Quang Quân:" Một chi tiết đáng chú
ý là đã có luật sư kêu Tòa cho xử kín vì nhiều tài liệu chưa được giải mật. Cựu
phó tổng giám đốc MobiFone Phan Thị Mai Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng thưa tại Tòa là
mọi sự sai phạm với họ đến từ cái gọi là Mật. Các hồ sơ bị đóng dấu mật và ra
tòa, nhiều tài liệu không được giải mật nên bức tranh tổng thể chưa được hoàn
thiện và phiên tòa chỉ là một phần phiến diện mà thôi.
Xin bạch hóa các tài liệu này giúp bạn đọc có đươc những thông tin
đa chiều để nhìn nhận vụ án đúng bản chất."
Các bên tố tụng trong vụ án AVG hay nói đầy đủ hơn là vụ án MobiFone mua AVG đã đạt được mục đích của mình, đó là tổ chức được
phiên tòa ‘thành công’ với hình thức trói tội với những bị cáo trong số 14 bị
cáo của phiên tòa. Đồng thời khép lại thành công vụ án để không xảy ra “điều
tội tệ” nào với những nhân vật khác chưa bị gọi tên trong cáo trạng.
Dân chúng sẽ tiếp tục nguyền rủa những Nguyễn Bắc Son hay Trương
Minh Tuấn mà không hề biết sự thật của vụ án là như thế nào. Dù có kêu tên cựu
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì mọi sự cũng sẽ bị quên đi trong thời gian ngắn
tới đây bởi mấu chốt của mọi vấn đề nằm ở hai từ MẬT và TÔ LÂM.
Đương kim Bộ Trưởng Công An Tô Lâm có vai trò gì trong vụ án này?
Vai trò trong việc tổ chức thực hiện dự án MobiFone mua AVG và vai trò trong
quá trình thanh tra vụ việc cũng như quá trình điều tra truy tố và xét xử vụ án
này?
Đầu năm 2016, ngay tại thời điểm diễn ra Đại Hội Đảng lần thứ 12,
Công An Hà Nội nhận được tập hồ sơ của một người từ trung tâm MobiFone 2, người
được cho là đã hiểu và tiếp cận khá đầy đủ về toàn bộ vụ việc MobiFone mua AVG.
Nhưng anh này sau đó bị Nguyễn Bắc Son “xử” và không còn ở lại MobiFone.
Các thông tin đã được nêu khá tỉ mỉ trong suốt hơn hai năm qua và
trong 56 trang cáo trạng cũng như những diễn biến tại phiên tòa. Đó mới chỉ là
một phần của vụ việc mà không phải là bản chất của vụ án. Một chi tiết đáng chú
ý là đã có luật sư kêu Tòa cho xử kín vì nhiều tài liệu chưa được giải mật. Cựu
phó tổng giám đốc MobiFone Phan Thị Mai Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng thưa tại Tòa là
mọi sự sai phạm với họ đến từ cái gọi là Mật. Các hồ sơ bị đóng dấu mật và ra
tòa, nhiều tài liệu không được giải mật nên bức tranh tổng thể chưa được hoàn
thiện và phiên tòa chỉ là một phần phiến diện mà thôi.
Xin bạch hóa các tài liệu này giúp bạn đọc có đươc những thông tin
đa chiều để nhìn nhận vụ án đúng bản chất.
Ngày 15 tháng 10 năm 2014, Phạm Nhật Vũ gửi công văn số 517/AVG-CV
cho Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son trong đó có nói là có công ty 8206 của Hồng Kong
đã đặt cọc 10 triệu Mỹ kim để mua AVG với giá 700 triệu Mỹ kim. Điều này đã
được Phạm Nhật Vũ khẳng định một lần nữa trong công văn gởi MobiFone đòi nốt 5%
số tiền còn lại trong hợp đồng mua AVG. Người đại diện của AVG là ông Nguyễn
Quốc Chiến, số thẻ căn cước công dân số 001073008351 đã nhận tiền và xin ý kiến
Phạm Nhật Vũ để chuyển về Việt Nam. Trong văn thư 517/AVG-CV này thì Phạm Nhật
Vũ xin được chào bán AVG cho công ty 8206. Đồng thời khẳng định là sẽ ký kết
hợp đồng vào ngày 15 tháng 11 năm 2014.
Ngày 26 tháng 11 năm 2014, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông
Trương Minh Tuấn ký văn thư số 200/BTTTT-VP gửi Thứ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm
xin ý kiến về việc hướng dẫn chào bán cổ phần cho AVG.
