Huỳnh Ngọc Chênh
Tôi sống với Sài Gòn từ những năm đầu quay lại với cơ chế thị trường nên đã sống chung với nạn lấn chiếm vỉa hè cũng như với các chiến dịch lập lại trật tự lòng lề đường qua mấy chục năm.
Ban đầu vỉa hè chỉ là nơi kiếm sống tạm bợ của người dân nghèo không nghề nghiệp và không vốn liếng, nhưng dần về sau là chỗ làm giàu béo bở của các băng nhóm du đảng bảo kê và quan trọng là các băng nhóm ‘lợi ích nhỏ’ cấp phường, cấp quận, cấp thành, lên đến cấp trung ương ăn bẩn. Hồi nổ ra vụ án 5 Cam chẳng đã lộ ra chuyện nhà thầu bãi giữ xe các nhà hàng của 5 Cam ở quận một là người nhà của ông tướng thứ trưởng bộ công an đấy sao.
Tôi sống với Sài Gòn từ những năm đầu quay lại với cơ chế thị trường nên đã sống chung với nạn lấn chiếm vỉa hè cũng như với các chiến dịch lập lại trật tự lòng lề đường qua mấy chục năm.
Ban đầu vỉa hè chỉ là nơi kiếm sống tạm bợ của người dân nghèo không nghề nghiệp và không vốn liếng, nhưng dần về sau là chỗ làm giàu béo bở của các băng nhóm du đảng bảo kê và quan trọng là các băng nhóm ‘lợi ích nhỏ’ cấp phường, cấp quận, cấp thành, lên đến cấp trung ương ăn bẩn. Hồi nổ ra vụ án 5 Cam chẳng đã lộ ra chuyện nhà thầu bãi giữ xe các nhà hàng của 5 Cam ở quận một là người nhà của ông tướng thứ trưởng bộ công an đấy sao.
Băng nhóm lợi ích lớn thì nhắm vào các dự án ngàn tỷ, còn các băng nhóm lợi ích nhỏ thì nhắm vào lấn chiếm và khai thác vỉa hè. Vì thế, có một cán bộ đảng cấp cao đã buộc miệng thốt ra “chúng ăn không chừa một thứ gì” là vậy.
Qua quan sát và theo dõi để viết báo bao nhiêu chiến dịch ra quân chống lấn chiếm vỉa hè ở TP HCM, tôi thấy toàn là bắt cóc bỏ đĩa, toàn là làm màu, toàn là nhắm vào những thúng gánh của người nghèo một cách tàn nhẫn, toàn là báo trước để tạm dẹp khi đoàn trật tự liên ngành đi qua, rồi sau đó phục hồi lại hiện trường cũ, toàn là phạt để tồn tại...vì các ông thừa hành đi dẹp vỉa hè phần lớn đều dính vào các băng nhóm lợi ích nhỏ thì làm sao tự mình chặt được tay mình.
Do vậy mà qua mấy chục năm, sự nghiệp nhỏ dẹp vỉa hè của các cấp đảng nhỏ hoàn toàn thất bại vì càng ngày tệ nạn lấn chiếm vỉa hè càng trầm trọng hơn lên.
Nay quận 1 HCM chủ trương tổng dọn dẹp vỉa hè, cử đích thân ông phó chủ tịch chỉ huy chiến dịch xuống tận hiện trường, xăn tay áo chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể như câu xe ông lớn, đập tường văn phòng bộ, phá dỡ trụ sở khu phố, bốt dân phòng, dẹp bãi giữ xe...là rất đáng ghi nhận về phương pháp và sự quyết tâm. Chứ chỉ ngồi bàn giấy chỉ đạo xuống cấp thừa hành (mà phần lớn đều có dính líu đến các nhóm lợi ích nhỏ) triển khai thì mọi việc vẫn là bắt cóc bỏ đĩa như trước đây.
Dĩ nhiên khi hăng hái như vậy dễ rơi vào quá tả, dễ mắc sai sót về pháp lý... tuy nhiên nếu nhanh chóng rút kinh nghiệm qua từng vụ việc để điều chỉnh kịp thời thì sẽ không sao. Đó là nói trên cơ sở tiền đề ủy ban quận 1 và ông phó chủ tịch làm với động cơ trong sáng vì lợi ích chung. Còn không phải vậy thì miễn bàn.
