Phạm
Trần
Tại sao 40 năm sau ngày đất nước đã quy về một mối trong tay đảng Cộng sản Việt Nam mà người dân vẫn chưa có quyền được nói, suy nghĩ và hành động theo ý muốn của mình ?
Lý do vì Lãnh đạo muốn
độc quyền mọi thứ và luôn luôn ngoan cố tự coi “đảng ta thật là vĩ đại” như
ông Hồ Chí Minh nói tự mãn tối ngày 5/1/1960, tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỷ
niệm 30 năm thành lập Đảng.
Cũng từ ý tưởng khoe khoang này mà ông Hồ còn hồ hởi nói : “Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hoà bình ấm no.”
Nếu là “đạo đức” thì đảng của ông Hồ đâu có cố tình quên đi tội ác vi phạm nhân quyền “long trời nở đất” mà đảng CSVN đã gây ra cho dân tộc trong 3 năm Cải cách ruộng đất (CCRĐ) từ năm 1953 đến cuối năm 1957. Sau đó là những tội ác do đảng CSVN, dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của ông Hồ Chí Minh chủ động, đã gây ra cho hàng triệu quân-dân hai miền đất nước trong cuộc chiến xâm lược miền Nam từ năm 1959 đến Tháng 4 năm 1975. Trước hết, hãy tìm hiểu xem đảng và ông Hồ có “đạo đức” gì trong cuộc CCRĐ. Tài liệu của Bách Khoa toàn thư mở ghi: “ Việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân..” |
Đảng đổ cho “"bị địch lũng đoạn"
để chạy
tội vì lúc đó làm gì có ai là “địch” phá rối trong tòan miền Bắc do quân Cộng sản
kiểm soát ? Chỉ có các Cố vấn Trung Cộng chỉ huy cán bộ Việt Nam đấu tố và hành
quyết các nạn nhân mà thôi.
Do đó, sau khi đảng vênh váo nói cải cách ruộng đất là “thắng lợi to lớn” khiến dân ta thán, ông Hồ phải dích thân gửi thư cho đảng viên và nhân dân ngày 18 tháng 8 năm 1956 nhìn nhận có sai lầm và ra lệnh sửa sai.
Tuy nhiên hành động của ông Hồ khi ấy chẳng qua chỉ để mị dân vì ông không thể bị kỷ luật. Trong khi những lãnh đạo được giao trách nhiệm chỉ chịu những biện pháp kỷ luật nhẹ “như lông hồng” như :
-Trưởng ban chỉ đạo Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, nhưng vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
Do đó, sau khi đảng vênh váo nói cải cách ruộng đất là “thắng lợi to lớn” khiến dân ta thán, ông Hồ phải dích thân gửi thư cho đảng viên và nhân dân ngày 18 tháng 8 năm 1956 nhìn nhận có sai lầm và ra lệnh sửa sai.
Tuy nhiên hành động của ông Hồ khi ấy chẳng qua chỉ để mị dân vì ông không thể bị kỷ luật. Trong khi những lãnh đạo được giao trách nhiệm chỉ chịu những biện pháp kỷ luật nhẹ “như lông hồng” như :
-Trưởng ban chỉ đạo Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, nhưng vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
-Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt, ra khỏi Bộ Chính trị, xuống ủy
viên Trung ương.
-Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương ra khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính
trị và Bí thư Trung ương Đảng xuống ủy viên dự khuyết.
-Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
-Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội
nghị Trung ương sửa sai lần thứ 10 tháng 10-1956, ông Hồ tránh mặt và giao việc đọc diễn
văn thừa nhận có sai lầm trong CCRĐ cho
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không có trách nhiệm trực tiếp với chiến dịch
tàn sát những người vô tội.
Trong số những ân nhân của ông Hồ và đảng CSVN trong thời gian chống
Pháp bị xử oan, nổi tiếng nhất là bà Nguyễn Thị Năm, hay còn được gọi là bà Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn lớn do bà
làm chủ ở Hải Phòng, theo tài liệu để lại.
Bách khoa tòan thư mở viết : “ Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại…"
“….Báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 đã đăng bài “Địa chủ ác ghê" của C.B bị đặt ra bà là thủ phạm đã “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến…"
“…Bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953.”
Nhưng ông Hồ Chí Minh, người phải chịu ơn bà Nguyễn Thị Năm đã phản ứng ra sao ?
Bách khoa tòan thư mở viết : “ Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại…"
“….Báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 đã đăng bài “Địa chủ ác ghê" của C.B bị đặt ra bà là thủ phạm đã “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến…"
“…Bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953.”
