09 avril 2017

Bắc Hàn thử thách TT Nixon và Trump ngay đầu nhiệm kỳ





Hỏa tiễn của Bắc Hàn



Chưa tới ba tháng sau khi nhậm chức, Tống thống Nixon đã phải trực diện với cuộc khủng hoảng quốc tế đầu tiên của ông. Ông bị lãnh đạo Bắc Hàn Kim Il Sung khiêu khích trên biển Nhật Bản.

Lịch sử hay tái diễn: bây giờ lại một Tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa nữa bị thử thách vào ngay đầu nhiệm kỳ: Tổng thống Trump bị con của ông Sung, ông Kim Jong Un, thử thách, cũng trên biển Nhật Bản.
Ngày giờ xảy ra những biến cố lại sát nhau: đó là vào tháng 4 năm đầu của hai ông Tổng thống: Ngày 7 tháng 4, 1969: Bắc Hàn bắn rơi một máy bay trinh thám Mỹ; và ngày 5 tháng 4, 2017: Bắc Hàn bắn một tên lửa tầm trung mới sản xuất tới sát Nhật Bản, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Trump gặp Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.
Đây là tiếp theo việc Bắc Hàn tuyên bố hồi đầu năm nay rằng nước này đang trong giai đoạn cuối của việc phát triển tên lửa tầm xa - tên lửa xuyên lục địa (intercontinental missile) với đầu đạn nguyên tử. Sau đó họ phóng tên lửa Pukguksong-2 tới khu vực 200 dặm cách Nhật Bản. Tên lửa này là mới lạ đối với các nhà quân sự chuyên theo dõi Bắc Hàn.
Để tiên đoán hành động của chính phủ Trump trong những ngày tháng sắp tới, hãy nhìn lại diễn biến thách đố Tổng thống Nixon hồi năm 1969.

Bắc Hàn bắn rơi máy bay Mỹ


Vào lúc 07:00 giờ địa phương ngày thứ ba, 15 tháng 4 năm 1969, chiếc máy bay Constellation loại EC-121M, một phi cơ trinh thám, không vũ trang của Đệ Thất Hạm đội cất cánh từ phi trường NAS Atsugi, Nhật Bản, với sứ mệnh thu thập thông tin trong khuôn khổ công tác tình báo có mật mã là Deep Sea 129.
Phi cơ Mig-21 của Bắc Hàn tại Wonsan Friendship Air Festival ở Wonsan, 24/9/2016
Chỉ vài tuần sau khi thủ nghiệm hạt nhân lần thứ năm, Bắc Hàn phô trương sức mạnh không lực tại buổi triển lãm hàng không lần đầu tiên tại nước này. -
 ED JONES/AFP/GETTY IMAGES

Từ NAS Atsugi, EC-121M bay về phía tây bắc, xuyên qua vùng biển Nhật Bản trước khi hướng về phía đông bắc để tiến tới Liên Xô.
Vừa qua biển Nhật Bản, EC 121M bị hai chiếc MiG-21 của Bắc Hàn bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Bắc Hàn 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn 31 người (30 nhân viên và 1 thủy quân lục chiến) tử nạn. Đây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Vừa mới dọn vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Nixon chưa kịp quan tâm đến vấn đề Bắc Hàn nên ông đã hết sức ngạc nhiên, không hiểu sao bỗng nhiên lại bị ông Kim Il Sung khiêu khích. Chính phủ Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) cũng không hiểu được vụ tấn công này.