Ngày 8 tháng 12 năm 2014, Thứ Trưởng Tô Lâm ký văn thư số
4352/BCA-A81 phúc đáp công văn 200/BTTTT-VP và cho biết là không cho bán cổ
phần cho nước ngoài mà chỉ bán cho trong nước.
Và trong văn thư này thì Thứ Trưởng Tô Lâm nói rằng, con số 700
triệu Mỹ kim là quá cao.
Tổng thể văn thư số 4352/BCA-A81 của Bộ Công An do Thứ Trưởng Tô
Lâm ký và văn thư số 200/BTTTT-VP do Thứ Trưởng Trương Minh Tuấn ký thì không
có một dòng nào phủ nhận hay khẳng định thông tin đặt cọc 10 triệu Mỹ kim của
công ty 8206 Hồng Kong là thật hay giả. Nó có thể coi là việc Phạm Nhật Vũ báo
là có giao dịch 8206 là có thật.
Trong 56 trang cáo trạng của Viện Kiểm Sát Tối Cao hạch tội các bị
cáo thì nói rằng, thông tin này là không có, không chính xác và kết tội các bị
cáo là không kiểm tra dẫn đến những sai phạm sau đó. Nhưng không có một dòng
nào nói đến trách nhiệm của tướng Tô Lâm.
Bản chất của việc Bộ Thông Tin Truyền Thông hỏi Bộ Công An thì
trách nhiệm trả lời và xác minh thuộc về Bộ Công An và tướng Tô Lâm phải chịu
trách nhiệm nhưng không hề được nhắc đến.
Để đảm bảo không có thông tin nào rỏ rỉ ra ngoài, ngày 5 tháng 3
năm 2015, Thứ Trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư số 44/BTTTT-QLDN gửi Tô Lâm và
yêu cầu Bộ Công An đưa giao dịch này vào danh mục bí mật. Tướng Tô Lâm ký văn
thư số 418/BCA-TCAN ngày 9 tháng 3 năm 2015, đã đưa các giao dịch này vào dạng
mật và đó là một trong những lý do để vụ việc mua bán trái pháp luật này không
bị phát giác. Văn bản 418/BCA-TCAN này vi phạm quyết đinh số 961/QĐ-BCA (A11)
ngày 22 tháng 8 năm 2006 quy định về các danh mục bảo mật.
Ngày 18 tháng 12 năm 2015, Thứ Trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư
số 235/BTTTT-QLDN gửi Bộ Công An về nội dung giá. Ngày 21 tháng 12 năm 2015, Tô
Lâm ký văn thư số 2889/BCA-A61 trả lời có hai nội dung về giá mua và hiệu quả
kinh doanh. Về giá mua được tướng Tô Lâm xác định là rẻ hơn so với thẩm định
của các đơn vị thẩm định. Chức năng thẩm định giá và phương án kinh doanh thuộc
về các bộ Tài Chính và Kế hoach Đầu tư chứ không phải của Bộ Công An. Bộ Công
An có chức năng thẩm định vấn đề an ninh thì trả lời về giá và hiệu quả kinh
doanh.
Trong khuôn khổ bài viết này, xin được bạch hóa các tài liệu liên
quan đến các văn thư của tướng Tô Lâm để rộng đường dư luận.
Những vi phạm mà các bị cáo bị truy tố đều do tướng Tô Lâm gây ra
nhưng các bị cáo thì đi tù và tướng Tô Lâm đứng ngoài vòng pháp luật.
Căn cứ theo nội dung cáo trạng truy tố các bị cáo ra tòa và nội
dung các văn thư mà tướng Tô Lâm ký thì ông ấy phải là người bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Việc không có dòng nào nhắc đến vai trò và trách nhiệm của ông Lâm
và Bộ Công An trong khi trói tội các bị cáo khác đang đặt ra câu hỏi, vì sao
lại có chuyện này? Vì sao Nguyễn Bắc Son bị buộc phải chết?
Ông Tổng Bí Thư Chủ Tịch Nước, Trưởng Ban Phòng Chống Tham Nhũng
Trung Ương Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này? Ông Trọng đang tính toán điều
gì hay ông đang bị Tô Lâm khống chế?
Việt Nam đang vận hành xã hội theo pháp luật hay theo ý riêng của
ông Trọng? Ông tha ai, ông xử ai tùy ông hay thực sự không có vùng cấm?
Thực sự vì một xã hội pháp trị, phiên tòa phải bị dừng lại và điều
tra lại, mở rộng sang tất cả các đối tượng liên quan như Bộ Trưởng Công An Tô
Lâm phải bị điều tra.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tác giả gửi tới Dân Luận