Một năm sau
vụ thảm họa môi trường, nhiều người dân ở duyên hải miền Trung Việt Nam và trên
cả nước vẫn có các cuộc biểu tình, phản đối lớn nhỏ trước việc môi trường biển
và môi trường sinh sống bị gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng
|
Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
Và câu chuyện giỗ tổ của người Việt hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giỗ các vua Hùng bởi đây là khái niệm mơ hồ. Giỗ tổ nghề, giỗ tổ tiên ông bà, giỗ tổ xứ đất... Tất cả đều nằm trong câu ca dao này. Và với người dân các tỉnh Bắc miền Trung cũng không ngoại lệ.
Nhưng ngày giỗ Tổ năm nay ở đây có khác: trùng với ngày kỷ niệm một năm thảm họa môi trường biển.
Kể từ ngày cá chết, mình không đi biển được, phải ở trên cồn, không làm được cái gì cả.
Một người đàn ông xưng mình là con cháu vua Hùng trong đoàn biểu tình chống Formosa chia sẻ với VOA: “Hôm nay kỷ niệm một năm ngày cá chết. Một ngày mà người dân chúng tôi đau khổ quá nên hôm nay chúng tôi phải đi biểu tình để kỷ niệm.”
Biểu tình, kêu gọi hiệp thông cầu nguyện, yêu cầu nhà cầm quyền phải trục xuất Formosa ra khỏi mảnh đất quê hương để duy trì dòng dõi con rồng cháu tiên và hướng về biển để cầu nguyện, để nhớ đến truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đưa 50 con ra biển mà mỗi ngư dân bây giờ chính là cháu chắt của Mẹ Âu Cơ.
“Kể từ ngày cá chết, mình không đi biển được, phải ở trên cồn, không làm được cái gì cả,” một thành viên trong đoàn biểu tình cho biết.
Khác với đời sống cơ cực và luôn mang cảm thức lưu vong ngay trên chính quê hương mình của người dân, những khách trú Trung Quốc lại sống rất thoải mái trên đất Hà Tĩnh, họ có riêng những khu giải trí do chính người Trung Quốc làm chủ và phục vụ. Mọi thứ dường như trang bị cho người Trung Quốc đến tận chân răng. Họ như những ông chủ trên đất Việt Nam. Điều này càng làm cho những người dân bản địa cảm thấy tổn thương và cay đắng.
Hôm nay kỷ niệm một năm ngày cá chết. Một ngày mà người dân chúng tôi đau khổ quá nên hôm nay chúng tôi phải đi biểu tình để kỷ niệm.
Ông Mai Xuân Hợi, người dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, cho biết: “Mấy năm nay khu công nghiệp của Formosa phát triển thì người dân ở ba xã Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phước thì người Trung Quốc trà trộn, ở trên đó rất đông. Như những nhà hàng, quán bar thì người Trung Quốc đứng ra bán, rồi quán ăn, tạp hóa, tiêu dùng hằng ngày cũng người Trung Quốc đứng bán hết. Tương lai thì công việc của người trên đó sẽ không còn, người Trung Quốc sẽ làm chủ hết. Họ qua quá đông, có nhiều người lấy vợ ở đây rồi. Tương lai họ sẽ chiếm hết các cùng lân cận Formosa.”
Hòa cùng với không khí giỗ tổ Hùng Vương trên cả nước, người dân các giáo xứ trên đất Hà Tĩnh đã tưởng nhớ đến Tổ Hùng Vương bằng lời hiệu triệu toàn dân chung tay bảo vệ môi trường và trục xuất những kẻ phá hoại môi trường Việt Nam ra khỏi lãnh thổ.
“Kể từ ngày cá chết, trong một năm nay thì không thể đi biển được, mà đi cũng không có gì. Mà cái đau nhất là không được ăn cá, đó là cái đau của người đi biển. Thứ hai là không được tắm biển, đó là thiệt thòi cho thế hệ sau, chỉ có chết đuối vì không có cơ hội để học bơi. Cho nên tôi rất đau lòng cho thế hệ con cháu tương lai, riêng tôi cũng thế. Tôi cảm thấy rất đau khổ và bức xúc, rất đau khổ cho thế hệ con cháu sau này,” ông Dương Ban, cư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, than thở.
Đương nhiên là sẽ có nhiều chông gai phía trước. Nhưng nói như một người dân xã Kỳ Lợi, mặc dù khó khăn và đau khổ, nhưng họ chấp nhận mọi chông gai và khốn khổ để đấu tranh cho con cháu có tương lai. Như vậy cũng là một cách tưởng nhớ công ơn tổ tiên đã dựng nước và duy trì nòi giống đến nay.
Nguồn : VOA