Những biện pháp đề nghị để phản ứng

Ngay sau biến cố, chính phủ Nixon có những đề nghị phản ứng nhưng lại không đồng thuận.
Bộ Ngoại giao do Ngoại trưởng William Roger lãnh đạo thì đề nghị nên bỏ qua, không phản ứng mạnh, nhưng tại Quốc Hội lại có ý kiến phải trả đũa cho thật mạnh vì máy bay Mỹ đang bay trên không phận quốc tế, không vi phạm lãnh thổ Bắc Hàn và cũng không có dấu hiệu khiêu khích.
"Như thế thì chúng ta còn để cho một nước nhỏ bé, không quan trọng, chư hầu của Cộng sản, đẩy đất nước này tới chỗ bị cả thế giới chê cười như vậy bao lâu nữa", dân biểu Mendel Rivers đặt câu hỏi.
Ngày 16 tháng 4, Hội đồng An ninh Quốc gia cân nhắc và đề nghị với TT Nixon những lựa chọn như sau:
  • Dùng Không Quân và Hải quân để biểu dương sức mạnh;
  • Cứ tiếp tục các phi vụ EC-121 với lực lượng hộ tống;
  • Lựa chọn một vài hành động quân sự
Các hành động quân sự này bao gồm các lựa chọn sau đây:
  • Bắn rơi máy bay Bắc Hàn trên biển;
  • Không kích một đối tượng quân sự chọn lọc;
  • Bắn phá từ ngoài khơi những mục tiêu quân sự;
  • Tấn công xuyên qua vùng DMZ;
  • Dùng đại bác hoặc tên lửa bắn phá những mục tiêu quân sự gần DMZ;
  • Dùng tầu ngầm tấn công những chiến hạm của Bắc Hàn trên biển;

  • Phong tỏa Bắc Hàn (blockade);
  • Thả mìn/đe dọa thả mìn lãnh hải Bắc Hàn;
  • Tịch thu tất cả tài sản của Bắc Hàn ở ngoại quốc.
Ngoài các ý kiến của NSC, Ban Tham mưu Liên quân còn chuẩn bị một số kế hoạch ném bom phi trường tại Sondok (sân bay Sông Dong Ni) và tại Wonsan.

Quyết định sau cùng

Vừa mới nhậm chức, Tổng thống Nixon bị hai giới hạn: thứ nhất, ông e ngại nếu dùng biện pháp quân sự nhanh chóng và mạnh mẽ sẽ dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến lan rộng.
Nếu trả đũa mạnh thì có thể Trung Quốc sẽ nhảy vào và tái diễn chiến tranh Triều Tiên. Lúc ấy hai nước còn là thù nghịch, lãnh đạo không thể gặp nhau hay có đường dây nóng trao đổi để bên này cho bên kia biết rõ ý định của mình mỗi khi có khủng hoảng.
Từ NAS Atsugi, EC-121M bay về phía tây bắc, xuyên qua vùng biển Nhật Bản trước khi hướng về phía đông bắc để tiến tới Liên Xô.
Vừa qua biển Nhật Bản, EC 121M bị hai chiếc MiG-21 của Bắc Hàn bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Bắc Hàn 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn 31 người (30 nhân viên và 1 thủy quân lục chiến) tử nạn. Đây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Vừa mới dọn vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Nixon chưa kịp quan tâm đến vấn đề Bắc Hàn nên ông đã hết sức ngạc nhiên, không hiểu sao bỗng nhiên lại bị ông Kim Il Sung khiêu khích. Chính phủ Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) cũng không hiểu được vụ tấn công này.

Những biện pháp đề nghị để phản ứng

Ngay sau biến cố, chính phủ Nixon có những đề nghị phản ứng nhưng lại không đồng thuận.
Bộ Ngoại giao do Ngoại trưởng William Roger lãnh đạo thì đề nghị nên bỏ qua, không phản ứng mạnh, nhưng tại Quốc Hội lại có ý kiến phải trả đũa cho thật mạnh vì máy bay Mỹ đang bay trên không phận quốc tế, không vi phạm lãnh thổ Bắc Hàn và cũng không có dấu hiệu khiêu khích.
"Như thế thì chúng ta còn để cho một nước nhỏ bé, không quan trọng, chư hầu của Cộng sản, đẩy đất nước này tới chỗ bị cả thế giới chê cười như vậy bao lâu nữa", dân biểu Mendel Rivers đặt câu hỏi.
Ngày 16 tháng 4, Hội đồng An ninh Quốc gia cân nhắc và đề nghị với TT Nixon những lựa chọn như sau:
  • Dùng Không Quân và Hải quân để biểu dương sức mạnh;
  • Cứ tiếp tục các phi vụ EC-121 với lực lượng hộ tống;
  • Lựa chọn một vài hành động quân sự
Các hành động quân sự này bao gồm các lựa chọn sau đây:
  • Bắn rơi máy bay Bắc Hàn trên biển;
  • Không kích một đối tượng quân sự chọn lọc;
  • Bắn phá từ ngoài khơi những mục tiêu quân sự;
  • Tấn công xuyên qua vùng DMZ;
  • Dùng đại bác hoặc tên lửa bắn phá những mục tiêu quân sự gần DMZ;
  • Dùng tầu ngầm tấn công những chiến hạm của Bắc Hàn trên biển;
  • Phong tỏa Bắc Hàn (blockade);
  • Thả mìn/đe dọa thả mìn lãnh hải Bắc Hàn;
  • Tịch thu tất cả tài sản của Bắc Hàn ở ngoại quốc.
Ngoài các ý kiến của NSC, Ban Tham mưu Liên quân còn chuẩn bị một số kế hoạch ném bom phi trường tại Sondok (sân bay Sông Dong Ni) và tại Wonsan.

