Vũ Ngọc Yên
Bộ Trưởng thương
mại và kinh tế của 12 nước (Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico,
New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam) đã chính thức ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
TPP (Trans-Pacific Partnership) vào ngày 4.2.2016, tại thành phố
Auckland, Tân Tây Lan (New Zealand). TPP là một Hiệp định thương mại tự do
(FTA) chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch
xóa
bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa
giữa các nước thành viên. Nhưng đầu
năm 2017,ngay trong ngày nhậm
chức,tân tổng thống Mỹ Donald Trump dựa trên tư tưởng chỉ đạo nước Mỹ trước hết (American first) đã tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP vì Hiệp định là một “thảm họa” cho Mỹ. Và như vậy thỏa thuận thương mại tự do
tham vọng nhất thế giới coi như đã
chết. Theo lý thuyết,
11 thành viên còn lại có thể tái thiết TPP, nhưng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã
bi quan cho rằng sẽ là “vô nghĩa” nếu không có Hoa Kỳ. Khoảng trống từ việc Hoa Kỳ rút ra khỏi
hiệp định là rất lớn, và không dễ lấp đầy.
TPP biến thành CPTPP không có Mỹ
Sau khi Hoa Kỳ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước
còn lại là Canada, Mexico, Peru, Chile,
New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam, đã tiếp
tục đàm phán nhằm cố gắng duy trì những
mục tiêu đầy tham vọng của hiệp định TPP ban đầu và cuối cùng đạt được thỏa thuận.
Ngày 8.3.2018 tại
Santiago, Chile(Chí Lợị) các bộ trưởng kinh tế, thương mại của 11 nước đã chính thưc ký kết
thỏa ước với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive
Trans Pacific Partnership CPTPP). Tại lễ ký kết này, các bộ trưởng đã thông qua
Tuyên bố chung chia sẻ quan điểm cho rằng,
Hiệp định CPTPP sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền
kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong
khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiệp định này thể hiện cam kết chung của các
nước thành viên đối với hệ thống thương mại hiệu quả, dựa trên quy tắc và minh
bạch, có tính mở đối với tất cả các nền kinh tế sẵn sàng chấp nhận các nguyên tắc
này. Bộ trưởng Chí Lợi Heraldo
Muñoz đánh giá sự kiện là tín hiệu
quan trọng chống lại chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại.
CPTPP
sẽ có hiệu lực sau 60 ngày khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ
tục phê chuẩn. Hiệp
định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành
viên tạm hoãn khoảng 20 nghĩa vụ so với TPP để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh
mới.
CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ
đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở
cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà
còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm
của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước... Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu
cầu cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính
ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định
đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa
dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản
lý của nhà nước, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích
mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Hậu quả Mỹ rút khỏi TPP
Chuyển
dịch quyền lực sang Trung cộng
Chính quyền Mỹ khẳng định Á Châu-Thái Bình Dương là trọng
tâm của kinh tế và chiến lươc thế giới
trong thế kỷ 21 nên Mỹ muốn xây dựng mối liên kết sâu rộng với một khu vực đang
phát triển đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực thông qua quan hệ
thương mại. Các
chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ đánh giá TPP là "Minh ước thương mại của thề kỷ 21"
và sẽ là công cụ tăng cường sức mạnh của
Hoa Kỳ trong chiến lược xoay trục sang Châu
Á. Do đó, sự sụp đổ của TPP đã tạo ra một khoảng trống ở châu Á và vô
hình trung cũng đã đẩy các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra xa Mỹ. Trung cộng đã chờ cơ hội này sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu
Á qua các
dự án như Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP, Ngân
hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (Asian Infratructure Invesment Bank- AIIB) và Sáng kiến Con đường
tơ lụa mới ( New Silkroad: one bell, one road) gồm hai phần: Vành đai (Hành
lang ) kinh tế trên bộ và Con đường tơ lụa
trên biển .
Thị trường CPTPP không lớn, ít hấp dẫn.
