24 février 2021

Đức khác, Việt Nam khác?


Thiện Tùng

23/2/2021

 

Chỉ riêng việc đeo khẩu trang phòng dịch COVID mà lãnh đạo Đức cũng khác hẳn với lãnh đạo Việt Nam.

 

Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Đức Merkel

Lãnh đạo Đức sợ phạm quy

 

Hãng tin Reuters ngày 20/2/2021 đưa lên Twitter một đoạn video ghi lại khoảnh khắc Thủ tướng Đức Angela Merkel “hốt hoảng” khi bà nhận ra mình đã bỏ quên khẩu trang trên bục phát biểu của Quốc hội.

 

Bà Thủ tướng Đức Markel vui mừng sau cơn hốt

       hoảng khi tìm được khẩu trang.  Ảnh  Reuters


Bài phát biểu của bà Thủ tướng Markel dài 22 phút, nhằm bảo vệ việc kéo dài lệnh phong tỏa khắt khe tại Đức tới ngày 7/3/2021. Nội dung bài phát biểu cương quyết kiểm soát dịch của Bà có đoạn: Chúng ta không được để làn sóng dịch mới thắng thế. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để kiểm soát. Chúng ta phải kiên nhẫn và bền bỉ…“.

 

Sau bài phát biểu, Bà quay lại ghế ngồi. Khi định mang lại khẩu trang như mọi người, nhưng Bà sực nhớ ra mình đã bỏ quên khẩu trang trên bục. Với vẻ bối rối, Bà vừa giơ tay lên xin và vừa lật đật trở lại bục lấy khẩu trang mang theo quy định nơi chốn đông người. 

 

 Như chúng ta thường thấy, bà Markel không phải là người không cứng rắn trong những lúc cần “đối đầu” với những lãnh tụ các nước lớn mạnh, nhưng vì sao bà hoảng hốt trước việc “nhỏ nhặt” nầy? - Đơn giản là bà biết sợ dân, biết sợ làm ngược những gì chính phủ buộc dân phải làm.

 

Dư luận khen ngợi bà về thái độ có trách nhiệm và “thương tôn pháp luật” khi tỏ ra hốt hoảng vì bỏ quên khẩu trang. Một nghị sĩ Nghị viện châu Âu Sean Kelly viết trên Twitter: “Có thể đây là lần duy nhất bà ấy hốt hoảng trong thời gian làm thủ tướng nước Đức!“.

 

Lãnh đạo Việc Nam không sợ phạm quy

 

Từ 16/3/2020, Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19: Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng”.

 

Khi dịch COVID tái xuất hiện lần 3 bắt nguồn từ Quảng Ninh và Hải Dương rồi lan nhanh ra diện rộng, Thủ tướng Chính Phủ lại chỉ đạo: Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới, áp dụng bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng ở Hà Nội, TP.HCM”.  

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong loạt hình đăng hôm 17/2/2021 trên TTXVN và báo Hà Nội Mới, người ta thấy ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí Đảng CSVN kiêm chủ tịch nước VN, không đeo khẩu trang trong lúc dẫn đầu một đoàn tùy tùng đi dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Hoàng Thành Thăng Long.

 

Khi đi cùng đoàn thuộc cấp gồm hàng chục giới chức các ban ngành, chỉ thấy có ông Trọng cùng một nhà sư dẫn đầu đoàn không đeo khẩu trang.

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không mang khẩu trang khi cùng lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội dự lễ trồng cây tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. (Nguồn: TTXVN).

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải), tổng bí thư kiêm chủ tịch nước CSVN, trồng cây  lưu niệm tại Hoàng Thành Thăng Long hôm 17 Tháng Hai. (Hình: Hà Nội Mới)+

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải). (Hình: Hà Nội Mới)+


Đáng lưu ý, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đều đeo khẩu trang, chỉ có ông Trọng và 2 tùy tùng không cần đeo khẩu trang. 

 

Khi tưởng niệm, dâng hương cho “tiên đế”, ai cũng đeo khẩu trang ngoại trừ ông Trọng (Hình :Hà Nội Mới)+


 Lần xuất hiện trước công chúng gần nhất,  khi ra bờ hồ Hoàn Kiếm vào đêm Giao Thừa Tết Tân Sửu 2021, ông Trọng vẫn không deo khẩu trang khiến dân chúng nơi đây ngỡ ngàng.  

 

Ông Trọng bất tuân lệnh đeo khẩu trang trong lúc nhà chức trách Hà Nội đang áp dụng lệnh phạt 3 triệu đồng ($130) đối với mỗi người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng.

 

 Theo suy đoán của giới xã hội dân sự, Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tự coi mình là “vùng cấm,” và cho rằng nghị định của chính phủ CSVN về việc xử phạt hành chánh về hành vi không đeo khẩu trang chỉ có hiệu lực với người dân.

 

Mặt khác, việc ông Trọng dẫn bầu đoàn đi thăm Hoàng Thành Thăng Long hôm 17/2/2021 cũng gây tranh cãi. Vì theo tờ Tuổi Trẻ, từ 0 giờ sáng 16/2/2021, nhà chức trách Hà Nội áp đặt lệnh tạm thời đóng cửa các di tích, đình, chùa… để tránh tập trung đông người nhầm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

 

Chẳng có gì lạ: Đức là nước theo thể chế chính trị Dân chủ, pháp luật áp dụng với mọi người. Ở Việt Nam ta theo thể chế chính trị Độc tài, pháp luật chỉ áp dụng đối với dân chúng, còn nguyên thủ quốc gia thì “ngoại lệ” – Đức khác, Việt Nam khác?.-/-