Quyết định sau cùng

Vừa mới nhậm chức, Tổng thống Nixon bị hai giới hạn: thứ nhất, ông e ngại nếu dùng biện pháp quân sự nhanh chóng và mạnh mẽ sẽ dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến lan rộng.
Nếu trả đũa mạnh thì có thể Trung Quốc sẽ nhảy vào và tái diễn chiến tranh Triều Tiên. Lúc ấy hai nước còn là thù nghịch, lãnh đạo không thể gặp nhau hay có đường dây nóng trao đổi để bên này cho bên kia biết rõ ý định của mình mỗi khi có khủng hoảng.

Từ NAS Atsugi, EC-121M bay về phía tây bắc, xuyên qua vùng biển Nhật Bản trước khi hướng về phía đông bắc để tiến tới Liên Xô.
Vừa qua biển Nhật Bản, EC 121M bị hai chiếc MiG-21 của Bắc Hàn bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Bắc Hàn 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn 31 người (30 nhân viên và 1 thủy quân lục chiến) tử nạn. Đây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Vừa mới dọn vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Nixon chưa kịp quan tâm đến vấn đề Bắc Hàn nên ông đã hết sức ngạc nhiên, không hiểu sao bỗng nhiên lại bị ông Kim Il Sung khiêu khích. Chính phủ Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) cũng không hiểu được vụ tấn công này.

Những biện pháp đề nghị để phản ứng

Ngay sau biến cố, chính phủ Nixon có những đề nghị phản ứng nhưng lại không đồng thuận.
Bộ Ngoại giao do Ngoại trưởng William Roger lãnh đạo thì đề nghị nên bỏ qua, không phản ứng mạnh, nhưng tại Quốc Hội lại có ý kiến phải trả đũa cho thật mạnh vì máy bay Mỹ đang bay trên không phận quốc tế, không vi phạm lãnh thổ Bắc Hàn và cũng không có dấu hiệu khiêu khích.
"Như thế thì chúng ta còn để cho một nước nhỏ bé, không quan trọng, chư hầu của Cộng sản, đẩy đất nước này tới chỗ bị cả thế giới chê cười như vậy bao lâu nữa", dân biểu Mendel Rivers đặt câu hỏi.
Ngày 16 tháng 4, Hội đồng An ninh Quốc gia cân nhắc và đề nghị với TT Nixon những lựa chọn như sau:
  • Dùng Không Quân và Hải quân để biểu dương sức mạnh;
  • Cứ tiếp tục các phi vụ EC-121 với lực lượng hộ tống;
  • Lựa chọn một vài hành động quân sự
Các hành động quân sự này bao gồm các lựa chọn sau đây:
  • Bắn rơi máy bay Bắc Hàn trên biển;
  • Không kích một đối tượng quân sự chọn lọc;
  • Bắn phá từ ngoài khơi những mục tiêu quân sự;
  • Tấn công xuyên qua vùng DMZ;
  • Dùng đại bác hoặc tên lửa bắn phá những mục tiêu quân sự gần DMZ;
  • Dùng tầu ngầm tấn công những chiến hạm của Bắc Hàn trên biển;
  • Phong tỏa Bắc Hàn (blockade);
  • Thả mìn/đe dọa thả mìn lãnh hải Bắc Hàn;
  • Tịch thu tất cả tài sản của Bắc Hàn ở ngoại quốc.
Ngoài các ý kiến của NSC, Ban Tham mưu Liên quân còn chuẩn bị một số kế hoạch ném bom phi trường tại Sondok (sân bay Sông Dong Ni) và tại Wonsan.

Quyết định sau cùng

Vừa mới nhậm chức, Tổng thống Nixon bị hai giới hạn: thứ nhất, ông e ngại nếu dùng biện pháp quân sự nhanh chóng và mạnh mẽ sẽ dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến lan rộng.