TPP là thị trường với 800 triệu dân có tổng sản lượng nội địa (GDP) khoảng 27.000 tỷ USD và chiếm 40% kim ngạch thương mại toàn cầu. Mỹ là thành viên lớn nhất của TPP. Hiệp định CPTPP tạo ra một khu vực tự do thương mại với thị trường 463 triệu dân với tổng sản lượng nội điạ khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5 % sản lượng kinh tế thế giới (GDP). Nhật bản là thành viên lớn nhất trong CPTPP.
Với sự rút lui của Mỹ, quy mô thị trường của CPTPP bị thu hẹp đáng kể, từ chỗ chiếm 40% xuống còn 13,5% GDP toàn cầu so với TPP. Vì vậy CPTPP sẽ ít hấp dẫn hơn TPP, đồng thời đem lại ít khả năng tăng sản lượng và xuất khẩu hơn. Dự tính đến năm 2030, GDP của Việt Nam có thể tăng 3,6% nhờ TPP so với 1,1% cho trường hợp CPTPP. Tác động lớn của TPP chủ yếu có được do tỉ trọng lớn về thương mại quốc tế giữa các đối tác, vì năm 2017 Mỹ chiếm tới 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
CPTPP TPP
GDP 1,1 3,6
Xuất khẩu 4,2 19,1
Nhập khẩu 5,3 21,7
Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2018. Washington,
DC
Tác động kinh tế từ
CPTPP
Với CPTPP, mức tăng trưởng cao nhất về sản lượng dự tính sẽ thuộc về các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; dệt may cùng với tăng trưởng vừa phải ở một số tiểu lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, hàng da, hóa chất, sản phẩm da và nhựa, thiết bị, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị khác. Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở tất cả các ngành. Ngành thủy sản khả quan hơn, ngành nông nghiệp, sữa, mía đường và thức ăn chăn nuôi sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn khi nguồn cung từ các nước thành viên tham gia thị trường Việt Nam. Các sản phẩm thịt nhập ngoại có chất lượng tốt hơn cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp khó khăn.
Bất động sản được dự đoán sẽ nhận nhiều đầu tư của nước ngoài, với nhu cầu lớn như khu công
nghiệp, căn hộ cao cấp, biệt thự, nhà phố hiện đại, cũng như văn phòng cho thuê. Riêng các khu công nghiệp, tác động của CPTPP
sẽ không quá lớn. Trước đây, sự kỳ vọng vào thị trường tiêu thụ khổng lồ từ Mỹ
thúc đẩy các doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư và mở rộng sản xuất, nhưng hiện
nay các dự án này tạm hoãn.
Tác động phân bố thu nhập
Theo Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nghèo năm 2014
là 11,6%, nếu tính bằng tỉ lệ người nghèo theo mức chuẩn nghèo 3,20 $/ngày PPP.
Con số này gần bằng với tỉ lệ 13,5% khi xử dụng mức nghèo quốc gia của Việt
Nam. Ngược lại, nếu sử dụng mức chuẩn nghèo
là 5,50 $/ngày PPP, tỉ lệ nghèo sẽ là 36,3%.
Thay lời kết
CPTPP là cơ hội nhưng cũng tạo nhiều thách thức. Nhiều chuyên gia quan ngại các quy định bảo vệ lao động và môi trường sẽ không được tuân thủ cũng như tình trạng doanh nghiệp bị phá sản sẽ gia tăng vì chưa đủ khả năng cạnh tranh. CPTPP có thể mang lại một số tác động tích cực trong lãnh vực thương mại nhưng phúc lợi thay vì phân chia cho quảng đại dân chúng, thì phần lớn lọt vào túi cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước. Hợp tác, Hội nhập kinh tế là điều kiện tất yếu cho tăng trưởng kinh tế , phát triển thương mại và cải thiện dân sinh. Nhưng tăng trưởng trong 30 năm qua chính sách gọi là "đổi mới" cuả đảng CSVN đã dẫn đến nhiều tai hoạ cho đất nước : tài nguyên cạn kiệt - môi trường bị hủy hoại, và tham nhũng. Một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, công bằng và văn minh chì có thể thừc hiện được trong một chế độ tự do, dân chủ pháp trị.
Vũ Ngọc Yên