Nhưng ông Hồ Chí Minh, người phải chịu ơn bà Nguyễn Thị Năm đã phản ứng ra sao ?
Theo lời Hòang
Tùng, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa
V; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân viết trong hồi ký “Những kỷ niệm về Bác Hồ” thì: Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử
Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách
Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí
Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh,
Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì
sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc. Hồ
Chí Minh nói: "Không ổn! Không
thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại
là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam đang tại chức !". Cũng theo hồi ký của Hoàng Tùng
thì: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm
để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc". Họp Bộ
Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi
đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát
súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.",
"Người Pháp nói không nên đánh
vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Hồ Chí Minh nói: "Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là
không phải". Và họ cứ
thế làm.”
LUẬT SỰ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Như vậy thì bản lĩnh và “đạo đức” ăn qủa nhớ kẻ trồng cây của ông Hồ và đảng CSVN có được mấy lạng trên cán cân công lý ?
Vì vậy mà trong bài tham luận “Qua sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” tại cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30.10.1956, Luật sư, Giáo sư nổi tiếng Nguyễn Mạnh Tường đã công khai phê bình Trường Chính và chỉ trích đường lối lãnh đạo sai lầm của đảng.
Ông
nói : “ Khi trong
Cải Cách Ruộng Đất của ta, ta thấy bao nhiêu người bị tù tội, bị giết oan,
trong đó bao nhiêu người dân ưu tú đã từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi
ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng
các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất này chỉ là những biểu hiệu
cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày
trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao Động.”LUẬT SỰ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Như vậy thì bản lĩnh và “đạo đức” ăn qủa nhớ kẻ trồng cây của ông Hồ và đảng CSVN có được mấy lạng trên cán cân công lý ?
Vì vậy mà trong bài tham luận “Qua sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” tại cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30.10.1956, Luật sư, Giáo sư nổi tiếng Nguyễn Mạnh Tường đã công khai phê bình Trường Chính và chỉ trích đường lối lãnh đạo sai lầm của đảng.
“….Sở dĩ cấp lãnh đạo có thể phạm được các sai lầm nghiêm trọng trong Cải Cách Ruộng Đất, tổn thất cho xương máu, mồ hôi nước mắt của đồng bào, cho uy tín của Đảng và Chính phủ, là vì người dân không có quyền, không có phương tiện nói lên ý kiến của mình, tham gia xây dựng các chính sách của Chính phủ….
“….Nhân dân đòi hỏi các người có công được thưởng và các người có tội phải đền tội. Trách nhiệm của tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, phải được qui định rõ ràng, dứt khoát. Như thế mới yên được lòng dân, như thế mới thu phục được nhân tâm. Kinh nghiệm lịch sử dạy ta điều ấy. Trong chính sách sửa chữa sai lầm, ta không thể quên được bài học lịch sử. Quần chúng im lặng đợi chờ công lý….”
“….Tôi không quên lời của ông Trường Chinh đọc bản tự phê của Đảng Lao Động tại Hội nghị này. Ta nghe thấy cấp lãnh đạo thú nhận trước Hội nghị rằng Trung ương Đảng đã phạm sai lầm là xa quần chúng, chỉ tiếp xúc với quần chúng qua báo cáo của các cán bộ đảng viên mà thôi. Ta phải nhận định rằng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Do đó, cuộc Cải Cách Ruộng Đất của ta đã gặp các thất bại cay đắng. Trái với lời ta thường nói, ta đã thiếu dân chủ với nhân dân….”
NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Sau
đó Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể: “Đi Hội nghị
về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên
báo Nhân văn (của Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm).
Tôi như thành một người "phạm pháp quả tang", bị sa thải khỏi Đại học
và không được hành nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi.” (Bách khoa toàn thư mở)
Cuộc Phỏng vấn này được đăng ngay trên trang nhất trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956 của bán nguyệt san Nhân Văn : "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ".
Theo Bách khoa tòan thư mở thì Luật sư Tường đã nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
Cuộc Phỏng vấn này được đăng ngay trên trang nhất trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956 của bán nguyệt san Nhân Văn : "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ".
Theo Bách khoa tòan thư mở thì Luật sư Tường đã nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
1.”Đảng viên Lao động và cán bộ thi
hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ.
Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần
chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ,
và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
2.Quần chúng chưa thấm nhuần tinh
thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa
chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.”
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường bị trả thù ngay lập tức và chiến dịch vu khống, mạ lỵ và đán áp Văn nghệ sỹ miền Bắc bắt đầu từ đây.