Sau khi làm thành công dứt điểm trên toàn địa bàn quận 1 rồi đúc kết thực tiễn triển khai làm tiếp sang các quận khác là hướng đi đúng đắn rất đáng hoan nghênh. Hy vọng đó là chủ trương và kế hoạch có từ ban đầu của lãnh đạo TP HCM.
Bây giờ nói đến công cuộc lâu dài và vĩ đại của đảng cộng sản kể từ khi mới cướp chính quyền cho đến ngày nay được đẩy lên thành cao trào dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng: Chống Tham nhũng.
Nhìn nhận một cách nghiêm túc, thấy rằng công cuộc chống tham nhũng của đảng CS từ mấy chục năm nay chẳng khác chi công cuộc chống lấn chiếm vỉa hè của Sài Gòn. Cũng làm màu, cũng bắt cóc bỏ đĩa, cũng phát động lên thành phong trào để tuyên truyền lừa mị, cũng triển khai các chiến dịch để lợi dụng đấu đá nội bộ giành giật lợi ích nhóm, cũng nhắm vào những tép riu nhỏ lẻ, cũng thu gom xe gánh hàng rong quá lộ...
Nếu vỉa hè được chia chác khai thác bởi những băng nhóm lợi ích nhỏ, thì cả đất nước nầy được chia chác bởi những tập đoàn lợi ích khổng lồ mà sau lưng nó luôn có bóng dáng của ông kẹ bự nào đó. Nhà đất, ruộng đồng, rừng núi, mỏ khoáng, mặt nước, đáy biển, kênh truyền hình, sóng di động...đều được phân chia cho các tập đoàn lợi ích như là bọn bảo kê phân chia từng mét vuông vỉa hè.
Mấy chục năm nay việc chống tham nhũng luôn là trò lừa mị và thường được sử dụng làm chiêu bài để đấu đá. Đến hiện nay, dưới thời ông Trọng, việc ấy vừa được đẩy lên đỉnh cao vừa biến thành một trò hề vui vẻ qua những phát ngôn giả ngây giả dại của ông ta. Chống tham nhũng là gãi ghẻ, là đánh răng rửa mặt, đập chuột đừng bể bình, chống tham nhũng là ta chống ta, xử lý vài người cứu muôn người, chống tham nhũng phải nhân bản nhân tình, phật ở tây thiên cũng ăn hối lộ...Kẻ phạm pháp phải bị pháp luât xử lý nghiêm minh và bình đẳng chứ sao lại ta đánh ta? sao lại xử lý vài người cứu muôn người? sao lại phải nhân tình nhân ngãi?
Về cái gọi công cuộc chống tham nhũng hiện nay của ông Trọng, luật sư Lê Công Định đã đặt ra câu hỏi khá thú vị: "Quan chức cộng sản ai chẳng tham nhũng, sao báo chí không vạch trần hết lai lịch tài sản của tất cả họ, mà chỉ lâu lâu đánh một vài người thôi?"
Ai cũng thấy, lâu lâu báo chí được bật đèn xanh tung hê lên một vài quan chức gạo cội có tài sản lớn, có người bị chỉ đạo xử lý đến nơi, có người thì sau đó cho qua. Trong khi đó người dân nhìn vào nhà quan chức nào cũng nhà cao, xe xịn, con du học... Những động thái đó không thể không làm người dân suy diễn rằng đánh tham nhũng chỉ là chiêu bài đấu đá, ai thuộc phe cánh khác mà cứng đầu thì bị trừng trị, ai biết ngoan ngoãn thỏa hiệp thì cho qua.
Tại sao không đưa ra một nguyên tắc chung rồi đồng loạt kiểm tra tài sản của các quan chức từ cấp cao xuống theo kiểu cuốn chiếu, làm xong cấp nầy, xuống cấp khác, xong khu vực nầy, qua khu vực khác. Ai có tài sản lớn không rõ nguồn gốc phải đưa ngay vào diện điều tra.
Tóm lại nếu thực tâm chống tham nhũng thì ít ra phải như quận 1 chống lấn chiếm vỉa hè.