Nếu trả đũa mạnh thì có thể Trung Quốc sẽ nhảy vào và tái diễn chiến tranh Triều Tiên. Lúc ấy hai nước còn là thù nghịch, lãnh đạo không thể gặp nhau hay có đường dây nóng trao đổi để bên này cho bên kia biết rõ ý định của mình mỗi khi có khủng hoảng.

Tổng thống Richard Nixon
Giới hạn thứ hai: ông đang bắt đầu tập trung vào việc giải quyết chiến tranh Việt Nam.
Cho nên ông đã chọn giải pháp thứ hai: Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc ngày 18 tháng 4, Tổng thống Nixon thông báo ông đã ra lệnh cứ tiếp tục các phi vụ EC-121, nhưng với lực lượng hộ tống. Các phi vụ này đã liên tiếp trinh sát trong vòng một tuần lễ để thách thức Bắc Hàn. Đồng thời, ông Nixon tránh được hành động trả đũa. Nhiều nghị sĩ, dân biểu đã khen ngợi sự kiềm chế của ông.

Vô cùng hối hận

Tuy nhiên, sau đó Tổng thống Nixon đã phản hồi về việc ông không hành động cấp thời để trả đũa. Ông nói với Cố Vấn Henry Kissinger: "Lần này bỏ qua, nhưng chúng sẽ không bao giờ thoát khỏi một lần nữa."
Đây là một lầm lỡ mà Tổng thống Nixon hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.
Như chúng tôi đã viết lại trong cuốn The Palace File (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập) xuất bản năm 1986 (khi cả Tổng thống T Nixon và Tướng Alexander Haig còn sống): trong một cuộc phỏng vấn ngày 14 tháng 1, 1986 của chúng tôi với Jerrold Schecter (nguyên chủ bút của tuần báo TIME) với Tướng Haig (Chánh Văn Phòng Tổng thống Nixon, sau lên Ngoại Trưởng thời Tổng thống Reagan) ông đã tiết lộ rằng sau này khi phản hồi về cuộc đời mình, Tổng thống Nixon đã nói với ông:
"Không trả đũa cho nhanh chóng và mạnh mẽ về vụ Bắc Hàn tấn công máy bay EC-12 đã là một quyết định sai lầm nghiêm trọng nhất trong thời gian tôi làm Tổng thống, còn sai lầm hơn cả vụ Watergate" (The Palace File, trang 31).
Nghe vậy tôi thật ngạc nhiên vì cứ tưởng Watergate là sự sai lầm lớn nhất vì đã làm ông phải từ chức.

Tổng thống Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, tháng Năm năm 1972
Tổng thống Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger - AFP/GETTY

Theo tướng Haig, trong những lựa chọn về biện pháp trả đũa, Tổng thống Nixon, Kissinger và ông đã bàn là có thể theo kinh nghiệm của Tổng thống Eisenhower sau khi ông lên nhậm chức vào năm 1953: đó là đe dọa sẽ leo thang rất nhanh nếu Bắc Hàn không đồng ý đình chiến.
Khi nghiên cứu để viết cuốn sách Khi Đồng Minh Nhảy Vào, tôi mới biết rằng Tổng thống Eisenhower đã định dùng bom nguyên tử như ở Hiroshima (KĐMNV, trang 171).
Vì Tổng thống Nixon không trả đũa cho nên Bắc Hàn cứ tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử và tên lửa với mục đích có được đầu đạn nguyên tử tuy nhỏ nhưng tinh vi, và một tên lửa xuyên lục địa với khả năng bắn tới Mỹ.
Tháng 4, 2012, Bắc Hàn thử tên lửa tầm xa, tuyên bố có khả năng tấn công chính Mỹ, nhưng Tổng thống Obama đã không phản ứng.
Thách thức và hành động của Tổng thống Trump
Hỏa tiễn của Bắc Hàn
Chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn là bài toán hóc búa trong Quan hệ quốc tế hiện đại - REUTERS

