06 juillet 2016

Sau họp báo ngày 30/6 ở Hà Nội công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt:


TỘI LỖI, HÌNH PHẠT VÀ SỰ TỒN TẠI

Nếu không xử lý nghiêm minh đối với các hành vi phá hoại môi trường và tài sản quốc gia đặc biệt nghiêm trọng, mang hệ lụy lâu dài, mà chấp nhận ngay 500 triệu USD rồi khoan hồng, thì hôm nay là một Formosa nhưng ngày mai sẽ có thêm nhiều Formosa khác nữa. Tuy nhiên, một khi Formosa nhận lỗi và cam kết khắc phục hậu quả, dư luận cũng trông đợi chính phủ sẽ xử lý các sai phạm của những quan chức Việt Nam có liên quan.

TS. ĐINH HOÀNG THẮNG


Sau nhiều tháng vào cuộc, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, nghi án thảm họa môi trường Vũng Áng đã được kết luận. Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh chính là thủ phạm, đúng như phán đoán ngay từ đầu của ngư dân miền Trung cùng đội ngũ trí thức, báo chí trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu là mấu chốt để khẳng định Formosa là nguyên nhân trực tiếp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Thứ nhất, kết quả xét nghiệm của các nhà khoa học cho thấy hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, xyanua.  Thứ hai, trong vùng chỉ có nhà máy luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol, xyanua.”[1]  Như thế, gần 50% mẫu cá chết còn lại đã bị giết do một yếu tố khác và không phải từ Formosa? Vậy “yếu tố khác” ấy từ đâu ra? Hơn nữa, với chiều rộng 30 km tính từ bờ[2], chiều dài 250 km (tính từ Hà Tĩnh đến Huế) và chiều sâu hàng chục mét, khối lượng các yếu tố ấy là cực lớn. Chất thải từ Formosa có đủ để đầu độc cả một dung lượng nước biển khổng lồ như vậy không? Hay ở đây còn có một nguyên nhân nào khác? Tiếp đến, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, còn một số thông tin khác cần được giải đáp. Formosa đổ lỗi thảm trạng hiện nay là do nhà thầu phụ. Vậy nhà thầu phụ là ai? Cần nêu đích danh để cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện thêm bất kỳ dự án nào. Về phía Việt Nam, những cá nhân, tổ chức nào đã buông lỏng quản lý, hoặc đưa ra những “ưu đãi” vượt quá quy định để Formosa gây ra thảm họa? Không thể để những cá nhân, tổ chức ấy vô can[3].

Tội lỗi…

Một số ý kiến cho rằng, 84 ngày là con số quá dài để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa quốc gia. Nhưng theo PGS-TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện công nghệ môi trường, tìm được nguyên nhân gây cá chết hàng loạt sau hai tháng kể từ khi xảy ra vụ việc là khá nhanh. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng thừa nhận: “Chúng tôi biết dư luận xã hội rất sốt ruột, muốn có thông tin sớm. Nhưng là những nhà khoa học, chúng tôi thấy trách nhiệm của mình là phải xác định được nguyên nhân một cách chắc chắn… phải có bằng chứng cụ thể, chặt chẽ về khoa học, vì không loại trừ tình huống có thể phải kiện tụng ra tòa quốc tế”. Vấn đề hiện nay là chưa có thông tin về một cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế là bao nhiêu, thủy sinh và môi trường sống bị hủy hoại nghiêm trọng như thế nào, mức độ nguy hiềm đối với người dân sẽ còn tồn đọng đến bao giờ? Tàn phá không chỉ hôm nay, mà còn đối với các thế hệ mai sau ra sao? Rồi đây sẽ có những kiểm định nào về thiệt hại của các ngành du lịch, nghề làm muối, mắm nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung? Hàng triệu người (chúng ta chưa biết đích xác là bao nhiêu? 5—10 triệu hay nhiều hơn thế?) phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, tìm các công việc khác khác để mong sống sót, tài sản của họ sẽ được đền bù như thế nào và những thiệt hại sẽ còn kéo dài trong thời gian bao lâu nữa?

Một vi phạm khác, mà loại tội lỗi này thì rất cần các cơ quan tố tụng tư pháp phải vào cuộc, đó là việc những người gây ra thảm trạng “biển chết và cá hết” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, đi lên nhờ biển, nay vì biển bị đầu độc, dân sẽ phải bỏ nghề hoặc các làng nghề. Thật hoang mang khi nghe tới kế hoạch định chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân. Vậy là dân phải buông bỏ cả một vùng quê hương và ngư trường truyền thống tại chính ngay các vùng biển đảo Trung Quốc ngày đêm hung hăng lấn chiếm. Trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng” hiện nay, ngư dân cũng là những người lính. Giữa đại dương mênh mông, những lá cờ đỏ sao vàng trên mỗi con tàu, mỗi con thuyền của bà con là những “cột mốc di động”, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng. “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa... Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc" (Hồ Chí Minh đã từng nói như vậy!). Lo lắng cho an ninh biển đảo trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường quân sự hóa các đảo đá đã cưỡng chiếm từ Việt Nam, một câu hỏi không thể không đặt ra là tại sao Formosa lại chọn ngay vùng biển Vũng Áng, là khu vực có ý nghĩa an ninh quốc phòng hết sức đặc biệt để “đầu tư”, xây dựng nhà máy khổng lổ trên diện tích rộng lớn, tường rào cao ngất, toàn người Trung Quốc vào làm? Formosa kinh doanh sản xuất thép, khi mà thép đang thừa mứa trên toàn thế giới. Ngay ở Việt Nam cũng đã và đang tồn đọng hàng trăm ngàn tấn tại các kho bãi?

