn tới ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung. ảnh: Tuổi trẻ. |
Hà Tĩnh
đánh giá tác động môi trường quá sơ sài?
Mặc dù Formosa đã nhận
trách nhiệm, cam kết 5 điểm với Việt Nam và đền bù 500 triệu USD, nhưng vẫn
phải đặt ra câu hỏi: Formosa đã có rất nhiều làn gây ra với môi trường tại các
nước mà doanh nghiệp này đầu tư.
Vậy tại sao Formosa
vẫn lọt vào Hà Tĩnh và gây ra sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng tới biển các tỉnh
miền Trung?
Ông Đặng Huy Đông -
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời điểm thẩm định dự án của
Formosa vào năm 2008 thực hiện theo Nghị định 108 hướng dẫn chi tiết về thực
hiện Luật Đầu tư năm 2005.
Theo quy định lúc đó,
đã phân cấp cho UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan của Trung ương có vai trò
đóng góp ý kiến thẩm định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
nhận được ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh hỏi về dự án này và theo chức năng,
nhiệm vụ, đã có văn bản số 3871 ngày 29/5/2008, trong đó về phần môi trường nói
rõ: “Phần đánh giá tác động môi trường của dự án còn sơ sài, chưa đề cập đến
các yếu tố như nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô bị tác động, đánh giá
các tác động, biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa sự cố môi trường.
Đề nghị nhà đầu tư lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
nhà nước xem xét phê duyệt theo quy định hiện hành”.
Ông Đông khẳng định:
“Ngay thời điểm đóng góp ý kiến thẩm định cho UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự
án, chúng tôi đã có cảnh báo”.
Đáng tiếc là những ý kiến
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được thực hiện nghiêm túc, sau đó dẫn tới sự cố
lớn làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân
4 tỉnh miền Trung.
Cũng liên quan tới
trách nhiệm quản lý, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
cho biết, việc cấp phép đối với Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh, nguồn nước thải bao gồm các nguồn: Nước thải công nghiệp, nước thải sinh
hoạt, nước thải từ Cảng, nước thải từ sinh hóa, từ các xử lý luyện cốc xuống.
Như vậy việc đưa ra
“Quy chuẩn 52” là tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp gang thép kiểm soát 12
thông số.
Có 2 quy chuẩn: Quy
chuẩn 40 đối với nước thải công nghiệp. Trên thực tế Quy chuẩn 40 có kiểm soát
nhiều thông số hơn. Còn Quy chuẩn 52 kiểm soát nước thải đối với ngành công
nghiệp gang thép, ở mức chỉ kiểm soát 12 thông số, tức là yêu cầu thấp hơn một
chút, một số thông số như sắt… là chưa kiểm soát.
“Như vậy có thể nói,
về mặt quy chuẩn, ngay từ đầu ta chưa tiên lượng được đối với ngành công nghiệp
gang thép với lượng nước thải lớn, cần phải tính toán xây dựng như thế nào cho
hợp lý và phải bao quát được các thông số", ông Hà nhận định.
Cũng theo Bộ trưởng
Trần Hồng Hà, trong lượng nước thải ra, bao gồm cả nước thải từ Cảng, dầu mỡ...
thì Quy chuẩn 52 không thể bao quát được. Như vậy phải áp dụng cả Quy chuẩn 40
và 52 mới đúng.
Ở đây có một mặt hạn
chế về Quy chuẩn 52, mặt khác là cách áp dụng có thể nói là chưa sát với tình
hình và ta chưa tiên lượng được các nguồn thải của FHS. Đây là một vấn đề.
Vấn đề thứ hai, về
việc giám sát, trên thực tế giai đoạn vận hành, nguồn ta giám sát chặt chẽ nhất
là nguồn nước thải sinh hóa từ sản xuất cốc. Nguồn đó bao gồm: cyanua, phenol
và các kim loại nặng và nguồn này cần có hệ thống giám sát đạt tiêu chuẩn của
Quy chuẩn 52 trước khi thải vào hệ thống chung.
Nhưng trên thực tế mới
trên giai đoạn thử nên ở khâu vận hành, chưa có cơ quan nào vào giám sát khi hệ
thống vận hành. Khi họ nói hệ thống đã vận hành ổn định thì cơ quan Nhà nước
mới đến.
Đây chính là lỗ hổng
về mặt pháp luật trong quá trình thẩm định giai đoạn vận hành nên ta đã không
kiểm soát được ngay từ đầu các chất nguy hiểm. Nguồn từ các trạm xử lý nước
thải sinh hóa phải đáp ứng Quy chuẩn 52 thì mới được đưa vào nguồn nước thải
chung.
Về hệ thống giám sát
tự động, trên thực tế cũng chưa có cơ quan nào đến để thẩm định, đánh giá và hệ
thống này chỉ quan trắc được 6 thông số còn các nguyên tố đặc biệt như: phenol,
cyanua và sắt không quan trắc được.
Đây là các vấn đề
trong quá trình thử nghiệm đã tồn tại và pháp luật rõ ràng là có lỗ hổng nên
không có sự giám sát của Trung ương và địa phương trong quá trình lắp đặt và
quá trình thử nghiệm”, Bộ trưởng Hà cho biết.
Ngọc
Quang
Nguồn : Theo GDVN