Bây giờ đến lượt tân tổng thống Trump. Hai ngày trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Trung, Bắc Hàn đe doạ: quân đội của họ đã được phép tấn công Hoa Kỳ, sử dụng vũ khí hạt nhân "nhỏ hơn, nhẹ hơn và đa dạng hơn."
Ngày 5 tháng 4, Bắc Hàn bắn một tên lửa nữa ngay trước cuộc họp giữa ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida, Hoa Kỳ. Tên lửa được phóng đi từ Sinpo, một thị trấn trên bờ biển phía đông của Bắc Hàn, bay 37 dặm trước khi rơi xuống biển.
Đây là diễn biến tiếp theo việc Bắc Hàn đã thử tên lửa tầm trung vào ngày 11 tháng 2, trong khi Tổng thống Trump đang tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cũng tại Mar-a-Lago.
Tên lửa này mang tên Pukguksong-2, sử dụng nhiên liệu rắn, một bước tiến kỹ thuật đáng kể. Các chuyên gia Mỹ cho rằng nó sẽ có thể được dễ dàng cất giấu trong nhiều đường hầm, nhưng nó có thể được phóng đi rất nhanh. Tên lửa này là loại KN-15, một tên lửa tầm trung loại mới, có khả năng chứa nguyên tử.
Sau đó, vào ngày 6 tháng 3, Bắc Hàn phóng bốn tên lửa nữa vào vùng biển gần Nhật Bản. Bằng cách bắn bốn tên lửa cùng lúc, Bắc Hàn phô trương khả năng cùng một lúc phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Nhật và hàng không mẫu hạm Mỹ, theo các quan chức quốc phòng Nam Hàn cho hay.
Ngày 20 tháng 3, Bắc Hàn lại thử nghiệm sau khi Ngoại trưởng Tillerson cảnh cáo rằng chính quyền của Tổng thống Trump có thể có hành động quân sự đánh phủ đầu nếu Bắc Hàn nâng cao "mối đe doạ vũ khí "đến một mức độ được coi là không thể chấp nhận được."
Ông kêu gọi một giải pháp mới vì tất cả "các nỗ lực chính trị và ngoại giao trong 20 năm qua để đưa Bắc Hàn tới chỗ phi nguyên tử đều đã thất bại".
Sau vụ bắn tên lửa ngày 5 tháng 4, ông Tillerson tuyên bố: "Hoa Kỳ đã nói đủ về Bắc Hàn rồi, chúng tôi không còn gì để nói thêm nữa." Đây là ám chỉ 'chúng tôi sẽ hành động'.

"Hành động mạnh hơn lời nói"


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổn
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, và Tổng thống Mỹ, Donald Trump
Tổng thống Donald Trump từng nói Mỹ sẽ "giải quyết" mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn, dù Trung Quốc có giúp đỡ hay không.
 - Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Nhìn vào phản ứng của Tổng thống Trump ở Syria thì ta thấy giai đoạn hành động đã tới. _95430758_756b3011-4a53-4a32-8fcf-19a7d1abbbd9.jpg
Chỉ trong vòng 2 ngày ông đã đảo ngược lập trường hòa hoãn với Tổng thống Assad của Syria, và chỉ một ngày sau khi tuyên bố Tổng thống Assad đã "vượt qua làn ranh giới đỏ" (dùng lời tuyên bố của Tổng thống Obama), ông đã ra lệnh oanh kích Syria. Ứng cử viên tổng thống Donald Trump khi đó từng chỉ trích Tổng thống Obama rằng cứ hăm dọa ông Assad đừng vượt qua làn ranh giới đỏ nhưng không hành động gì khi ông Assad đã vượt qua làn ranh này rồi.
Ông Trump thích yếu tố 'bất ngờ', cho nên, ngay trước khi ngồi vào bàn tiệc với ông Tập, ông đã ra lệnh oanh tạc.
Ta có thể chắc chắn được rằng: ông Trump sẽ không phải hối hận như ông Nixon. Ông cũng có một điều thuận lợi hơn ông Nixon (người không có đường dây nóng với Bắc Kinh), đó là ông có thể trực tiếp giải thích cho lãnh đạo Trung Quốc về hành động của mình nếu như phải trả đũa Bắc Hàn, rằng Mỹ không có ý khiêu khích Trung Quốc.
Vì vậy, rất có thể là trước khi hành động, ông muốn gặp ông Tập để thuyết phục Trung Quốc (đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn, chiếm khoảng 90% thương mại và là nhà cung cấp dầu lửa lớn nhất cho Bắc Hàn) là nên ngăn chận nước này ngừng những hoạt động chế tạo vũ khí nguyên tử và tên lửa xuyên lục địa.
Đây có thể là giải mã tại sao ông Trump vội vã gặp ông Tập Cận Bình. Thông thường thì các cuộc họp thượng đỉnh phải được chuẩn bị cả năm hay mấy tháng trước. Lần này, cuộc họp chỉ mới được sắp xếp mấy tuần trước.