Nhớ lại những ngày tháng Tư, Công ty Formosa đã có hành vi hết sức phản cảm khi họ cho một thành viên trong Ban Giám đốc đứng ra “giải thích” với người dân Việt Nam là chỉ có thể chọn cá hay thép. Còn t đu đến cui v khng hong này, hầu như họ giữ thái độ im lặng. Trong mt vài ln hiếm hoi lên tiếng thì họ chối bay chối biến là không dính dáng gì đến v cá chết (?) Ngay trong lá thư nhận lỗi mới đây nhất ca Ch tch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghip Trn Nguyên Thành gi cho nhân viên xí nghip, thì lý do cá chết là do “sai sót ca các nhà thu ph”. Mi người ai cũng biết Formosa là hãng ca Đài Loan, nhưng c phn xí nghip Gang thép Hưng nghip phn ln là ca Trung Quốc. Nếu không nói quá, Gang thép Hưng nghip là xí nghip ca Trung Quốc. Rc ri ở chỗ th phm chính là Hưng Nghip, nhưng th phm này li dưới s bo tr ca Đài Loan (Formosa). Lươn lẹo hơn, theo thư ca giám đc Trn Nguyên Thành: “Mc dù, đây là mt kết qu chúng tôi không mong mun, nhưng công ty tôn trng kết qu điu tra ca Chính ph”. Vậy là “th phm” chỉ nhận tội theo kiu “bị mớm cung”. Đầu tiên là không phi do tôi, mà lỗi là do “cậu đánh máy”. Th hai cũng không phi do tôi, mà do “công an ép cung” (tôn trọng kết quả điều tra). Không ngẫu nhiên mà Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cảnh báo: “Cần thanh tra quá trình đầu tư dự án, cấp phép xem có vấn đề gì không. Nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm túc, kịp thời”.

Hình phạt và sự tồn tại

Chuyện cá chết hàng loạt như vừa qua là hết sức nghiêm trọng. Nhưng dù có nghiêm trọng đến mấy, đó cũng chỉ là mới phần nổi của tảng băng. Theo ý kiến của một số chuyên gia, chiều dài của Biển Đông không kém gì chiều dài của Vịnh Mexico, các độc tố trong sự cố tràn dầu của BP ở Vịnh Mexico không độc hơn so với ở vùng biển miền Trung nước ta. Tuy nhiên, dầu tràn là một loại chất thải tự nhiên, còn đây là chất thải đã được cô đặc dưới dạng các axit. Thảm họa ở Vũng Áng, hay có thể gọi ở Vịnh Đông Dương, vì vậy, có thể nghiêm trọng không kém gì sự cố ở Vịnh Mexico[4]. Có rất nhiều tội danh có thể khởi tố vụ án hình sự này, đối với cả người của Formosa lẫn các quan chức Việt Nam có trách nhiệm liên quan. Bản liệt kê các tội danh có thể lên đến con số hàng chục, từ phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật, phá hoại việc phát triển các chính sách kinh tế – xã hội của Việt Nam, đến gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng… Vậy tới đây, có xử lý hình sự Formosa hay không? Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, “việc đưa vụ án ra khởi tố hay không, Việt Nam sẽ cân nhắc”. Và con số bồi thường 500 triệu USD có đủ để hoàn nguyên toàn bộ vùng biển miền Trung? Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, “500 triệu USD vẫn còn là nhỏ. Đó là mới đánh giá được thiệt hại trực tiếp của dân, mức độ tồn lưu, còn có những thiệt hại lớn hơn như tổn thương tâm lý, hệ lụy khác...”. Chúng ta nên nhớ, mức đền bù của người Anh cho các vùng địa lý ở Vịnh Mexico lên tới con số hơn 20 tỷ USD.

