Thiện Tùng: "Tại sao cho đến giờ nầy người ta không muốn hay không
chịu hiểu: Dân mới vạn đại, còn thể chế chính trị hay quốc kỳ, quốc huy, quốc
ca của nó cũng chỉ là phạm trù lịch sử, chúng tồn tại hoặc tiêu vong trong cùng
một thời điểm lịch sử nhứt định."
Con người không bị chia rẽ vì bản thân lá cờ. Cờ nào cũng có người chấp nhận, người không.
Vấn đề nằm ở chỗ những người, đảng, chính quyền còn vướng tư duy độc tài, quá khích nên tìm mọi cách trùm lên đầu lên cổ đồng loại một lá cờ mà không hỏi ý kiến đương sự.
Họ nói dân chủ nhưng vì chưa thấm nhuần thật sự nên khi hành động thì trái ngược!
Dân Quyền
Cờ như là một thương hiệu (made), nó tồn tại song hành cùng với một thể chế
chính trị nhứt định. Thể chế chính trị là hình, cờ chỉ là cái bóng. Hình mất thì bóng cũng
không còn?. Không biết tại sao người ta không chú tâm đánh
vào hình
mà cứ đuổi đánh cái bóng?! Bộ định chơi
trò “Đả Long bào”?.
Ở Việt Nam ta từ xưa đến nay, cá nhân hay tổ chức nào thắng thế lên cầm
quyền, không cần trưng cầu dân ý, họ đều tự nhơn danh lãnh tụ, lãnh đạo quốc gia
không niên hạn; xem cờ hiệu của mình là quốc kỳ.
Tham khảo “Quốc kỳ” trong lịch sử dân tộc Việt Nam (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Năm sử dụng
|
Quốc kỳ
|
Tên quốc gia
|
Phạm vi sử dụng
|
Ghi chú
|
1778 - 1793
|
·
Đại Việt
|
Việt Nam
|
·
Triều Tây Sơn (Thái Đức)
|
|
1778 - 1802
|
·
Đại Việt
|
Việt Nam
|
·
Triều Tây Sơn (Quang Trung và Cảnh Thịnh)
|
|
1802 - 1885
|
·
Việt Nam (1802 - 1839)
·
Đại Nam (1839 - 1885)
|
Việt Nam
|
·
Triều Nguyễn
|
|
1862 - 1946
|
Nam Kỳ thuộc
Pháp
|
·
Sau khi ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Nam Kỳ thành
thuộc địa của Pháp.
·
Sau khi chiếm lại Nam Kỳ ngày 23 tháng 9 năm 1945,
lá cờ tiếp tục được sử dụng cho đến khi Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ được
thành lập
|
||
1885 - 1890
|
Đại Nam
|
·
Cờ Hoàng Gia
·
Được sử dụng sau khi Trận Kinh thành Huế 1885, Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi hoàng đế.
|
||
1890 - 1920
|
Đại Nam
|
Trung Kỳ
|
·
Cờ Hoàng Gia
|
|
1920 - 3/1945
|
Đại Nam
|
Trung Kỳ
|
·
Cờ Hoàng Gia
|
|
1883 - 03/1945
|
Đại Nam thuộc
Pháp
|
Trung Kỳ
Bắc Kỳ
|
·
Sau khi ký Hòa ước Quý Mùi, 1883, Trung Kỳ và
Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp
|
|
04/1945 -
08/1945
|
Việt Nam
|
·
Cờ Hoàng Gia
|
||
04/1945 -
08/1945
|
Việt Nam
|
·
Quốc Kỳ
·
Thực tế thì Nam Kỳ không sử dụng do vẫn thuộc quyền
cai trị của Nhật Bản
|
||
09/1945 - 1955
|
·
Việt Nam (1945-1955)
·
Miền bắc Việt Nam (Sau Hội nghị Genève, 1954)
|
Thực tế tại một
số vùng bị tạm chiếm bởi Pháp, lá cờ chỉ được dùng một cách bí mật
|
||
1946 - 1948
|
Nam Kỳ
|
|||
1949 - 1955
|
·
Miền nam Việt Nam từ Sau Hội nghị Genève, 1954
|
*Trước Hội nghị Genève, 1954, chỉ được dùng tại một
phần nhỏ trong lãnh thổ do Pháp kiểm soát tại Việt Nam và được dùng song song
với cờ Pháp
|
||
1955 - 1975
|
Miền nam Việt
Nam
|
|||
1955 - 1976
|
Việt Nam
|
|||
1969 - 1976
|
Miền nam Việt
Nam
|
|||
1976 - nay
|
Việt Nam
|
Tại sao cho đến giờ nầy người ta không muốn hay không
chịu hiểu: Dân mới vạn đại, còn thể chế chính trị hay quốc kỳ, quốc huy, quốc
ca của nó cũng chỉ là phạm trù lịch sử, chúng tồn tại hoặc tiêu vong trong cùng
một thời điểm lịch sử nhứt định.
Từ 1945 đến 1954, Việt Nam tồn tại 2 thể chế chính trị
kình chống nhau: vua Bảo Đại với cờ hiệu
nền vàng 3 sọc đỏ; Việt Minh với cờ hiệu nền đỏ sao vàng.
Hiệp định ngừng chiến Genève 1954, nước VN tạm thời chia làm 2 miền Bắc
và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, sau 2 năm (1956) 2 miền hiệp thương, tổng
tuyển cử thống nhứt đất nước VN. Nếu hiệp định Genève được tiến hành suông sẻ
thì, qua trưng cầu dân ý, hoặc chọn một trong hai lá cờ nói trên, hoặc phủ định tất chọn lá cờ mới.