Giải pháp mới?



Hàng không mẫu hạum Carl Vinson đang tiến về phía bán đảo Triều Tiên

Hoa Kỳ triển khai nhóm tàu chiến gồm Hàng không mẫu hạm Carl Vinson và các tàu khu trục, tàu tuần dương tiến về phía bán đảo Triều Tiên

Ngay sau khi Bắc Hàn phóng tên lửa tầm trung vào tháng 2 và tháng 3, ông Tillerson đã đi thăm Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Tại mỗi nơi dừng chân ông đều bình luận về Bắc Hàn.
Ông cảnh cáo: "Cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ để ngăn cản Bắc Hàn có thể sẽ là cần thiết nếu chương trình nguyên tử của nước này đạt tới mức 'đòi hỏi phải hành động'."
Đây là một động thái chuẩn bị trước dư luận quốc tế? Phát biểu tại Seoul vào ngày thứ hai của chuyến thăm, ông Tillerson tuyên bố: "Tất cả các lựa chọn đều có sẵn trên bàn."
Trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nam Hàn, Yun Byung-se, ông Tillerson thêm: "Hãy để tôi nói rõ ràng: chính sách kiên nhẫn chiến lược của Mỹ đã kết thúc. Chúng tôi đang tìm một loạt các biện pháp ngoại giao và an ninh mới."
Như vậy là ông cho rằng chính sách dùng chế tài để gây áp lực với lãnh đạo Kim Jong Un phải ngừng sản xuất vũ khí nguyên tử để đổi lấy viện trợ và đầu tư đã không thành công.
"Tôi nghĩ điều quan trọng là ta phải nhận thức rằng những nỗ lực chính trị và ngoại giao trong 20 năm qua để đưa Bắc Hàn trở thành 'phi nguyên tử' đã thất bại", ông nói trong chuyến thăm Tokyo. "Đó là khoảng thời gian mà Hoa Kỳ đã cung cấp tới 1,35 tỷ đô la để hỗ trợ như một động lực để Bắc Hàn đi một con đường khác."
Trước cuộc họp tay đôi, ông Trump đã gây áp lực với Trung Quốc, rằng đã đến lúc Bắc Kinh phải kìm hãm ông Kim Jong Un. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times vào Chủ Nhật, ngày 2 tháng 4, ông nói: "Nếu như Trung Quốc không giải quyết được vấn đề Bắc Hàn, chúng tôi sẽ giải quyết một mình."
Ông Trump không nói giải quyết như thế nào. Ông đã từng chỉ trích hành động của Tổng thống Obama ở Mosul: chính quyền của ông Obama đã tuyên bố cả năm trước khi cho tấn công ISIS ở Mosul. Như vậy các lãnh đạo của phe này đã có đủ thời giờ để chuẩn bị và trốn đi hết.
Ông Trump đã quyết định oanh kích Syria ngay trước khi ngồi xuống bàn tiệc với Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây cũng là một dấu hiệu để chứng minh điều ông nói: "Tôi không phải là Mỹ ngày hôm qua." Ý nói ông không phải là Tổng thống Obama.
Theo như vậy ta có thể tiên đoán được rằng Tổng thống Trump đang chờ đợi một cơ hội thuận lợi sắp tới (như ở Syria) để hành động mạnh mẽ và bất ngờ.
Ngoài chín biện pháp quân sự như Hội đồng An Ninh Quốc Gia đề nghị với Tổng thống Nixon, còn có thêm những biện pháp mới.
Tin tức ngày 8 tháng 4 cho hay "theo một báo cáo mới, Hội đồng An ninh Quốc gia đã đề nghị với TT Trump rằng các lựa chọn của ông để đối phó với đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn còn bao gồm việc nhắm vào chính nhà độc tài Kim Jong-un, và đặt khí giới nguyên tử ở Nam Hàn."
Hãng NBC, trích dẫn các quan chức tình báo và quân đội Mỹ, cho biết hai kịch bản này đã được đề nghị trước cuộc họp của Tổng thống Trump trong tuần này với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).

Nguồ : BBC