Như thế thì đảng CSVN làm gì có “văn hoá” hay “văn minh” như ông Hồ Chí Minh tự khoe năm 1960 ?
Bởi vì nếu có cả 2 nét tinh hoa này thì "Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm” đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955” đâu có bị “chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.”
Hồi đó, theo tài liệu cũa Bách khoa tòan thư mở thì : “Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài lôi kéo, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo Chính trị và Nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, thậm chí kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình.”
Trong số các bài viết nổi tiếng có bài Thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ, với những câu thơ nổi tiếng:
Tôi
bước đi
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Tài liệu viết tiếp : “Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo vì có tư tưởng bị xem là trái với đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm"
TIẾP TỤC TRANH ĐẤU
Và do đó, bắt nguồn từ việc ông Hồ không
chứng minh được kết qủa của câu nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” cho nên mãi đến bây giờ, 40 năm thống nhất đất
nước,đảng vẫn còn bị nhức nhối với các vấn đề:
“thống nhất, độc lập, hoà bình ấm no”.
Bởi sau điều được gọi là “đại thắng mùa xuân năm 1975”, tuy đất nước đã quy về một mối với đảng nhưng nhân dân vẫn chưa có đầy đủ các quyền tự do, nhất là các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo.
Bởi sau điều được gọi là “đại thắng mùa xuân năm 1975”, tuy đất nước đã quy về một mối với đảng nhưng nhân dân vẫn chưa có đầy đủ các quyền tự do, nhất là các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo.
Và khi người dân đứng lên đòi lại
những quyền đã được ghi trong Hiến pháp 2013 và các Hiến pháp trước đó thì bị
đàn áp, bắt giam vô lối.
Đó là lý do tại sao các Tổ chức
Dân sự trong nước đã phối hợp với đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước phát động phong trào quần chúng “We Are One”
(Chúng Ta Là Một” để kêu gọi Liên hiếp Quốc tiếp tay tranh đấu với nhà cấm
quyền CSVN.
Phong trào viết: “Chúng tôi, những tổ chức dân sự hoạt động độc lập cho nhân
quyền và người dân Việt Nam trong và ngoài nước ký tên dưới đây, muốn xác minh
những gì mà những Báo Cáo Viên Liên Hiệp Quốc Đặc Trách về Tự Do Ngôn Luận, Tự
Do Tôn Giáo và Tình Trạng Bắt Giữ Tùy Tiện đã nêu trong các báo cáo về nhân
quyền VN gần đây. Kể từ khi Việt Nam trở thành một quốc gia thành viên của Hội
đồng Nhân quyền LHQ, tình trạng nhà nước Việt Nam vi phạm các quyền con người
vẫn tiếp tục, bất chấp các khuyến nghị của Hội đồng và các cơ chế nhân quyền
của Liên Hiệp Quốc.”
Bản kiến nghị phổ biến rộng rãi khắp thế giới đòi Chính phủ
CSVN thả hết các tù chính trị bà bãi bỏ
các Điều 79, 88, và 258 của Bộ luật Hình sự “ vốn vi
phạm Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và những điều
luật quốc tế nhân quyền.”
Cuộc tranh đấu này đã trực tiếp lên án sự giả dối của nhà nước CSVN khi tuyên truyền tại Khỏan 2, Điều II của Hiến pháp 2013 rằng : “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Cuộc tranh đấu này đã trực tiếp lên án sự giả dối của nhà nước CSVN khi tuyên truyền tại Khỏan 2, Điều II của Hiến pháp 2013 rằng : “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Không chỉ gian dối bấy nhiêu
mà đảng còn tự cho mình là “ lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp) không cần hỏi dân có muốn hay không !
Sự lạm
quyền này cũng được chứng minh ở Điều
14 :
1. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Nhưng :
2. “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Sự mơ hồ để đàn áp dân chủ bắt người của khỏan 2, và trong suốt 35 Điều ghi trong Chương II của Hiến pháp 2013 (Quyền con người-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân) đã lột mặt nạ câu nói “Đảng ta thật là vĩ đại” của ông Hồ Chí Minh năm 1960. -/-
1. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Nhưng :
2. “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Sự mơ hồ để đàn áp dân chủ bắt người của khỏan 2, và trong suốt 35 Điều ghi trong Chương II của Hiến pháp 2013 (Quyền con người-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân) đã lột mặt nạ câu nói “Đảng ta thật là vĩ đại” của ông Hồ Chí Minh năm 1960. -/-
Phạm
Trần
(04/015)