Trong bối cảnh miền Bắc chiếm thế thượng phong, sợ “làn sóng đỏ” tràn
xuống phương Nam, năm 1955 Mỹ thay Pháp, Ngô Đình Diệm
thay Bảo Đại, lấy lý do không phải người ký, không thi hành hiệp định Genève, tổ
chức cuộc trưng cầu dân ý không kém phần gian lận (xem như cuộc đảo chánh). Truất phế được Bảo Đại, với Quốc hiệu (đệ nhứt) “Việt
nam Cộng hòa” danh xưng Tổng thống, ông Diệm cai quản theo lối gia đình trị, lấy cờ hiệu của Bảo Đại làm cờ hiệu cho chế độ mình. Cùng cờ hiệu,
tiếp tục duy trì độc tài theo kiểu phong kiến, vô hình trung, ông Diệm chỉ thay
đổi hình thức chớ nội dung cai trị có khác gì với Bảo Đại?. Chính vì vậy , ở Miền
Nam mới xảy ra cuộc nội chiến (lần thứ nhứt).
Vì bất bình chế độ “Độc tài gia đình trị” lệ thuộc Mỹ
của ông Diệm, nhân dân Miền Nam nổi dậy làm cuộc “Đồng khởi” long trời lở đất –
khởi đầu từ tỉnh Bến Tre (17/01/1960) . Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam ra đời với cờ hiệu nửa đỏ, nửa xanh, ngôi sao vàng ở
giữa.Thế là cuộc nội chiến (lần thứ nhứt) nổ ra ở Nam Việt Nam . Vậy là suốt 30
năm (1945 – 1975) ở Việt Nam nói chung tồn tại 3 thể chế chính trị với 3 cờ hiệu
đều được một số nước trên thế giới cộng nhận – Miền Bắc cờ đỏ sao vàng, Miền
Nam cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH và cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trân Dân tộc Giải
phóng (Mặt trận).
Như chúng ta đã biết, dưới sự đạo diễn của Mỹ, các tướng lĩnh VNCH làm cuộc đảo chính (khử gia đình ông Diệm năm 1963) lập nên đệ nhị VNCH, do Đại tướng Dương văn Minh
(Minh lớn) làm Tổng thống. Đê nhị chỉ khác đệ nhứt VNCH 2 điểm: một là
chính quyền Quân đội (Quân quản); hai là chấp nhận cho Mỹ và đồng minh của
họ đổ quân vào tham chiến ở Nam Việt Nam (năm 1965).
Vậy là cuộc nội chiến giữa VNCH và Mặt trận ở Nam VN chuyển thành cuộc chiến tranh Cục bộ
(ủy thác) giữa 2 phe Tư bản
và Cộng sản. Phía VNCH được phe Tư bản, do Mỹ cầm đầu can thiệp trực; phía Mặt
trận có Bắc VN làm hậu phương, Bắc VN nhận
sự chi viện gián tiếp của phe Công sản, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
Có lẽ không muốn say lầy vào cuộc chiến ở Nam VN hao tổn,
phi lý …, Mỹ chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”, chấp nhận hòa đàm 4 bên ở Paris, bỏ rơi VNCH, “đi đêm” với Trung Quốc.
Nội dung hiệp định Paris đẩy VNCH vào cửa tử, họ phản ứng
gay gắt, nhưng rồi phải ký, bởi vì:
- Ngừng bắn tại chỗ (da beo) để 2 phía chủ chiến (VNCH
và Chính phủ Cách mạng Miến Nam) hiệp thương tuyển cử, phía VNCH thua là cầm chắc.
- Không ký vào văn bản hiệp định Paris là chống lại Mỹ,
Mỹ cắt viện trợ cũng chết.
Sau khi ký kết hiệp định Paris, VNCH không thi hành hiệp
định, gây chiến bằng những cuộc hành quân
lấn chiếm vùng Mặt trận kiển soát (vùng Giải phóng) gọi là “xóa da beo”.
Thế là cuộc nội chiến lần thứ 2 bắt đầu. Phía Mặt trận có Miền Bắc cật lực chi
viện; phí Việt Nam Cộng hòa “trống đít”, chỉ còn tính tháng ngày thua và thua bằng
cách nào.
Trưa 30/04/1975, VNCH bên thua cuộc, giao quyền, hạ cờ vàng 3 sọc đỏ; Mặt trận
bên thắng cuộc nhận quyền, thượng cờ nửa đỏ nửa xanh chẳng những trên toàn lãnh thổ Nam VN mà cả sứ quán VNCH đặt ở các nước.
Hai bên chủ chiến ở Nam Việt Nam đều có chung số phận:
Việt Nam Công hòa cùng lá cờ vàng 3 sọc
đỏ ra đi năm 1975 thì, chưa đầy một năm sau (năm 1976), Mặt
trân cũng cùng lá cờ nửa đỏ nửa xanh cũng ra đi, giao quyền cho Nhà nước Cộng sản
VN, cờ đỏ sao vàng độc chiếm chẳng những cả nước VN mà còn phất phới bay trước cổng
các sư quán VN ở hải ngoại.
Như đã nói ở trên: Thể chế chính trị là hình, Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca chỉ là cái bóng, người viết van xin các người đừng phí thời gian tranh
luận về “cái bóng”, nó sẽ mất đi khi thể chế chính trị “qua đời” – chúng đều là
phạm trù lịch sử, không thể sống mãi trong sự nghiệp
chúng ta.
Đây là lần đầu và cũng là lần cuối, Tùng tôi tham kiến
về Cờ.
30/04/2017
T.T