Ngàn Hương
Việc trồng cây gây rừng là truyền thống tốt đẹp của nhân ta từ hàng ngàn năm nay. Một số địa phương có tục lệ hễ ai chặt một cây trì phải trồng mới ba cây khác.
Năm 1959, ông Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây vào Mùng Bốn tết với câu nói: “Mùa Xuân là tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân,” thì cũng chỉ là kế thừa truyền thống đó của cha ông ta, chứ không phải phong trào trồng cây mới có từ năm 1959.
Từ đó, tại miền Bắc trước năm 1975, và trên cả nước từ 1975 về sau, người ta phát động phong trào Tết trồng cây vào Mùng Bốn tết là truyền thống tốt đẹp. Vì môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Vì rừng nguyên sinh đã bị xỏa sổ gần hết để nhường chỗ cho các thủy điện cóc của các nhóm lợi ích và các biệt phủ lộng lẫy xa hoa ngốn hàng trăm khối gỗ quý để tô điểm cho thành tích phá rừng của các quan tham. Từ đó dẫn đến tình trạng sạt lở tại các khu rừng khi có mưa lớn, gây nên thảm trạng kinh hoàng, vùi dập hàng chục ngôi làng và hàng trăm mạng người như trong đợt lũ lụt tại miền Trung năm 2020 vừa qua, trong đó có hàng chục nạn nhân bị vùi mất xác đến nay chưa tìm được, như vụ sạt lở tại vào chiều 28/10/2020 tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, là ví dụ điển hình.
Để bao che cho hành động phá rừng của nhóm lợi ích, hai ông bộ trưởng Trần Hồng Hà và Nguyễn Xuân Cường đã cố tình bao biện, đưa ra những con số phi lý về trồng rừng, hòng lừa bịp dân, đã bị ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp (Đoàn Gia lai) dạy cho một bài học bằng cách tát thẳng vào mặt 2 vị này tại Kỳ họp thứ 9 QH khóa 14 vừa qua, làm cho nhân dân cả nước nức lòng hả dạ, báo chí được dịp tung hô bà ĐBQH người dân tộc Gia Rai dũng cảm này.
Năm nay, ngày 17/02 là ngày kỷ niệm lần thứ 42, giặc Tàu đưa 60 vạn quân tổng tấn công trên tất cả các tỉnh phía Bắc nước ta giáp Trung Quốc để “dạy cho VN một bài học”, đã cướp đi sinh mạng 60.000 người dân VN. Đây là mối “thù muôn đời muôn kiếp không tan”. Lẽ ra ngày này hàng năm phải được nhắc đến rầm rộ để nhân dân VN, nhất là thế hệ trẻ, ghi nhớ ngày này để không quên mất cảnh giác trước âm mưu của bọn xâm lược Bắc Kinh. Thế nhưng sách lịch sử dạy học sinh đã cố tình lờ đi sự kiện này. Hàng ngàn cơ quan truyền thông nhà nước năm nay hầu hết đã câm như hến, không dám nhắc đến, hoặc có nói đến lại không dám chỉ mặt đặt tên là Trung Quốc xâm lược, mà chỉ dám nói là cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Hèn đến thế là cùng.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn duy trì truyền thống Tết trồng cây, tại sao không tổ chức vào Mùng Bốn tết là ngày truyền thống mà ông Hồ đã phát động, mà lại tổ chức vào Mùng Sáu tết, đúng ngày 17/02, là nhằm mục đích gì?
Phải chăng ổng định xóa nhòa ngày giặc Tàu xâm lược nước ta? Điều đó càng chứng tỏ ổng là bậc thầy bưng bô cho Tàu cộng nhằm trả ơn Thiên triều đã hạ cố cho ổng làm tiếp TBT thêm một nhiệm kỳ nữa, lại là trường hợp đặc biệt lần thứ 3, mặc dù cánh tay trái đã bị liệt, chân đi hàng hai, đi lại phải có người dìu. Vậy mà miệng ông bô bô rêu rao chống tham quyền cố vị. Hèn và nhục đến thế là cùng.
Trồng cây gây rừng là người ta trồng những cây con, từ đó vun trồng chăm bón cho nó trưởng thành. Tại VN, hàng ngũ lãnh đạo không hề trờng cây nhỏ, mà đi trồng những cây cổ thụ, có cây lớn bằng vòng tay người ôm, và ghi bảng đóng vào cây là do ông nọ bà kia trồng. Thử hỏi một cây cổ thụ thì có cần ai trồng nữa không, vì tự nó đã là cây rất lớn rồi. Đó là hành động phá rừng trắng trợn cần lên án.
Chỉ là hành động di dời một cây lớn từ nơi này qua nơi khác, chứ không phải là trồng cây đúng nghĩa. Vậy mà quan chức bưng bô bao vây vòng trong vòng ngoài đông như kiến. Ấy thế mà được hàng trăm báo nhà nước coi đó là tin nóng hổi và đua nhau đăng tải. Đúng là trò mỵ dân rẻ tiền của quan chức nhà sản.
(http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Tong-Bi-thu-Chu-tich-nuoc-Nguyen-Phu-Trong-trong-cay-tai-Hoang-thanh-Thang-Long/423335.vgp)