Sự lo ngại của nhiều cư dân mạng có lý khi họ cho rằng, nếu không x lý nghiêm minh đối với các hành vi phá hoi môi trường và tài sn quc gia đc bit nghiêm trng, mang h lụy lâu dài này, mà chp nhn ngay 500 triu USD đ khoan hng, thì hôm nay là mt Formosa nhưng ngày mai s có thêm nhiều Formosa khác na, vi quy mô có th ln hơn bt c tin l nào trước đó. Sự tàn phá sẽ lan đến nhiu vùng, nhiu tài nguyên và có th chúng ta s không có cơ hi để khoan hng ln na, vì tất cả sẽ b phá hu thm khc hơn nhiu ln so với lúc này. Tuy nhiên, Formosa là một bài toán khó cho cả bên nguyên lẫn bên bị. Theo Chủ tịch Tập đoàn Invest Consult Nguyễn Trần Bạt, toàn bộ hệ thống bảo vệ môi trường khi hình thành dự án Formosa có vấn đề. Sự khắc phục hậu quả của Formosa dù quan trọng và cần thiết đến mấy cũng chỉ là một phần của một bên gây ra quá trình khủng hoảng. Còn các quan chức liên đới của Việt Nam thì ở đâu? Ông Bạt nhấn mạnh: “Thông báo của chính phủ về Formosa mới chỉ là 1/3 thông báo cần có để khẳng định vai trò không bao giờ có thể thiếu được của chính phủ, 2/3 còn lại là thái độ của chính phủ đối với các sai phạm trong lĩnh vực này. Không có các kỷ luật thích đáng, kiểm điểm thích đáng về chuyện này thì rất dở”. Đã đến lúc chúng ta phải tái kiến tạo toàn bộ hệ thống để xem xét lại chiến lược phát triển hiện nay, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện tượng phá hoại môi trường ở ven biển miền Trung Việt Nam có thể xem là một cuộc khủng hoảng tầm cỡ khu vực thậm chí là toàn cầu, tức là một thảm họa do vi phạm các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường gây ra.

ngoài khơi xa kia, bin đo Việt Nam vn đang b xâm chiếm bi những kẻ mà thật ra cũng cn ngay mt v kin theo lut pháp quốc tế đ chúng ta tái khẳng định chủ quyền và đấu tranh để đòi li lãnh hi còn nm trong tay một hàng xóm đy dã tâm và bt chp luật pháp. Chính chúng ta, phi dùng lut pháp quc gia đ x lý Formosa và dùng lut quc tế đ đòi li biển đảo ca mình đi vi ngoi bang. Hình phạt đối với Formosa cần được đặt cả trong tương quan cuộc đấu tranh pháp lý vô cùng phức tạp của cạnh tranh địa-chính trị toàn cầu. Ngưỡng xử lý đối với một dự án hàng chục tỉ USD cần được tính toán theo các chiều kích cả kinh tế lẫn chính trị. Bởi vì, nếu Formosa bị phá sản, thì họ họ sẽ rũ bỏ mọi trách nhiệm, lúc ấy ai sẽ là người đền bù? Ý kiến này của các chuyên gia tư vấn chắc chắn được chính phủ ghi nhận. Chính phủ chắc chắn buộc phải thảo luận một chỉ giới rất chặt chẽ giữa các nhân tố phi-kinh tế (đảm bảo sự sạch sẽ của môi trường) và kinh tế (tức là đảm bảo ô nhiễm môi trường một cách hợp lý, một cách chấp nhận được). Về vấn đề này, chính phủ Vit Nam rất cần mt kế hoch hành đng trước mắt và lâu dài th hin tầm nhìn bao quát hơn bản trình bày trong cuc hp báo hôm 30/6/2016. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta cần tranh thủ sự hợp tác quốc tế với Hoa Kỳ (quốc gia đã đưa ra đề nghị đầy thiện chí ngay từ những ngày đầu) và các nước mà chúng ta đã nhận được sự hỗ trợ trực tiếp qua thời gian điều tra nghi án Formosa.

*

Cho đến nay, Formosa mới hoạt động trong giai đoạn khởi đầu. Khi đi vào hoạt động toàn bộ, công suất của nó sẽ lớn hơn, cũng có nghĩa là khu công nghiệp sẽ phát sinh chất thải nhiều hơn. Thảm họa vừa qua là bài học đắt giá, nhưng liệu từ bài học này công tác quản lý sẽ tốt lên, Việt Nam sẽ “trưởng thành” từ thất bại? Chúng ta có thể biến thất bại thành cơ hội để tìm một hướng đi mới? Trong hướng đi này, liệu có thiết kế được một chương trình rộng khắp trong toàn dân, các doanh nghiệp và các cơ quan công quyền về nỗ lực bảo vệ môi trường? Tất cả các khu công nghiệp và khu dân cư đều bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc về chất lượng nước thải và không khí? Vừa qua, đáng ra chính phủ nên tuyên bố “thảm họa môi trường”. Nhà báo quốc tế Navin Singh Khadka chuyên vê môi trường sinh thái, người tng ti Vit Nam làm nhiều phóng s, đã từng nêu quan đim và đánh giá v thảm họa mà ông coi là mt “s sp đ h sinh thái”. Nhà báo này phát biểu: “Đây có th là mt s sp đ v h sinh thái (an eco-system collapse) và không ch liên quan riêng v cá, tôi nghĩ là chính ph Vit Nam và các nhà chc trách cn phi nhận thức rng đây không phi là mt vn đ riêng bit ca Vit Nam, mà nó là mt vn đ ca h sinh thái khu vc. Tm mc nghiêm trng ca khủng hoảng buc tôi phi nhn đnh rng đây có th là mt s sp đ h sinh thái quy mô khu vực”./.