Dưới đây là bản dịch thông cáo của
hội Phóng Viên Không Biên Giới ( Reporters Sans Frontières, Paris ) , ngày
23/03, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng
thăm viếng nước Pháp cuối tuần này :
Nhân dịp Tổng Bí Thư đảng CS Việt Nam Nguyễn
Phú Trọng thăm viếng VN từ Chủ Nhật tới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (
Reporters Sans Frontières. RSF) kêu gọi chính phủ Pháp hãy đặt thẳng
những câu hỏi cấm kỵ về hiện trạng thảm hại của quyền tự do ngôn luận tại
VN .
Tổng Bí Thư đảng CS Việt Nam sẽ tới Paris
chủ nhật tới, bắt đầu cuộc thăm viếng 2 ngày theo lời mời của Tổng Thống Pháp
Emmanuel Macron.
Là người đứng đầu quyền hành ở VN,
trên cả chức Chủ tịch nước hay Thủ tướng, ông Trọng là người đầu tiên chịu
trách nhiệm về sự đàn áp tàn bạo ký giả và bloggers từ khi phe cánh của
ông nắm quyền hành trong nội bộ Đảng, năm 2016.
Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng đánh dấu năm thứ 5 chương trình hợp
tác chiến lược giữa Pháp và VN, với mục đích
‘’ tăng cường liên hệ trên mọi địa hạt ‘’ giữa hai quốc gia . Dù vậy, tự do báo chí cho tới nay vẫn bị quên lãng trong hiệp
ước trên.
Daniel Bastard, trưởng phòng Á
Châu-Thái Bình Dương của RSF đặt câu hỏi :
‘’ Kế hoạch hợp tác chiến lược có ý nghĩa gì khi quyền tự do ngôn luận
không được đả động tới ? Chúng tôi chờ đợi chính quyền Pháp đặt những câu
hỏi cấm kỵ dưới đây với Nguyễn Phú Trọng, những câu hỏi mà các ký giả VN đã phải
trả giá bằng sự tự do của họ. :
-Bao giờ VN mới chấm dứt hàng loạt những vụ bắt bớ, những trò hề xử án
các bloggers bắt đầu từ 2016 ?
Trong năm 2017, 20 ký giả đã bị bắt, bị đưa đi trại tập trung, bị án tù 9,
10 hay 14 năm chỉ vì muốn làm nhiệm vụ thông tin. Những phiên toà ban án tù
không bao giờ kéo dài quá 4 giờ. Luật sư bào chữa
bị gạt ra ngoài. Đó là chiến dịch đàn áp báo chí tàn bạo nhất tại VN từ 20 năm
nay
-Chính quyền VN biện minh thế nào về điều kiện giam giữ tệ hại các ký giả
VN ?
Thân nhân của các tù nhân tố cáo tình trạng hết sức khủng khiếp, lao động cưỡng
bách, thiếu thốn thuốc men. Tình trạng sức khỏe của nhiều bloggers, như Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm sa sút một cách đáng ngại. Sức
khỏe tinh thần của những công dân nhà báo VN cũng bị đe dọa bởi chế độ cô lập :
họ bị đày đi ở những nhà tù cách gia đình hàng ngàn cây số.
-Chính quyền VN trả lời thế nào trước lời kêu gọi đình chỉ việc phê chuẩn hiệp ước giao thương giữa VN với Liện Hiệp Âu Châu của các
dân biểu Âu Châu ?
Tháng 12 vừa qua, Quốc hội Âu Châu đã thông qua một quyết nghi khẩn cấp đòi
trả tự do cho các ký giả bị giam cầm trái phép ở VN. Việc phê chuẩn thoả ước tự do trao đổi thương mại giữa VN với Liên Hiệp Âu
Châu lúc đầu dự định sẽ đưọc biểu quyết trong năm 2018 để được thực thi cuối
năm nay. Nhưng nhiều dân biểu đặt vấn đề với việc ký kết một thoả
ước như vậy với một quốc gia, từ mấy tháng nay, đã trở thành một
nước tiêu diệt tự do báo chí tệ hại nhất.
Nhân cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, Phóng Viên Không Biên giới đã đồng
ký với hai tổ chức nhân quyền khác kêu gọi chính phủ Pháp đặt thẳng thắn vấn đề
nhân quyền ở VN.
VN đứng cuối sổ bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới của Phóng Viên
Không Biên giới ( 2017 ), thứ 175 trên 180 quốc gia.