Dù
ngụy biện thế nào đi nữa, hành vi của ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc
phát hành phim của CGV VN, cùng Ban Tuyên Giáo Trung Ương và nay là Bộ Văn Hóa hoặc tham
tiền, hoặc ngu đần, hoặc bị TQ móc nối đều có thể được hiểu là họ không
ngần ngại bán đứng Tổ Quốc. (DQ)
Sự ngu dốt nào
cũng đều phải trả giá, hoặc chúng giả ngu để tiếp tay cho việc chủ quyền biển
đảo trở nên bị xâm hại ngày càng trắng trợn hơn từ kẻ bành trướng.
Bộ phim Điệp
vụ Biển Đỏ, như tôi có bài viết cách đây vài hôm, có nói rõ việc rồi đến khi
Trung Quốc họ đưa ra bản gốc hoặc khẳng định vùng biển đó là ở đâu trên Biển
Đông thì lúc đó tính sao khi Việt Nam đã công chiếu chính phần mà họ muốn được
công khai thừa nhận nhất?
Thì đúng như
vậy, ngay trên trang báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua đã có khẳng định
rất rõ ràng cảnh cuối cùng trong phim Điệp vụ Biển Đỏ là cảnh diễn ra ở vùng
biển của quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chúng vẫn gọi là Nam Sa.
Trong Luật
Biển quốc tế ghi rõ vùng lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ
sở và kế đó là vùng tiếp giáp rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải
hoặc là vùng được mở rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở mà từ đó bề
rộng lãnh hải được đo đạc. Và các tàu khi đi qua lãnh hải phải cắm cờ cũng như
được quyền đi qua vô hại. Nhưng ở đây trong văn bản trả lời của Cục Điện ảnh
(Bộ VHTTDL) khẳng định rằng không thể xác định toạ độ vùng biển diễn ra cảnh
hải quân (cảnh sát biển) của Trung Quốc xua đuổi tàu lạ xâm phạm vào hải phận
của Trung Quốc trên Biển Đông nên không có gì liên quan đến chủ quyền biển đảo.
Thật ngu xuẩn vì không biết gì về Luật Biển quốc tế khi nói “hải phận của Trung
Quốc trên Biển Đông” vì không có thuật ngữ pháp lý này trong Luật quốc tế cũng
như điều này lại được Trung Quốc mong muốn vì đường lưỡi bò 9 đoạn của chúng chiếm
80% diện tích Biển Đông, nơi mà không thể xác lập chủ quyền riêng biệt cho bất
cứ quốc gia nào. Và bọn họ cũng lại hết sức dốt nát khi lý luận cho rằng không
rõ toạ độ vùng diễn ra việc xua đuổi nên không xác định được vùng biển nào để
coi là liên quan đến vấn đề chủ quyền.
Có năm cách
mà chúng có thể thực hiện bành trướng về chủ quyền trên biển đông, bao gồm:
Tuyên truyền (truyền thông), biện pháp tâm lý, pháp lý (đàm phán song phương
hoặc đa phương; kiện tụng), kinh tế (mua bán hay gán nợ) và quân sự hoá (dùng
vũ lực cưỡng đoạt). Và truyền thông đóng vai thường xuyên và quan trọng trong
vấn đề xác nhận về ý chí và thái độ của một nhà nước (dân tộc) đối với chủ
quyền đang tranh chấp.
Mọi sự ngu
dốt đều sẽ phải trả giá rất lớn và đặc biệt đắt. Nên cần cơ quan điều tra vào
cuộc vụ việc vô cùng nghiêm trọng này vì nó đang tiếp tay cho hành vi tuyên
truyền xuyên tạc rất nghiêm trọng về chủ quyền biển đảo mà đang là xung đột,
tranh chấp quyết liệt giữa các quốc gia mà đang ở những thời điểm cực kỳ căng
thẳng và quyết định.
Cái quy
trình khốn nạn đó chỉ có phá hoại đất nước chứ ở đó mà còn lên giọng và lớn
tiếng mà khẳng định đúng quy trình.