Tuy nhiên, tôi chợt nhớ đến biểu ngữ của ai đó chụp lại đưa lên facebook, góp ý cách chống ùn tắc giao thông qua ba bước, trong đó bước thứ nhất là: giải tán đảng cộng sản.
Chống tham nhũng hay chống lấn chiếm vỉa hè có lẽ cũng nên bắt đầu như vậy chăng? Liệu còn cách nào khác?
Nhìn nhận một cách nghiêm túc, thấy rằng công cuộc chống tham nhũng của đảng CS từ mấy chục năm nay chẳng khác chi công cuộc chống lấn chiếm vỉa hè của Sài Gòn. Cũng làm màu, cũng bắt cóc bỏ đĩa, cũng phát động lên thành phong trào để tuyên truyền lừa mị, cũng triển khai các chiến dịch để lợi dụng đấu đá nội bộ giành giật lợi ích nhóm, cũng nhắm vào những tép riu nhỏ lẻ, cũng thu gom xe gánh hàng rong quá lộ...
Nếu vỉa hè được chia chác khai thác bởi những băng nhóm lợi ích nhỏ, thì cả đất nước nầy được chia chác bởi những tập đoàn lợi ích khổng lồ mà sau lưng nó luôn có bóng dáng của ông kẹ bự nào đó. Nhà đất, ruộng đồng, rừng núi, mỏ khoáng, mặt nước, đáy biển, kênh truyền hình, sóng di động...đều được phân chia cho các tập đoàn lợi ích như là bọn bảo kê phân chia từng mét vuông vỉa hè.
Mấy chục năm nay việc chống tham nhũng luôn là trò lừa mị và thường được sử dụng làm chiêu bài để đấu đá. Đến hiện nay, dưới thời ông Trọng, việc ấy vừa được đẩy lên đỉnh cao vừa biến thành một trò hề vui vẻ qua những phát ngôn giả ngây giả dại của ông ta. Chống tham nhũng là gãi ghẻ, là đánh răng rửa mặt, đập chuột đừng bể bình, chống tham nhũng là ta chống ta, xử lý vài người cứu muôn người, chống tham nhũng phải nhân bản nhân tình, phật ở tây thiên cũng ăn hối lộ...Kẻ phạm pháp phải bị pháp luât xử lý nghiêm minh và bình đẳng chứ sao lại ta đánh ta? sao lại xử lý vài người cứu muôn người? sao lại phải nhân tình nhân ngãi?
Về cái gọi công cuộc chống tham nhũng hiện nay của ông Trọng, luật sư Lê Công Định đã đặt ra câu hỏi khá thú vị: "Quan chức cộng sản ai chẳng tham nhũng, sao báo chí không vạch trần hết lai lịch tài sản của tất cả họ, mà chỉ lâu lâu đánh một vài người thôi?"
Ai cũng thấy, lâu lâu báo chí được bật đèn xanh tung hê lên một vài quan chức gạo cội có tài sản lớn, có người bị chỉ đạo xử lý đến nơi, có người thì sau đó cho qua. Trong khi đó người dân nhìn vào nhà quan chức nào cũng nhà cao, xe xịn, con du học... Những động thái đó không thể không làm người dân suy diễn rằng đánh tham nhũng chỉ là chiêu bài đấu đá, ai thuộc phe cánh khác mà cứng đầu thì bị trừng trị, ai biết ngoan ngoãn thỏa hiệp thì cho qua.
Tại sao không đưa ra một nguyên tắc chung rồi đồng loạt kiểm tra tài sản của các quan chức từ cấp cao xuống theo kiểu cuốn chiếu, làm xong cấp nầy, xuống cấp khác, xong khu vực nầy, qua khu vực khác. Ai có tài sản lớn không rõ nguồn gốc phải đưa ngay vào diện điều tra.
Tóm lại nếu thực tâm chống tham nhũng thì ít ra phải như quận 1 chống lấn chiếm vỉa hè.
Tuy nhiên, tôi chợt nhớ đến biểu ngữ của ai đó chụp lại đưa lên facebook, góp ý cách chống ùn tắc giao thông qua ba bước, trong đó bước thứ nhất là: giải tán đảng cộng sản.
Chống tham nhũng hay chống lấn chiếm vỉa hè có lẽ cũng nên bắt đầu như vậy chăng? Liệu còn cách nào khác?
FB HNC