Kháng thư phản đối án tử hình tại Việt Nam
của các tổ chức dân sự và chính trị trong và
ngoài nước
06-01-2015
Kính
gởi
- Quý Cơ quan hữu trách Việt Nam.
Đồng kính
gởi
- Quý Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý Cơ quan Nhân quyền Quốc tế
1- Nhận
định
- Kể từ
sau năm 1975, Việt Nam là một trong những quốc gia thi hành án tử hình nhiều
nhất thế giới, vừa đối với các tù binh chiến tranh (thuộc chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa), vừa đối với các tù nhân lương tâm, vừa đối với các tù nhân hình sự.
Rất nhiều trường hợp chết oan vô tội và tất cả đều chết đau thương. Có vô số
tài liệu lẫn lời chứng về vấn đề này. Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt
Nam (trong Báo cáo 2014 sắp công bố), tại VN hiện có 742 người mang án tử chờ
ngày bị hành hình; 162 người bị xử tử trong năm 2014 (cho tới tháng 9);
53 người bị tuyên án tử trong năm 2014 (cho tới tháng 9). Gần đây
lại có một loạt án tử hình được tuyên liên quan đến tham nhũng, cướp bóc, buôn
ma túy, gây xôn xao công luận; và nhiều án tử hình bị cho là tuyên sai trái,
khiến gia đình nhiều năm kêu oan và hiện gây công phẫn cho toàn xã hội, như vụ
Hàn Đức Long (Bắc Giang), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương), Hồ Duy Hải (Long An)…
- Việt
Nam đang theo chế độ độc tài toàn trị, không tam quyền phân lập, hệ thống tư
pháp bị đảng Cộng sản kiểm soát hoàn toàn để bảo vệ đảng. Lại có nạn công an
điều tra ưa lập thành tích hay quen thói bao che, viện kiểm sát và thẩm phán
nhận đút lót hay sợ khuyết điểm, nên thường có những
vụ xét xử bất công, dẫn tới những
sai lầm trầm trọng và có thể đưa đến những bản án tử hình bất chấp sự thật
và công lý, đi ngược các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Ngoài ra, với Nghị
định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 17-12-2013, có hiệu lực từ
1-2-2014, ban phép bắn kẻ bị cho là “có hành vi chống người thi hành công vụ”,
nhằm ngăn ngừa những cuộc nổi dậy ngày càng tăng của nhân dân đòi công lý, và
trước hiện trạng nhiều công dân vô tội bị chết sau khi sa vào tay những công an
có máu bạo hành, công luận thấy rằng bộ máy cầm quyền ngày càng có dấu hiệu trở
nên hung ác man rợ hơn.
- Việc thi hành án tử hình tại VN còn nhiều thể thức vô nhân đạo. Như các tử tù
bị giữ nhiều năm trong cảnh biệt giam, cùm kẹp, kiểu đọa đày nghiệt ngã … khiến
cho họ (và gia đình họ) sống trong khắc khoải khôn cùng, dễ dẫn đến tự tử; như
việc thi hành án bằng súng đạn hay bằng những cách kéo dài cơn hấp hối của tù
nhân khiến họ quằn quại trong đau đớn tột độ (vì các nước EU đã cấm xuất khẩu
các loại thuốc độc chích cho phạm nhân mau chết); như có những bác sĩ được mời
đến nhà tù để chữa bệnh nhưng tới nơi thì bị cưỡng bức tiêm thuốc độc để giúp
thi hành án, khiến trực tiếp phá vỡ các cam kết chuyên môn và đức nghiệp của
họ. Với việc thực thi một pháp chế vô nhân đạo bằng cách thức vô nhân đạo như
thế, VN chắc chắn càng gặp thêm khó khăn về ngoại giao và lãnh thêm thiệt hại
về uy tín. (Đã có nhiều bằng chứng về vấn đề này).
- Nhân loại hiện nay có Ngày Thế giới chống án tử hình (được thiết
lập từ 10-10-2003). Liên Hiệp Quốc, nhiều tổ chức nhân quyền và các
tôn giáo (vốn tự thân chống việc pháp luật tàn hại sinh mạng) đã kêu gọi các
quốc gia mau chóng loại bỏ thứ án ấy, vì đó
là sự vi phạm quyền sống, hạ nhân phẩm, vô nhân
đạovà
bất khả nghịch hồi, như được nêu ra
trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (đ. 3
và 5) và Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị (đ. 6 và 7). Ngoài ra, số lượng các
nước bãi bỏ án tử hình không ngừng gia tăng. Trong số 193 thành viên Liên Hiệp
Quốc thì năm 2012, đã có 150 nước chính thức bãi bỏ hay không thực thi án này
nữa, và tổng cộng 173 nước đã chẳng còn hành quyết ai. (x. RFA 08-11-2013)
2- Tuyên
bố
Từ những
nhận định trên, các tổ chức dân sự và chính trị ký tên dưới đây cực lực phản
đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, vì những lý
do như sau:
a- Quyền
sống của con người (từ lúc tượng hình trong bào thai đến lúc chết tự nhiên) là
quyền tối thượng và cơ bản mà chỉ mình Đấng Tạo Hóa mới có quyền định đoạt và
kết thúc.
b- Công
lý, luật pháp và tòa án là nhằm giữ gìn xã hội trật tự và bảo vệ công dân vô
tội, nhưng cũng nhằm giáo dục các công dân phạm tội, giúp họ hối lỗi và đền bù
(sửa chữa), chứ không nhằm báo oán lên họ và gia đình họ.
