Hồng Thủy/GDVN
Căng thẳng sẽ gia tăng trên Biển Đông như thế nào phụ thuộc vào cách Trung Quốc phản ứng với phán quyết của PCA.
Căng thẳng sẽ gia tăng trên Biển Đông như thế nào phụ thuộc vào cách Trung Quốc phản ứng với phán quyết của PCA.
The
Straits Times ngày 10/7 dẫn lời Giáo sư Hugh White từ Đại học Quốc gia
Australia bình luận, phán quyết của PCA ngày 12/7 về vụ Philippines kiện Trung
Quốc sẽ là một thử nghiệm cho tất cả mọi người.
"Nó
kiểm tra sự sẵn sàng của Trung Quốc hòng thách thức trật tự đã xác lập ở châu
Á, sự sẵn sàng của Hoa Kỳ chống lại các thách thức đó, và sự tự nguyện của các
thành viên ASEAN đứng lên chống lại sự phiêu lưu của Trung Quốc và ủng hộ Mỹ.
Do đó căng thẳng sẽ gia tăng ở châu Á", ông nói.
Căng thẳng
sẽ gia tăng trên Biển Đông như thế nào phụ thuộc vào cách Trung Quốc phản ứng với
phán quyết của PCA. Bắc Kinh có thể leo thang manh động bằng cách xây dựng đảo
nhân tạo ở Scarborough, hoặc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển
Đông.
"Nếu
Trung Quốc hành động như vậy, căng thẳng sẽ leo thang rất nhanh và rất nguy hiểm
giữa nước này với Hoa Kỳ", Giáo sư Hugh White bình luận.
Như vậy theo cá nhân
người viết, căng thẳng có leo thang trên Biển Đông hay không hoàn toàn nằm
trong tính toán chiến lược của Trung Quốc, không liên quan gì đến phán quyết của
PCA.
Nếu có việc
Trung Quốc vin cớ PCA ra phán quyết về việc nước này áp dụng sai, giải thích
sai UNCLOS 1982 để gây sự ở Biển Đông thì chỉ càng bộc lộ bản chất côn đồ, sống
trên luật pháp quốc tế, hành xử như những tay "anh chị xã hội đen"
trong khu vực.
Hoa Kỳ và
các nước không muốn trở thành chư hầu kiểu mới, ngồi chiếu dưới Trung Quốc chắc
chắn không chấp nhận luật pháp và trật tự quốc tế bị hủy hại bởi Trung Quốc ở
Biển Đông.
Tuy nhiên
Đại sứ Singapore Bilahari Kausilan tỏ ra ít bi quan hơn. Theo ông: "Sẽ
có rất nhiều la hét, nhưng chẳng có gì thay đổi trên thực địa". Ông đưa ra
một số dấu hiệu trước thềm PCA ra phán quyết để chứng minh điều này.
Ví dụ Đô đốc
Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương phát biểu tại Đối thoại
Shangri-la tháng trước rằng, quân đội Trung Quốc đã hành xử tích cực hơn, sự cố
mất an toàn liên quan đến máy bay quân sự hai bên rất hiếm.
Người
Trung Quốc cũng tỏ ra hòa dịu với Mỹ bằng cách phái Đới Bỉnh Quốc - cựu Ủy viên
Quốc vụ sang Washington Thứ Ba tuần qua. Ông Quốc nói, nước ông không có ý định
hoặc khả năng tham gia "cạnh tranh chiến lược với bất kỳ ai".
Trong chuyến
đi này Đới Bỉnh Quốc đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice. Thứ Tư tuần
qua, Ngoại trưởng John Kerry điện đàm với người đồng cấp Vương Nghị, cho thấy
hai bên đang tìm cách đảm bảo "tai nạn không xảy ra vì hiểu lầm" sau
phán quyết của PCA.
Tuy nhiên
Giáo sư Hugh White vẫn tin rằng, rất khó giảm căng thẳng trên Biển Đông vì toàn
bộ vấn đề này đã bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh sâu sắc hơn giữa Bắc Kinh và
Washington về việc ai sẽ là đại diện chính ở châu Á trong những thập kỷ tới.
Xung quanh
phát biểu của ông Đới Bỉnh Quốc tại Washington Thứ Ba tuần qua, người viết nhận
thấy ngoài mục đích thăm dò và thỏa hiệp với Hoa Kỳ đúng như nhận xét của Đại sứ Bilahari
Kausilan, ông Quốc còn thể hiện một thái độ thiếu văn hóa, nếu không muốn nói
là chà đạp luật pháp và công luận quốc tế.
Cựu Ủy
viên Quốc vụ Trung Quốc đã dùng những từ thô bỉ nhất để xỉ vả PCA khi nói phán
quyết của Tòa chẳng khác gì một "mảnh giấy lộn"! Điều này chứng tỏ đối
với tham vọng trở thành bá chủ toàn cầu của Bắc Kinh, luật pháp quốc tế hiện
nay cũng chẳng khác gì mớ giấy lộn.
Hồng Thủy/GDVN