c- Án tử
hình do đó biểu hiện sự hung tàn của chế độ, vì là dấu nhà cầm quyền yếu kém
trong điều hành xã hội; và thể hiện sự thất bại của luật pháp, vì mạng
người mất đi thì không thể sửa chữa hậu quả. Ngoài ra, án phạt này chẳng tác
dụng gì trong việc đấu tranh chống tội phạm. Tại các quốc gia bãi bỏ tử hình,
trọng tội không thấy tăng, đang khi tại các quốc gia duy trì tử hình, trọng tội
chẳng hề giảm, mà chỉ suy giảm ý thức tôn quý nhân mạng. Đấy là chưa kể xưa rày
chẳng hệ thống tư pháp nào mà không có lúc sai lầm trong xét xử, khiến nhiều tử
tội đã chết oan.
d- Xã hội
văn minh hiện thời đang có những phương thế ngày càng hữu hiệu hơn để vô hại
hóa những kẻ phạm đại tội mà vẫn tôn trọng nhân phẩm họ và mở ra cơ may cho họ
tự cải tạo, đồng thời chẳng làm tổn hại công ích.
e- Chúng tôi yêu
cầu các cơ quan hữu trách Việt Nam ngưng ngay việc thi hành mọi án tử đã tuyên,
bỏ ngay một số tội tử hình như buôn bán ma túy, in tiền giả (trong số 22 tội)
và sớm sửa đổi Bộ luật Hình sự để án “tử hình” hoàn toàn bị bãi bỏ.
Làm tại
Việt Nam và hải ngoại ngày 06-01-2015
Các tổ chức
dân sự và chính trị đồng ký tên:
Quốc nội
1- Bach Dang Giang
Foundation. Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
2- Con Đường Việt Nam.
Đại diện: Ông Hoàng Văn Dũng.
3- Diễn Đàn Xã hội Dân
sự: Đại diện: Ts Nguyễn Quang A
4- Giáo hội Cao đài
chân truyền. Đại diện: các chánh trị sự Hứa Phi,CTS Kim Lân,CTS Bạch Phụng
5- Giáo hội Liên hữu
Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms. Nguyễn Hoàng Hoa
6- Giáo hội Mennonite
thuần túy. Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
7- Giáo hội PGHH Thuần túy. Đại diện: Cụ Lê Quang Liêm, các ông
Phan Tấn Hòa, Tống Văn Chính, Lê Văn Sóc.
8- Hiệp hội Đoàn kết
Công nông Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Mai
9- Hội Ái hữu Tù nhân
Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
10- Hội Anh em Dân
chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài
11- Hội Bảo vệ Quyền
tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân
12- Hội Bầu bí Tương
thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
13- Hội Phụ Nữ Nhân
Quyền. Đại diện: Bà Trần Thị Nga
14- Hội thánh Chuồng
Bò. Đại diện: Ms Lê Quang Du.
15- Hội Cựu tù Nhân
lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế.
16- Khối Tự do Dân chủ
8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
17- Mạng lưới
Blogger VN. Đại diện: Cô Nguyễn Hoàng Vi.
18- Nhóm Linh mục
Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải
19- Phong trào Liên
đới Dân oan đấu tranh. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
20- Tăng đoàn Giáo hội
Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
21- Văn phòng Công lý
Hòa bình DCCT Sài Gòn: Lm Đinh Hữu Thoại.
Hải ngoại:
1- Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao Đài (Hoa Kỳ). Đại diện: Hiền
tài Nguyễn Thanh Liêm
2- Chương trình Phát thanh Khối 8406 (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Amiee
Hoàng Lam Hương
3- Chương trình Phát thanh Lương tâm Công giáo San Jose USA. Đại
diện Cao Thị Tình
4- Diễn Đàn yểm Trợ Khối 8406 & Phong Trào DCVN (Canada).
Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính
5- Đài Vietnam-Sydney Radio (Úc châu). Đại diện: Bà Bảo Khánh.
6- Hội Pháp Việt Tương Trợ (AFVE Paris). Đại diện: Ông Bùi Xuân
Quang.
7- Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam hải ngoại. Đại diện: Ông
Trương Quốc Việt
8- Khối 1706 (Úc châu). Đại diện: Ông Đoàn Kim
9- Khối 1906 (Úc châu). Đại diện: Ông Trần Hồng Quân
10- Khối 8406 (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Nguyễn Phú
11- Khối 8406 Âu Châu.Đại diện: Ông Nguyễn Phương Đông.
12- Khối 8406 (Úc châu). Đại diện: Ông Nguyễn Quang Duy.
13- Liên mạng truyền
thông Báo Động. Đại diện: Ông Huỳnh Tâm
14- Mạng lưới Nhân quyền VN. Đại diện: Ts Nguyễn Bá Tùng
15- Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân. Đại diện: Bác sĩ Trần Văn Cảo
16- Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại. Đại diện: Ông Phạm
Hồng Lam
17- Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước. Đại diện:
Bà Đặng Thị Danh
18- Radio Toàn Dân Cứu Nước. Đại diện: Bà Trần Thị Hồng Khương
19- Radio - TV - Magazine VN Tự Do (Hoa Kỳ). Đại diện: Gs
Vương Kỳ Sơn.
20- Viện Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Quang
21- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 New Orleans (Hoa Kỳ). Đại diện: Gs
Vương Kỳ Sơn.